Một khám phá quý báu bị lãng quên
Pháo thủ Trần Văn Bường
Cựu CHT/PB Kiêm TMP/HQ/TK/Quảng Đức
Cứ mỗi lần Tháng Tư Đen về nhìn thấy TV chiếu cảnh những chiếc xe tăng Việt Cọng ủi sập cổng Dinh Độc Lập VNCH sau lời đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh, lòng tôi không những mang nổi buồn cay đắng như hầu hết nhân dân sống tại Miền Nam Việt nam trước đây mà còn vấn vương thêm một thắc mắc không nhỏ trong đầu “Phải chăng quân Bắc Việt có thể tiến nhanh như thế một phần không nhỏ là do áp lực của xe tăng địch khiến quân ta phải e ngại, từ đó tinh thần chiến đấu dễ bị suy giảm dẩn đến sự thất bại nhanh chóng, trong đó có những cái chết quá oan uổng không vì đạn đối phương”.
Như nhiều vị đã biết từ năm 1972, tại những mặt trận lớn, ngoài việc xữ dụng pháo binh hạng nặng 130 ly và hỏa tiển 122ly, Việt Cọng thường dùng xe tăng T54 và T79 làm chủ lực chính trong các cuộc tấn công quân ta tại các tỉnh như Kontum, Bình Long, Phước Long v.v...
Lúc bấy giờ chúng ta đã chận đứng được xe tăng địch phần chính là do bom từ phi cơ, mìn bẩy, đặc biệt hơn là do các chiến sĩ bộ binh hay Biệt Kích Dù đã dủng cảm đánh đổi mạng sống quý báo của mình tiến gần tăng địch trong vòng một trăm thước mới hạ chúng bằng hỏa tiển cầm tay M72.
Nhưng vào cuối năm 1973, Việt Cọng cứ tưởng bở như trước, chúng tiếp tục áp dụng chiến thuật cũ ‘tiền thiết giáp hậu bộ binh’ tại chiến trường Buprang - Bubong (Chi khu Kiến Đức,tỉnh Quảng Đưc) thì bị đạn khói pháo binh ta tiêu diệt một cách không khó.
Số là, vào một buổi sáng tháng 12 năm 1973, sau khi Việt Cọng dùng đặc công đánh chiếm căn cứ Buprang xong, thừa thắng xông lên, chúng dùng tăng T54 tiến đến đồn Bubong cách đó chừng vài cây số đường chim bay. Xe tăng chúng tiến một cách tự tin thoải mái như chỗ không người. Tại đồn này hiện có hai khẩu pháo binh 105 ly do Trung úy Nguyễn Văn Năm người Bến Tre, Khóa 4/68 Thủ Đức điều khiển, được chi đội thiết vận xa M113 bảo vệ. Khi thấy đòan tăng T54 của địch đang hùng hổ lù lù tiến về hướng mình,trung úy Năm cho các khẩu đại bác hạ nòng song song với mặt đất chờ tăng địch vào trong tầm đạn đạo sẽ khai hỏa.
Đúng như dự định, khi những chiếc tăng dẩn đầu của chúng lọt vào trong tầm trực xạ của đại bác 105ly ( từ 1750 thước trở lại), đơn vị anh đã bắn thẳng trúng xe tăng địch bằng những loại đầu đạn nổ chạm và xuyên phá. Tưởng tăng địch sẽ hết cựa quạy khi trúng đạn nổ pháo binh, nào ngờ chúng lại tiếp tục tiến tới. Trước tình thế bất lực của đạn nổ đó giọng anh Năm hơi hốt hoảng phát ra từ máy truyền tin tại trung tâm hành quân Tiểu Khu Quảng Đức …“tăng địch bị trúng đạn nhưng chúng bị khự nhẹ một chút rồi lại tiếp tục chạy tới thẩm quyền ơi!”.
Khi nghe báo cáo như vậy, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật xoay ngang nhìn phản ứng của tôi. Sau mấy giây đồng hồ suy nghỉ …’nếu đạn khói pháo binh không diệt được tăng địch thì ít ra cũng gây thương tích cho quân địch trong hoặc trên xe’ bằng chất lân tinh (phospho) chứa sẵn’. Tôi liền ra lệnh anh Năm “hảy nạp đạn khói vào bắn cho tôi”. Thế rồi chừng hơn một phút sau, từ loa truyền tin phát ra những tiếng reo hò mừng rở của người anh hùng trung úy pháo binh Nguyễn Văn Năm… ” hai chiếc tăng địch đi đầu bị trúng đạn khói phà lửa nằm tại chỗ rồi, còn đòan xe tăng phía sau sợ đâm đầu chạy lủi vào rừng thông gần đó”.
Trước kết quả bất ngờ đó mọi người có mặt trong phòng đều vui mừng phấn khởi. Như vậy, tình cờ mình đã khám phá ra được “đạn khói pháo binh là khắc tinh của xe tăng địch” mà trong binh thư Pháp, Mỹ, Việt chưa từng thấy đề cập đến. Rất tiếc trong khi lính pháo binh hớn hở lọi trừ được tăng địch không khó thì người bạn bảo vệ đơn vị anh nhận thấy lực lượng ta quá yếu so với xe tăng địch nên thúc giục đơn vị pháo binh phải rút; nếu không sẽ bỏ lại. Chúng ta đều biết nhiệm vụ chính của pháo binh là yễm trợ đơn vị bạn còn trực tiếp chiến đấu thường là ở thế bất khả kháng. Vì không thể thuyết phục được đơn vị bảo vệ mình cùng ở lại chiến đấu, anh Năm đành phải ngậm ngùi uất ức rời bỏ đồng đội mình tại căn cứ Buprang (trong đó có trung tá Trương Sơn tiểu khu phó tỉnh Quảng Đức, trung tá Khâm tiểu khu phó tỉnh Khánh Hòa và th/tá Nguyễn Hữu Nghĩa CHT/PB/TK/QĐức) bỏ luôn cả hai khẩu đại bác từng bảo vệ quân bạn và bảo vệ cho chính mình, tháp tùng đòan thiết vận xa…rút…, mang theo bao niềm uẩn khúc (nuối tiếc).
Hơn nửa giờ sau, khi sương mù đã tan nơi vùng cao nguyên ‘khỉ ho cò gáy’ này; quan sát viên phi cơ vừa vào vùng cho biết có hai xe tăng địch phơi xác tại trận. Khoảng 9 giờ sáng hôm đó Bộ Chỉ Huy nhẹ tiền phương của SĐ23/BB được trực thăng vận đến TK/QĐ trong đó có Trung tá Đặng Nguyên Phả, CHT/PB/SĐ23BB chắc chắn được biết sự kiện này. Rất tiếc sau đó quân ta không thể tái chiếm lại nơi này nên không biết hiệu quả chính xác của đạn khói pháo binh “giết” xe tăng địch như thế nào. Xin nói rỏ hôm đó Đại tá Nguyễn Trọng Luật là chỉ huy trưởng tiền phương của QĐII còn kẻ viết bài này là sĩ quan phối hợp hỏa lực pháo binh QĐII. Chừng hơn tuần lễ sau, đại tá Nguyễn Trọng Luật nhận chức tỉnh trưởng Đặc Lắc ( đầu tháng giêng năm 1974 ).
Giửa tháng 1/1974, trước mặt trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Chỉ Huy Trưởng PB/QL/VNCH, tôi đã trình bày diển tiến trận đánh hôm đó và xác nhận “đạn khói pháo binh trị được xe tăng địch” và cho biết có nhiều sĩ quan khác đã chứng kiến sự kiện này. Không biết sau đó BCH/PB/QLVNCH có ra văn thư về việc phải xữ dụng đạn khói pháo binh bắn tăng địch cho tòan quân ta biết hay không; mà mải đến ngày 25 (26) tháng 3/1975 trên đường rút quân khỏi tiểu khu Quảng Đức tới Lâm Đồng rồi Đà Lạt, Nha Trang (29/3/75)… tôi mới vở lẻ ra là nhiều đơn vị ta (nếu không nói là hầu hết) chẳng hay biết gì về việc ‘đạn khói pháo binh trị tăng địch’.
Điển hình, sáng ngày 25 hay 26/3/1975, sau khi rời Quảng Đức tới Lâm Đồng tôi được lệnh đem quân vào cùng phòng thủ phi trường Lâm Đồng với đơn vị ĐFQ/LĐ đang có mặt tại đây. Vừa tới cổng phi trường tôi rất ngạc nhiên thấy đơn vị ĐFQ này từ trong phi đạo hốt hoảng chạy ra cho biết xe tăng địch đang tiến gần tới đầu phi đạo. Tôi cố gắng ngăn cản họ và nói “tăng địch thì có đan khói pháo binh trị chứ sợ gì”.
Tôi cố gắng trấn an họ nhưng họ không tin (?) nên cứ cho xe chở đầy lính tiếp tục chạy ra khỏi cổng. Phải chăng tôi không phải là cấp chỉ huy trực tiếp của họ nên họ không tuân lệnh. Lúc bấy giờ tình hình Lâm Đồng phố sá vẫn đẹp vẫn yên lặng không nghe thấy tiếng súng nào nổ. (Đại úy Nguyễn Duy Hinh, xử lý thường vụ CHT/TTTV/QĐ đi cùng tôi suốt cuộc rút quân (ơng Hinh đang sống tại Houston) đứng cạnh tôi lúc đó biết việc này. Ngoài ra muốn biết thêm chi tiết xin xem bài ‘Cuộc rút quân tỉnh Quảng Đức’ cùng một tác giả được đăng trên Đặc San Hội Cựu Quân Cán Chính Bình Thuận, Đặc San Pháo Binh hải ngoại ( Đạn khói PB) và nhiều tờ báo khác từ năm 2008 hay “search” trên google… ).
Ngược lại với tinh thần e sợ xe tăng địch nóí trên, tôi xin nêu lên trường hợp của trung úy pháo binh Nguyễn Văn Năm, người từng hạ xe tăng địch. Ngày quận Đức Lập bị tấn Công (chủ nhật 9/3/1975) (tức trước Banmethuoc một ngày), đơn vị anh đóng tại căn cứ Dorris sát quốc lộ 14 giáp với tỉnh Banmethuoc và cách chi khu Đức Lập 14 cây số, ngoài tầm yễm trợ của pháo binh 105 ly.
Nguyên rạng sáng ngày 9/3/1975, Cọng quân bắt đầu đánh quận Đức Lập (QĐ) bằng đủ loại đạn pháo và hỏa tiển; hầu như chúng làm chủ tình hình tại quận này kể cả căn cứ Núi Lửa, ngoài trừ bộ chỉ huy chi khu của trung tá Nguyễn Cao Vực còn cầm cự lại chúng. Mãi tới trưa anh Năm mới liên lạc được tôi khi chiếc trực thăng C&C tôi đang trên vùng trời đơn vị anh (thường BCH/TK/QĐ muốn liên lạc với anh phải nhờ trung gian đặt tại căn cứ Núi Lửa mà lúc ấy căn cứ này đã thất thủ). Khi liên lạc được tôi, anh yêu cầu tôi quan sát dùm hướng Bắc anh hình như có tiếng xe tăng địch di chuyển và thêm câu “chúng nó muốn chết hay sao mà dám vào đây ban ngày”. Tôi nói phi cơ trưởng thỏa mãn lời yêu cầu của anh nhưng sau khi bay một vòng quan sát chẳng thấy gì phi cơ quay về lại tiểu khu với lý do hết xăng.
Thuật lại hơi dài dòng như trên không ngoài mục đích để quý vị thấy tinh thần chiến đấu giửa hai đơn vị trên khác nhau: Một đằng rất vững tâm khi biết quân ta có vũ khí trừ tăng, ngược lại đằng khác (Lâm Đồng) khi nghe đến tăng địch là e ngại khiến tinh thần chiến đâu sút giảm vì không biết ta có bửu bối chống tăng địch.
Không hiểu BCH/PB/VNCH không phổ biến rộng rãi cho toàn thể quân lực VNCH hay các cấp chỉ huy liên hệ khác biết điều này để ít ra, nếu không có dịp trực tiếp dùng đạn khói pháo binh diệt tăng địch thì không đến nổi phải sa sút tinh thần khi nghe hơi hám xe tăng đich. Hay là các cấp chỉ huy liên hệ được biết văn thư này nhưng vì không phải chính họ tai nghe mắt thấy nên không quan tâm đến! Nếu nghi ngờ tại sao không kiểm chứng lại những nhân chứng tại hiện trừơng hay thí nghiệm thực tế ra sao? Lúc bấy giờ quân ta đã có vài xe tăng đich bị bắt sống rồi. Những vị sĩ quan cao cấp nói trên có mặt tại hiện trường nay vẫn còn đó.
Dù biết rằng Miền Nam Việt Nam bị sụp đỗ nhanh chóng vào tháng tư năm 1975 là do người bạn đồng minh khổng lồ đã chủ tâm đánh đổi đất nước này cho Nga Tàu; nhưng với chúng ta, thành phần chỉ huy khá cao trong chính quyền không thể trốn tránh trách nhiệm về những khía cạnh nào đó. Về mặt quân sự, nếu các cấp cao trong quân đội biết quân mình có ‘bửu bối’ diệt tăng không khó mà không thông báo cho toàn quân ta biết hầu giữ vững tinh thần chiến đấu khi gặp tăng địch, hay ít ra cũng không nao núng vì xe tăng địch.
Chính vì không được biết ta có “đạn khói pháo binh diệt được xe tăng địch” nên tinh thần chiến đấu bị giảm sút khi biết có xe tăng địch xuất hiện, đưa đến những cái chết tức tưởi oan nghiệt trong cuộc rút quân 30/4/1975.
Phải chăng thượng cấp đã vô tình hay cố ý coi thường không quan tâm đến những kinh nghiệm xương máu của thuộc cấp trình bày về việc dùng đạn khói chống tăng của pháo binh ta. Mãi đến nay tôi không biết đã có pháo thủ nào dùng đạn khói pháo binh bắn trúng xe tăng địch mà chúng vẫn còn hoạt động!
Pháo thủ Trần Văn Bường
Pháo thủ Trần Văn Bường
Cựu CHT/PB Kiêm TMP/HQ/TK/Quảng Đức
Cứ mỗi lần Tháng Tư Đen về nhìn thấy TV chiếu cảnh những chiếc xe tăng Việt Cọng ủi sập cổng Dinh Độc Lập VNCH sau lời đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh, lòng tôi không những mang nổi buồn cay đắng như hầu hết nhân dân sống tại Miền Nam Việt nam trước đây mà còn vấn vương thêm một thắc mắc không nhỏ trong đầu “Phải chăng quân Bắc Việt có thể tiến nhanh như thế một phần không nhỏ là do áp lực của xe tăng địch khiến quân ta phải e ngại, từ đó tinh thần chiến đấu dễ bị suy giảm dẩn đến sự thất bại nhanh chóng, trong đó có những cái chết quá oan uổng không vì đạn đối phương”.
Như nhiều vị đã biết từ năm 1972, tại những mặt trận lớn, ngoài việc xữ dụng pháo binh hạng nặng 130 ly và hỏa tiển 122ly, Việt Cọng thường dùng xe tăng T54 và T79 làm chủ lực chính trong các cuộc tấn công quân ta tại các tỉnh như Kontum, Bình Long, Phước Long v.v...
Lúc bấy giờ chúng ta đã chận đứng được xe tăng địch phần chính là do bom từ phi cơ, mìn bẩy, đặc biệt hơn là do các chiến sĩ bộ binh hay Biệt Kích Dù đã dủng cảm đánh đổi mạng sống quý báo của mình tiến gần tăng địch trong vòng một trăm thước mới hạ chúng bằng hỏa tiển cầm tay M72.
Nhưng vào cuối năm 1973, Việt Cọng cứ tưởng bở như trước, chúng tiếp tục áp dụng chiến thuật cũ ‘tiền thiết giáp hậu bộ binh’ tại chiến trường Buprang - Bubong (Chi khu Kiến Đức,tỉnh Quảng Đưc) thì bị đạn khói pháo binh ta tiêu diệt một cách không khó.
Số là, vào một buổi sáng tháng 12 năm 1973, sau khi Việt Cọng dùng đặc công đánh chiếm căn cứ Buprang xong, thừa thắng xông lên, chúng dùng tăng T54 tiến đến đồn Bubong cách đó chừng vài cây số đường chim bay. Xe tăng chúng tiến một cách tự tin thoải mái như chỗ không người. Tại đồn này hiện có hai khẩu pháo binh 105 ly do Trung úy Nguyễn Văn Năm người Bến Tre, Khóa 4/68 Thủ Đức điều khiển, được chi đội thiết vận xa M113 bảo vệ. Khi thấy đòan tăng T54 của địch đang hùng hổ lù lù tiến về hướng mình,trung úy Năm cho các khẩu đại bác hạ nòng song song với mặt đất chờ tăng địch vào trong tầm đạn đạo sẽ khai hỏa.
Đúng như dự định, khi những chiếc tăng dẩn đầu của chúng lọt vào trong tầm trực xạ của đại bác 105ly ( từ 1750 thước trở lại), đơn vị anh đã bắn thẳng trúng xe tăng địch bằng những loại đầu đạn nổ chạm và xuyên phá. Tưởng tăng địch sẽ hết cựa quạy khi trúng đạn nổ pháo binh, nào ngờ chúng lại tiếp tục tiến tới. Trước tình thế bất lực của đạn nổ đó giọng anh Năm hơi hốt hoảng phát ra từ máy truyền tin tại trung tâm hành quân Tiểu Khu Quảng Đức …“tăng địch bị trúng đạn nhưng chúng bị khự nhẹ một chút rồi lại tiếp tục chạy tới thẩm quyền ơi!”.
Khi nghe báo cáo như vậy, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật xoay ngang nhìn phản ứng của tôi. Sau mấy giây đồng hồ suy nghỉ …’nếu đạn khói pháo binh không diệt được tăng địch thì ít ra cũng gây thương tích cho quân địch trong hoặc trên xe’ bằng chất lân tinh (phospho) chứa sẵn’. Tôi liền ra lệnh anh Năm “hảy nạp đạn khói vào bắn cho tôi”. Thế rồi chừng hơn một phút sau, từ loa truyền tin phát ra những tiếng reo hò mừng rở của người anh hùng trung úy pháo binh Nguyễn Văn Năm… ” hai chiếc tăng địch đi đầu bị trúng đạn khói phà lửa nằm tại chỗ rồi, còn đòan xe tăng phía sau sợ đâm đầu chạy lủi vào rừng thông gần đó”.
Trước kết quả bất ngờ đó mọi người có mặt trong phòng đều vui mừng phấn khởi. Như vậy, tình cờ mình đã khám phá ra được “đạn khói pháo binh là khắc tinh của xe tăng địch” mà trong binh thư Pháp, Mỹ, Việt chưa từng thấy đề cập đến. Rất tiếc trong khi lính pháo binh hớn hở lọi trừ được tăng địch không khó thì người bạn bảo vệ đơn vị anh nhận thấy lực lượng ta quá yếu so với xe tăng địch nên thúc giục đơn vị pháo binh phải rút; nếu không sẽ bỏ lại. Chúng ta đều biết nhiệm vụ chính của pháo binh là yễm trợ đơn vị bạn còn trực tiếp chiến đấu thường là ở thế bất khả kháng. Vì không thể thuyết phục được đơn vị bảo vệ mình cùng ở lại chiến đấu, anh Năm đành phải ngậm ngùi uất ức rời bỏ đồng đội mình tại căn cứ Buprang (trong đó có trung tá Trương Sơn tiểu khu phó tỉnh Quảng Đức, trung tá Khâm tiểu khu phó tỉnh Khánh Hòa và th/tá Nguyễn Hữu Nghĩa CHT/PB/TK/QĐức) bỏ luôn cả hai khẩu đại bác từng bảo vệ quân bạn và bảo vệ cho chính mình, tháp tùng đòan thiết vận xa…rút…, mang theo bao niềm uẩn khúc (nuối tiếc).
Hơn nửa giờ sau, khi sương mù đã tan nơi vùng cao nguyên ‘khỉ ho cò gáy’ này; quan sát viên phi cơ vừa vào vùng cho biết có hai xe tăng địch phơi xác tại trận. Khoảng 9 giờ sáng hôm đó Bộ Chỉ Huy nhẹ tiền phương của SĐ23/BB được trực thăng vận đến TK/QĐ trong đó có Trung tá Đặng Nguyên Phả, CHT/PB/SĐ23BB chắc chắn được biết sự kiện này. Rất tiếc sau đó quân ta không thể tái chiếm lại nơi này nên không biết hiệu quả chính xác của đạn khói pháo binh “giết” xe tăng địch như thế nào. Xin nói rỏ hôm đó Đại tá Nguyễn Trọng Luật là chỉ huy trưởng tiền phương của QĐII còn kẻ viết bài này là sĩ quan phối hợp hỏa lực pháo binh QĐII. Chừng hơn tuần lễ sau, đại tá Nguyễn Trọng Luật nhận chức tỉnh trưởng Đặc Lắc ( đầu tháng giêng năm 1974 ).
Giửa tháng 1/1974, trước mặt trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Chỉ Huy Trưởng PB/QL/VNCH, tôi đã trình bày diển tiến trận đánh hôm đó và xác nhận “đạn khói pháo binh trị được xe tăng địch” và cho biết có nhiều sĩ quan khác đã chứng kiến sự kiện này. Không biết sau đó BCH/PB/QLVNCH có ra văn thư về việc phải xữ dụng đạn khói pháo binh bắn tăng địch cho tòan quân ta biết hay không; mà mải đến ngày 25 (26) tháng 3/1975 trên đường rút quân khỏi tiểu khu Quảng Đức tới Lâm Đồng rồi Đà Lạt, Nha Trang (29/3/75)… tôi mới vở lẻ ra là nhiều đơn vị ta (nếu không nói là hầu hết) chẳng hay biết gì về việc ‘đạn khói pháo binh trị tăng địch’.
Điển hình, sáng ngày 25 hay 26/3/1975, sau khi rời Quảng Đức tới Lâm Đồng tôi được lệnh đem quân vào cùng phòng thủ phi trường Lâm Đồng với đơn vị ĐFQ/LĐ đang có mặt tại đây. Vừa tới cổng phi trường tôi rất ngạc nhiên thấy đơn vị ĐFQ này từ trong phi đạo hốt hoảng chạy ra cho biết xe tăng địch đang tiến gần tới đầu phi đạo. Tôi cố gắng ngăn cản họ và nói “tăng địch thì có đan khói pháo binh trị chứ sợ gì”.
Tôi cố gắng trấn an họ nhưng họ không tin (?) nên cứ cho xe chở đầy lính tiếp tục chạy ra khỏi cổng. Phải chăng tôi không phải là cấp chỉ huy trực tiếp của họ nên họ không tuân lệnh. Lúc bấy giờ tình hình Lâm Đồng phố sá vẫn đẹp vẫn yên lặng không nghe thấy tiếng súng nào nổ. (Đại úy Nguyễn Duy Hinh, xử lý thường vụ CHT/TTTV/QĐ đi cùng tôi suốt cuộc rút quân (ơng Hinh đang sống tại Houston) đứng cạnh tôi lúc đó biết việc này. Ngoài ra muốn biết thêm chi tiết xin xem bài ‘Cuộc rút quân tỉnh Quảng Đức’ cùng một tác giả được đăng trên Đặc San Hội Cựu Quân Cán Chính Bình Thuận, Đặc San Pháo Binh hải ngoại ( Đạn khói PB) và nhiều tờ báo khác từ năm 2008 hay “search” trên google… ).
Ngược lại với tinh thần e sợ xe tăng địch nóí trên, tôi xin nêu lên trường hợp của trung úy pháo binh Nguyễn Văn Năm, người từng hạ xe tăng địch. Ngày quận Đức Lập bị tấn Công (chủ nhật 9/3/1975) (tức trước Banmethuoc một ngày), đơn vị anh đóng tại căn cứ Dorris sát quốc lộ 14 giáp với tỉnh Banmethuoc và cách chi khu Đức Lập 14 cây số, ngoài tầm yễm trợ của pháo binh 105 ly.
Nguyên rạng sáng ngày 9/3/1975, Cọng quân bắt đầu đánh quận Đức Lập (QĐ) bằng đủ loại đạn pháo và hỏa tiển; hầu như chúng làm chủ tình hình tại quận này kể cả căn cứ Núi Lửa, ngoài trừ bộ chỉ huy chi khu của trung tá Nguyễn Cao Vực còn cầm cự lại chúng. Mãi tới trưa anh Năm mới liên lạc được tôi khi chiếc trực thăng C&C tôi đang trên vùng trời đơn vị anh (thường BCH/TK/QĐ muốn liên lạc với anh phải nhờ trung gian đặt tại căn cứ Núi Lửa mà lúc ấy căn cứ này đã thất thủ). Khi liên lạc được tôi, anh yêu cầu tôi quan sát dùm hướng Bắc anh hình như có tiếng xe tăng địch di chuyển và thêm câu “chúng nó muốn chết hay sao mà dám vào đây ban ngày”. Tôi nói phi cơ trưởng thỏa mãn lời yêu cầu của anh nhưng sau khi bay một vòng quan sát chẳng thấy gì phi cơ quay về lại tiểu khu với lý do hết xăng.
Thuật lại hơi dài dòng như trên không ngoài mục đích để quý vị thấy tinh thần chiến đấu giửa hai đơn vị trên khác nhau: Một đằng rất vững tâm khi biết quân ta có vũ khí trừ tăng, ngược lại đằng khác (Lâm Đồng) khi nghe đến tăng địch là e ngại khiến tinh thần chiến đâu sút giảm vì không biết ta có bửu bối chống tăng địch.
Không hiểu BCH/PB/VNCH không phổ biến rộng rãi cho toàn thể quân lực VNCH hay các cấp chỉ huy liên hệ khác biết điều này để ít ra, nếu không có dịp trực tiếp dùng đạn khói pháo binh diệt tăng địch thì không đến nổi phải sa sút tinh thần khi nghe hơi hám xe tăng đich. Hay là các cấp chỉ huy liên hệ được biết văn thư này nhưng vì không phải chính họ tai nghe mắt thấy nên không quan tâm đến! Nếu nghi ngờ tại sao không kiểm chứng lại những nhân chứng tại hiện trừơng hay thí nghiệm thực tế ra sao? Lúc bấy giờ quân ta đã có vài xe tăng đich bị bắt sống rồi. Những vị sĩ quan cao cấp nói trên có mặt tại hiện trường nay vẫn còn đó.
Dù biết rằng Miền Nam Việt Nam bị sụp đỗ nhanh chóng vào tháng tư năm 1975 là do người bạn đồng minh khổng lồ đã chủ tâm đánh đổi đất nước này cho Nga Tàu; nhưng với chúng ta, thành phần chỉ huy khá cao trong chính quyền không thể trốn tránh trách nhiệm về những khía cạnh nào đó. Về mặt quân sự, nếu các cấp cao trong quân đội biết quân mình có ‘bửu bối’ diệt tăng không khó mà không thông báo cho toàn quân ta biết hầu giữ vững tinh thần chiến đấu khi gặp tăng địch, hay ít ra cũng không nao núng vì xe tăng địch.
Chính vì không được biết ta có “đạn khói pháo binh diệt được xe tăng địch” nên tinh thần chiến đấu bị giảm sút khi biết có xe tăng địch xuất hiện, đưa đến những cái chết tức tưởi oan nghiệt trong cuộc rút quân 30/4/1975.
Phải chăng thượng cấp đã vô tình hay cố ý coi thường không quan tâm đến những kinh nghiệm xương máu của thuộc cấp trình bày về việc dùng đạn khói chống tăng của pháo binh ta. Mãi đến nay tôi không biết đã có pháo thủ nào dùng đạn khói pháo binh bắn trúng xe tăng địch mà chúng vẫn còn hoạt động!
Pháo thủ Trần Văn Bường