Pages

Monday, May 28, 2012

Mày là Ai ...






Mày là ai sao ngụy danh "giải phóng"
Cướp Miền Nam ... tắm máu cả quê hương
Gieo tóc tang ba mươi bảy năm trường
Để xây dựng cái thiên đường quái đản.

Mày là ai ... hỡi những thằng cộng sản
Một lũ người theo chủ nghĩa "tam vô"
Ác với dân và phá nát cơ đồ
Một tư tưởng của già Hồ dâm, ác.

Mày là ai sao tôn thờ Lê, Mác
Hai tội đồ của chủ nghĩa bất nhân
Mày tôn thờ lủ quỷ đỏ vô thần
Sống bằng máu của dân lành vô tội.

Mày là ai sao gian mồm vô sản
Lũ gian manh cướp tài sản người dân
Làm "cách mạng" biến cái đảng vô thần
Thành một lũ hung thần tư bản đỏ.

Mày là ai sao dã man tàn ác
Đánh người dân đòi "Dân Chủ-Tự Do"
Xích xiềng dân như heo, chó, trâu, bò
Trong ngục tối co ro nhìn máu đổ.

Mày là ai ... phải chăng loài quỷ đỏ
Bắn giết dân chống lũ giặc ngoại xâm
Chỉ Hán gian mới đành đoạn nhẫn tâm
Ra tay giết những người dân yêu nước.

Mày là ai sao hung hăng tàn ác
Cướp đất dân và đánh đập dã man
Lũ công an độc ác và hung tàn
Lũ chó săn côn đồ bảo vệ đảng.

Mày là ai sao cúi đầu hèn nhát
Trước giặc Tàu đang xâm chiếm quê hương
Có phải chăng mày là lũ bạo cường
Đang từng bước dâng quê hương cho giặc.

Mày là ai sao bán dần đất, biển
Bán quê hương, xương máu của tiền nhân
Mày đúng là lũ quỷ đỏ vô thần
Chỉ biết đảng quang vinh nhờ tham nhũng.

Mày là ai sao bán dâm gái Việt
Bán sự đời cho thiên hạ muôn phương
Ôi quê hương, gái "gọi" khắp nẻo đường
Đảng huênh hoang ... đấy thiên đường cộng sản.

Mày là ai ... lũ "đỉnh cao trí tuệ"
Đỉnh cao gì ... đất nước lắm dân oan
Trí tuệ chi ... quê hương nát điêu tàn
Ôi trí tuệ, đỉnh cao toàn tham nhũng.

May 24, 2012
Hoàng Nhật Thơ

Saturday, May 26, 2012

Ngày Thương Binh !



“Bây giờ tướng, tá, úy, con lai, sở Mỹ, H.O., vượt biển, ‘cải tạo’ ai cũng ra đi nước ngoài. Chỉ còn lại những thương phế binh, cô nhi quả phụ và sau cùng là tử sĩ. Xin đừng quên chúng tôi, đã 25 năm rồi.” Ðây là những lời kêu gọi thống thiết trích trong bản báo cáo của Thương Phế Binh-Biệt Khu Thủ Ðô đưa ra năm 1999. Mười một năm sau, bây giờ đã là năm 2010, đã có biết bao nhiêu thương phế binh đã qua đời trong ngậm ngùi, xót xa, mang mặc cảm của những người hoàn toàn bị bỏ quên. Ðơn vị, chiến hữu, các chỉ huy bây giờ ở đâu? Huy chương, tưởng lục và những lời khen tặng, những lá thư hậu phương, tình nghĩa em gái thăm tiền đồn, những lời nhạc ve vuốt, những vòng hoa chiến thắng còn lại những gì cho hôm nay.
“Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè,” nhưng khi rút lui khỏi chiến trường, cấp chỉ huy rời bỏ đơn vị, chúng ta đã bỏ lại hàng chục nghìn thương binh trên quê hương, có khác chi bỏ anh em đang chảy máu lại giữa vùng đất địch. Khi kẻ thắng trận thu dọn chiến trường, những người thương binh này nếu không nhận được “phát súng ân huệ” để có được cái chết tức thì, khỏi chịu đựng những nỗi đau đớn thì cũng chịu mang vết thương tật, không hề được cứu chữa. Trong cuộc sống còn ngút lửa hận thù, đối xử phân biệt, sự sống của người thương binh cũng như là xác chết còn hơi thở, trong khi người lành lặn còn bị khinh miệt, cuộc sống vất vả thì người phế tật, đi đứng khó khăn chỉ còn là kiếp sống thừa mang gánh nặng cho những người thân thuộc trong gia đình.
Chúng ta đi gọi là “mang theo quê hương” nhưng bỏ lại biết bao anh em, bạn bè chiến hữu. Họ nhìn theo bước đi của chúng ta may mắn được ra khỏi nước và nhìn lại hoàn cảnh mình, chấp nhận với số phận ngặt nghèo nhưng vẫn còn đặt niềm tin vào những người một thời đã là chiến hữu, một thời sống chết có nhau. Việc ra đi của hằng triệu người vượt biển, bảo lãnh, bán chính thức, con lai, H.O. đã gây ra nhiều tâm lý thất vọng cho những người không đủ điều kiện, nhất là cho thành phần thương binh, giờ đây trọn đời đành sống trong hoàn cảnh tăm tối vô vọng. Nhiều người đã lập luận cho rằng một thương binh mù hai mắt, hay cụt hai chân chắc hẳn đáng thương và xứng đáng để được người Hoa Kỳ cưu mang hơn là một sĩ quan ở tù “cải tạo” ba hay bốn năm. Nhưng trong hoàn cảnh này, chúng ta làm gì hơn được.
Vài năm sau khi miền Nam mất, các chiến hữu, tù nhân “cải tạo” đang nằm trong nhà tù và nhân dân miền Nam mong chúng ta trở về quang phục lại quê hương, giải thoát cho họ khỏi cảnh nô lệ lầm than. Nhưng chuyện ấy không bao giờ thực hiện được. Các chiến hữu của chúng ta ở lại mong các đàn anh, các tướng lãnh, các vị chỉ huy cũ có cơ hội may mắn ra đi, sẽ nghĩ lại tình đồng đội, chiến hữu để tìm cách giúp đỡ cho họ, như là một niềm an ủi cuối đời cho những người thiếu may mắn. Nhưng chúng ta đã làm gì để đáp ứng với lòng mong đợi ấy? Từ năm 1975 đến nay, ở hải ngoại chúng ta chưa thấy một tướng lãnh hay một sĩ quan cao cấp nào có lời kêu gọi hay hành động cụ thể gọi là “không quên anh em, không bỏ bạn bè,” mà chỉ đóng vai dự khán bên lề, coi mình như người ngoại cuộc.
Trong một bức thư chân tình cách đây vài năm trong mục “Chuyện Trò Cùng Ðồng Ðội” trên báo Người Việt, một thương binh VNCH trong một bức thư gọi là gửi các niên trưởng đã than thở rằng các anh rất vui mừng khi thấy các niên trưởng ra khỏi nhà tù, lại vui hơn khi thấy các niên trưởng được xuất ngoại, hy vọng họ sẽ làm một điều gì đó cho đất nước và cho đồng đội, nhưng quả là đau lòng khi ngày nay, lại thấy các niên trưởng trở về ăn chơi, hưởng thụ bên cạnh những cảnh đời khổ đau đen tối của những đồng đội cũ. Trong hàng chục nghìn lượt về nơi chốn mà ngày trước các anh đã bươn bả ra đi, đã có mấy ai nghĩ chuyện viếng san sẻ chút vật chất hay cho một đồng đội thương binh ngày trước hoặc bỏ chút thì giờ thăm viếng, thắp nén nhang trước mồ tử sĩ tại Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa. Cùng là đồng đội, chúng ta là những kẻ may mắn đối với người bất hạnh, chúng ta là kẻ nhanh chân đối với người chậm chân ở lại, còn cư xử với nhau như thế, mong gì ở những kẻ chiến thắng lòng thương xót hay sự đối xử công bằng, không phân biệt đối với người chiến bại cụt què.
Những cố gắng của đồng bào hải ngoại ở khắp nơi cố gắng san sẻ cho thương binh ở quê nhà, từ một buổi cơm gây quỹ cho đến một buổi trình diễn văn nghệ, không hấp dẫn và kiếm tiền dễ dàng bằng một buổi gây quỹ của một người từ trong nước ra như trường hợp Tim-Aline Rebeaud hay các cuộc gây quỹ cho nạn nhân bão lụt. Những mùa từ thiện ở hải ngoại luôn luôn là nỗi vui mừng, không phải chỉ đối với các nạn nhân mà còn đối vối nhà cầm quyền Cộng Sản vì chúng ta chia công việc với họ, trong khi thương binh VNCH không bao giờ là mục tiêu cứu trợ của bất cứ một cơ quan nào dưới chế độ Cộng Sản.
Những buổi ca nhạc ngoài trời nhắm mục đích gây quỹ giúp thương binh trong mấy năm gần đây, tuy số tiền thu được mỗi năm khá cao, nhưng so với số tiền gởi về qua hàng trăm hội đoàn gọi là bác ái của người ngoài nước giúp người khó khăn trong nước, chỉ là con số nhỏ nhoi, khiêm nhường. Số tiền năm chục hay một trăm đô la đến với người thương binh bất hạnh chỉ là cơn gió “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.” Ba mươi lăm năm nay, người thương binh trẻ nhất cũng đã 55 tuổi, những người già đã qua đời hay bệnh hoạn, tất cả đều mang mặc cảm bị bỏ rơi sau cuộc chiến. Một người tàn tật què cụt đã đáng thương, một người lính hy sinh một phần thân thể trong lúc chiến đấu không những để cho chúng ta đem lòng thương hại mà còn cho chúng ta sự kính trọng và mang ơn.
Ba mươi lăm năm qua, người lính lành lặn đi ra nước ngoài đã có một đời sống no đủ ấm êm, con cái có cơ hội học hành, nhưng người ở lại, với tấm thân tàn phế, trong một chế độ thiết lập nên bởi những người thắng trận kiêu căng, vô cảm, cuộc sống họ sẽ ra sao? 400,000 anh em cựu tù nhân chính trị và gia đình thừa sức nuôi đủ 20,000 thương binh với chỉ $1.00 mỗi tháng. Chúng ta mất hết rồi, không còn chính phủ, không còn Bộ Cựu Chiến Binh, không còn đơn vị, chỉ còn chút tình với những người thua thiệt.
Ra hải ngoại chúng ta còn mang theo Ngày Giỗ Tổ, Ngày Quân Lực, Ngày Quốc Hận, cả Lễ Trung Thu để tiêu thụ bánh nướng của Tàu, có thêm Ngày Mẹ, Ngày Cha và cả ngày Haloween quỷ quái, nhưng không có nỗi một Ngày Thương Binh cho xứng với truyền thống đạo nghĩa của người Việt Nam.

Huy Phương 
    

Friday, May 25, 2012

Người chiến sĩ VNCH vào ngày cuối cùng của cuộc chiến.

Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:
1. Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ - chương trình di tản “Frequent Wind” có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công thì 2 chiếc Al (Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không lực VNCH) đã bay lượn trên không phận Saigon để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ. Trong khi đó, nhiều người đã không e sợ, đổ xô ra ngoài để nhìn một chiếc phi cơ “Rồng lửa” AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6 nồng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng đông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29 tháng 4, chiếc phi cơ anh dũng của VNCH đã bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào xuống mặt đất.
Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 tháng 4, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Saigon. Theo lời của Trung Úy Coleman “ít nhất những người này đã là những chiến sĩ đã chiến đấu một cách anh dũng và hi sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh.”

2. Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long (từ trang 312 đến 314) Nhưng sự bất ngờ cho cộng sản đã xảy ra ngay tại cửa ngõ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến Ðoàn 3 Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 tháng 4, đã sẵn sàng chờ “đón” quân cộng sản. Trong ngày 29 tháng 4, Tướng Lâm Văn Phát đã có can đảm đứng ra nhận chức tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô với mục đích cầm quân chiến đấu bảo vệ Saigon. Tướng Phát đã ra lệnh cho các cánh quân Nhảy Dù, Biệt Cách, Biệt Ðộng Quân, Thủy Quân Lục Chiến... phải ngăn chận quân cộng sản kéo vào Saigon từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh... Tướng Phát kể lại rằng ông chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với hàng ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Saigon.
Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, Tướng Phát và những người đầu hàng. Họ vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đã bị tan rã gần hết trước ngày 30 tháng, ở vùng Một và vùng Hai, và trong những trận rút bỏ khác.) Những người lính chiến đấu này không có... radio! Họ không cần biết rằng quân cộng sản đang thắng thế. Họ không cần biết tổng thống tạm thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho cộng sản. Họ không cần biết rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một chút hy vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu chống Cộng và tiêu diệt quân cộng sản, và hình như họ chưa bao giờ có tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù cộng sản và sẵn sàng nhả đạn. Các xe tăng cộng sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa bão xen lẫn với tiếng súng lớn, đã làm cho sự hỗn loạn gia tăng.
Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng cộng sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngã Tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long và đến đường Cách Mạng... Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy 12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng... bột, chứ không phải bằng thép! Lỗ đạn không lớn lắm. Hình như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?),để bắn xe tăng. Ðạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính cộng sản ở trong xe tăng.
Cánh quân cộng sản từ Long Khánh kéo về Saigon qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Ðộc Lập thì bị quân Nhẩy Dù án ngữ. Quân Nhẩy Dù bị dồn về bảo vệ vòng đai Saigon. Họ không còn việc gì khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường vòng đai xa lộ Ðại Hàn đến ngã tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Ðức Bà. Hầu như những cánh quân cộng sản đầu tiên tiến vào Saigon theo ngả này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính cộng sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Saigon.
Tất cả hai cánh quân Việt cộng đều khựng lại.
Bộ chỉ huy cộng sản cuống cuồng vội giục Dương Văn Minh phải đích thân ra lệnh cho Tướng Lâm Văn Phát, Thiếu Tá Tài để ra lệnh cho Biệt Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu. Tất cả những người lính chiến đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đã bị kẹt vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn lộn vào dân chúng, tìm đường về nhà.
Một câu chuyện khác do Tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn thì ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đã đứng nghiêm chào ông và nói: “Vĩnh biệt thiếu tướng,” rồi rút súng bắn vào đầu tự tử.
Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Ðô đến Tổng Tham Mưu thì thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành vòng tròn và hờm súng vào... lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đã có lệnh buông súng thì anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đình. Tự tử không có ích lợi gì cho mình cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đã tự tử. Ðến 1 giờ trưa, Tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Ðô cho Tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó Tướng Ba Hồng mời Tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Ðáng lẽ những chiến xa này đã đi thẳng sang Tây Ninh theo đườngvòng đai Saigon. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đã thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của cộng sản (Tướng Lâm Văn Phát đã từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 tháng 10, 1998)
Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, cộng sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má...

3. Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 tháng 5 năm 1975, bài bình luận của ký giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề “Truy Ðiệu Nam Việt Nam” “...Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy... Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc.
Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đã tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương. Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn.”

4. Tài liệu của ký giả người Pháp Jean Larteguy, đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 tháng 4, 1975. Thứ Hai, 28 tháng 4, 1975 Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một một thao dượt. Ðôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao? Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.”
Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết.” Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Ðà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. “...Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Ðà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng.”
Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!” “Vì sao?” “Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản!”.... Các xe tăng đầu tiên của cộng sản vào Saigon từ phía Ðông, qua tỉnh lộ Thủ Ðức và Biên Hòa...
Bộ Binh thì tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều.
Từ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đã bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do.
Lữ Ðoàn 4 của sư đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của Ðại Tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon. Một lần trước trụ sở Cảnh Sát Công Lộ, nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. Ðến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. “Ðến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Ðỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh Ðại Tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Ðến 10 giờ đêm, Ðại Tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng...” Darcourt cho biết Ðại Tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.

Nguồn : Email

Wednesday, May 23, 2012

Bạn là Ai ...







Ông là ai ... còn nhớ chăng dĩ vãng
Ngày giặc về ... Ông kinh hoảng ra đi
Mối thù xưa ... Ông còn nhớ những gì
Nay trở lại ... trâu già tìm cỏ dại.

Ông nhởn nhơ tung tiền cười nghiêng ngả
Giữa những người đáng tuổi cháu con ông
Ông run tay ôm siết chặt vào lòng
Cười híp mắt bềnh bồng trong lửa dục.

Anh là ai ... nhớ chăng ngày di tản
Anh kinh hoàng trốn cộng sản ... tha phương
Ngày hôm nay, anh áo gấm hồi hương
Để tìm vui trong đau thương dân tộc.

Chị là ai ... nhớ chăng ngày vượt biển
Thành "Việt kiều" ... Chị lòe loẹt dung nhan
Trở về quê ... Chị khoe mã giàu sang
Nổ "văng miểng" trên điêu tàn đất nước.

Anh là ai ... nhớ chăng ngày "Quốc Hận"
Ngày Ba Mươi, giặc nhuộm đỏ quê hương
Tháng Tư Đen tang trắng mọi nẻo đường
Anh trở lại "xóa hận thù, hòa giải" ...!

Bạn là ai ... vỗ ngực xưng trí thức
Sao van xin hòa giải với cộng nô
"Xóa hận thù" ... tiếp giặc phá cơ đồ
Ôi trí thức hay cái đồ trí ngủ.

Bạn là ai ... Sao vẫn còn mê sảng
Làm Việt gian cho cái đảng hại dân
Đi bưng bô cho bè lũ vô thần
Để hưởng chút phân thừa ... đảng bố thí.

Bạn là ai ... phải chăng người mất trí
Về bắt tay hợp tác với cộng nô
Xóa thù xưa ... tung hô thằng già Hồ
Thằng già dâm, tội đồ của dân tộc.

Bạn là ai sau bao năm lưu lạc
Nơi xứ người tị nạn ... nay thành danh
Về quê hương giúp giặc hại dân lành
Để được đảng phong "Việt kiều yêu nước".

Bạn là ai sau bao năm lột xác
Cày như trâu dành dụm tí tiền đô
Về đầu tư xây dựng lại cơ đồ
Hay giúp đảng xây thêm mồ dân Việt.

Thầy là ai sao vẫn chưa giác ngộ
Khoác cà sa làm một "khúc ruột xa"
Sư "Quốc Doanh" giúp đảng bán nước nhà
Sư đồng chí thối tha dơ cửa phật.

Ông là ai sao trở cờ đón gió
Phút cuối đời đi nhận giặc làm cha
Ông quyền uy ... Sinh vi tướng cộng hòa
  Ông hèn hạ ... Tử làm ma cộng sản.

Mày là ai sao mượn danh báo chí
Về quê hương liếm đít lũ cộng nô
Mặt chúng mày chưa xứng để bưng bô
Cho những gái giang hồ buôn hương phấn.

Bạn là ai ... nếu còn là người Việt
Đừng nhẫn tâm tiếp hơi lũ cộng nô
Hãy góp tay giành lấy lại cơ đồ
Rồi đốt xác già Hồ, chôn cộng sản.

May 23, 2012
Hoàng Nhật Thơ


Friday, May 18, 2012

Hạ Lào & Lộc Ninh - Nỗi Đau Còn Dài


“Ngàn lẩm liệt tan trong chiều rả ngũ
Muôn anh hùng phút chốc hóa lang thang “
Cao Tần


Nguỵ tui là một người lính muộn màng cuả một thời khói lửa điêu linh. Trước sự xâm lược của bọn Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng), Nguỵ tui rất vô tình có thể nói là vô tâm. Sống tại Saigon, nơi an ninh gần như 100%. Lâu lâu vọng về những tiếng đại bác như ru người vào cỏi mộng mơ. Đi học, đi chơi không hề thắc mắc về chiến tranh về những nổi mất mát không bao giờ bù đấp đựợc. Tết Mậu Thân, Saigon ngập tràn khói lửa. Những đơn vị Tổng trừ bị Nhảy Dù (ND), Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), Biệt Động Quân (BĐQ), Thiết Giáp (TG) cùng các đơn vị Cảnh Sát đã đánh tan tác các đơn vị đặc công VC xâm nhập Sài Gòn khi chúng phản bội lại lời cam kết ngưng bắn 48 giờ trong ngày Tết.

Nguỵ tui vẫn chưa ý thức được “giặc đã đến nhà rồi” Dù đã được đoàn ngủ hoá. Mặc bộ đồng phục cũa Sinh Viên Quân sự học đường, đầu đội nón calô, trang bị carbine M1 đi gát những con đường trong thành phố. Mỗi năm vào quân trường Quang Trung, để được huấn luyện căn bản quân sự trong một tháng, rôi lại trở về với đời sống thường nhật. Đi học, đi chơi và chẳng bao giờ thắc mắc là “Quốc gia đang hưng vong, và thất phu là Ngụy tui phải hữu trách ” Lâu lâu còn đi biểu tình chống chính phủ, chống quân sự học đường. Dù rằng có nhiều thằng bạn đã giả từ giảng đường, giả từ những cuộc vui, để tình nguyện vào Vỏ Bị Đà Lạt hay Trường Bộ Binh Thủ Đức, Không Quân và Hải Quân.


Những buổi tiển đưa cũng rượu thịt ê hề, cũng lời chúc may mắn nhưng Nguỵ tui vẫn chưa ý thức được chính mình phải có trách nhiêm với Tổ Quốc với Đồng Bào. Là một tay hippy yéyé nên hiện sinh, buồn nôn, lu bu với triết lý ba xu. Nhưng nghĩ cho cùng thì thời đó có biết gì đâu. Baó chí sách vở cũng đâu nói gì nhiều đến chiến tranh tang tóc. Có Nguyên Vũ tức Đại Uý Pháo Binh Dù Vũ Ngự Chiêu với những Tiểu Thuyết Vòng Tay Lửa kể về những hoạt động của những toán Biệt kích nhảy vào lòng địch. Có súng nổ, có chết chóc, có tình yêu mê đặm Với Thềm Địa Ngục, chuyện kể về một Thiếu uý lao công đào binh khi VC tấn công, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn tan nát thì chính viên Thiếu úy nầy đã chỉ huy các Đại đội để phản công đẩy lui bọn cộng sả xâm lược… hay quyển Đời Phi Công của Nguyễn Xuân Vinh cũng đã một thời làm các chàng trai nô nức, rồi Buồn Vui Phi Trường, Dòng Sông Lá Mục, Dòng Sông Cho Chiến Đỉnh, Dọc Đường Số 1, Dựa Lưng Nổi Chết, Tiền Đồn…

. Đại khái những tác phảm viết về Lính đã không làm Nguỵ tui chú ý. Vẫn thích Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tỉnh, Chiến Hữu, Chuông Gọi Hồn Ai, Khung Cửa Hẹp, Giờ thứ 25, Doctor Zhivago, Vở Đất Hoang… Những tác phẩm như Bắt Trẻ Đồng Xanh của Vỏ Phiến hay Bộ sách Khu Rừng Lau của Doản Quốc Sỹ không làm cho Nguỵ tui xao động trong thời chinh chiến. Khi vào lính thì hầu như Nguỵ tui không biết gì về những chiến trận đã xãy ra những nơi khác. Nguỵ tui đã không biết thời đó có Chiến Sử QLVNCH hay không? Qua Nhà văn Phan Nhật Nam mới biết được Mùa Hè Đỏ Lửa nhưng cũng chỉ là chiến sử của Nhảy Dù. Nguỵ tui cũng chưa từng thấy tờ Chiến Sĩ Cộng Hoà một tạp chí của Lính. hay tờ Tiền Phong dành cho Sĩ quan. Điều tiếu lâm nhưng đó là sự thật dù Ngụy tui là một Kỵ binh mà chưa từng biết chưa từng nghe tiếng Tướng Kỵ Binh Trần Quang Khôi một chiến sĩ, một Ky Binh anh dũng của Binh chủng Thiết Giáp Binh. Nguỵ tui chưa từng nghe đến cuộc rút quân bi hùng ở Dambe, cuộc phản công oanh liệt làm bạt vía quân thù tại căn cứ BDQ Biên phòng Đức Huệ. Cũng không hề biết có một Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III (LLXKQD3). Đây là một lực lượng trừ bị cho Quân Đoàn III được tổ chức với hai Thiết đoàn 15 và 18 Kỵ Binh và Thiết đoàn 22 Chiến xa, một Liên Đoàn Biệt Động Quân, một Tiểu Đoàn Pháo Binh, một Tiểu Đoàn Công Binh, Truyền Tin, Tiếp Vận Tiếp liệu. Một lực lượng lý tưởng cho nhị thức Bộ Binh và Thiết Giáp. Một lực lượng mà những tay Thiếu úy Chi đội trưởng đơn vị

Ngụy tui hằng mơ ước. Sau nhiều lần phối hợp cùng Bộ Binh. Chúng tôi mơ ước có một bộ quân phục màu xanh, có in những vết xích màu đen riêng cho Thiết giáp. Mỗi chi đoàn có một Tiểu đoàn BB tùng thiết. Tập dượt phối hợp nhuần nhuyển ăn ý. Khi xung trận chắc chắn sẽ chiến thắng dễ dàng. Đâu ngờ những gì mình mơ ước đã được thực hiện tại Lữ Đoàn 3 KB, dưới quyền chỉ huy của một viên tướng hết lòng vì dân vì nước. Bách chiến bách thắng Đã làm khiếp đảm quân thù. Ngụy tui cũng không hề biết đầu năm 1975 Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh (TD 9 KB) của Hổ Cáp Trung Tá Trần Hữu Thành đã đánh một trận để đời tại chiến trường Chương Thiện khiến viên tướng VC lê đức anh chạy bán sống bán chết. Đó là những trận đánh sát bên mà mình không biết. Chiến trường Chương Thiện Ngụy tui đâu lạ gì. Đã từng rượt Đại Đội Trinh Sát 21 của Tướng Lê Văn Hưng vì Đại đội đó kiêu binh, vô kỷ luật và chờ đợi Tướng Hưng lột lon xuống Thượng sĩ. Ngụy tui rất ghét lính tráng vô kỷ luật, cho nên mới có cuộc đụng chạm bất ngờ đó. May mà chẳng có việc gì xãy ra. Từng vượt sông Ngã Năm tiến vào mật khu của VC. Nơi dưởng quân của các Trung đoàn VC từ Quân Đoàn III. Trên hệ thống truyền tin, Đại úy Nghê Thành Thân, Chi đoàn trưởng, báo cho biết Ngụy tui là người đặt vết xích đầu tiên vào nơi bất khả xâm phạm nầy. Tin tức chiến sự dù xãy ra nơi xa xôi hay kề cận vùng trách nhiệm cũng không hề biết. Mỗi trận đánh dù thua hay chiến thắng, người Lính cũng phải đồ mồ hôi, đổ máu, cũng phải hy sinh mạng sống chính mình để làm nên chiến sử. Vậy mà không có một cá nhân nào, một đơn vị nào thực hiên. Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục CTCT rất vô trách nhiệm trong việc ghi lại trung thực sự chiến đấu phi thường của người Lính anh dũng QLVNCH.Tổng Cục CTCT có một Trung Tướng chỉ huy.

Một Bộ TTM có một ông Đại Tướng và mấy chục ông Tướng khác đủ cả Ban, Phòng, Cục, Tổng Cục vậy mà không có một Ban chuyên viết về chiến sữ. Viết và phổ biến chiến sử để ung đúc, khích lệ tinh thần ba quân tướng sĩ đang trực chiến tại mặt trận. Để cho các đơn vị Quân Binh Chủng học tập những kinh nghiệm để áp dụng cho chính đơn vị mình hoặc không theo bước đường thất bại của đơn vị bạn. Đó là một thiếu sót to lớn. Một sự lảng quên đáng trách. Và người dân đã không hề biết đến sự hy sinh vô bờ bến, sự chiến đấu vô cùng anh dũng của các chiến sĩ. Cho nên khi đến Mỹ sau gần bốn năm trong các trại tù CS, nhìn quanh quất không thấy đồng đội chiến hữu của mình. Có vài Trung úy, có một THiếu Tá. Nghe nói có vài Trung Tướng và năm ba Đại Tá là chấm hết. Những Tướng lảnh, những Sĩ quan kỵ binh đó đã không còn phục vụ trong binh chủng TGB. Ngụy tui biết rằng các chiến hữu, các đồng đội của Ngụy tui, những kỵ binh can trường của một thời khói lửa binh đao, đang ở tù CS. Vậy là họ đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng mà không đào thoát trong giờ phút tuyệt vọng đó. Lại nhớ chuyện xưa.

Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến. Tin tình báo cho hay cộng quân sẽ tấn công các phi trường và Ngụy tui có trách nhiệm phòng thủ, bảo vệ phi trường VL. Đại úy Nghê Thành Thân (NTT), Chi đoàn trưởng Chi đoàn 3/2 Thiết Kỵ đã ghé qua và dẫn mấy thằng em đi nhậu. Trong khi đang vui vẻ vừa nhậu vừa nhắc lại những ngày tháng sống chết có nhau thì TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Mọi người ngẫn ngơ trong một khung cảnh thê hương ảm đạm. Cả đám ôm nhau khóc ngất. Trong cơn túy lúy, Đại úy NTT hỏi rằng mất nước rồi bây giờ phải làm sao? Biết làm sao bây giờ. Ngụy tui trả lời thì mình phải chiến đấu tới viên đạn cuối cùng, tới giọt máu cuối cùng rồi tới đâu hay tới đó. Bây giờ ở Mỹ nhìn chung quanh không hề thấy một mũ đen tác chiến nào lòng buồn vời vợi. Vậy thì các kỵ binh cũng đã như mình đã đánh, đã chiến đấu tới giờ phút cuối cùng. Trung úy Phạm Huy Khuê rủ rê lập hội ái hữu. Nhìn quanh có mấy ngoe mà hội hè gì. Đọc thơ Cao Tần càng nẩu ruột. Ta làm gì cho hết nửa đời sau? Sách vở quá ít. Thời đó có chỗ thuê sách bèn luyện chưởng. Hết Cô gái Đồ long đến Tiếu ngạo giang hồ, Anh Hùng Xạ Điêu, Lục Mạch Thần Kiếm… Những pho chưởng mà Ngụy tui đã luyện đi luyện lại hằng năm khi vào Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung trong chương trình Quân sự học đường. Lòng khao khát được đọc chiến sữ để biết QLVNCH đã chiến đấu ra sao. Đã bị bức tử như thế nào và bị bôi nhọ, bị lăng nhục ra sao. Hoài công. Buồn lại buồn thêm. Không lẻ hơn 20 năm chiến đấu không còn lại gì sao. Như thế thì bi thảm quá.


Nếu như dòng chiến sữ oai hùng hơn 4000 năm của ông cha ta không được viết để truyền bá lại cho đời sau thì làm gì chúng ta biết được Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa đuổi Thái thú Tô Định về Tàu. Làm sao mà chúng ta “nghe sóng nghìn xưa vổ ấm lòng” của chiến địa Bạch Đằng Giang mà Vua Ngô Quyền cùng Đức Trần Hưng Đạo đã làm cho quân Tàu phải hoảng loạn rút chạy về Tàu. Làm sao chúng ta biết được đã có thời Danh Tướng Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đã tiến quân qua Tàu. Làm sao chúng ta biết được 10 năm kháng chiến chống Quân Minh mà Vua Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã thu lại giang sơn từ bọn xâm lược. Làm sao chúng ta biết được chiến công oanh liệt làm khiếp đảm quân nhà Thanh chỉ trong vài ngày đã sạch bóng quân xâm lược bằng Trận Đống Đa nghìn thu vẽ vang nòi giống. Những Hịch Tướng sĩ. Những Bình Ngô Đại Cáo đã là những áng văn tuyệt vời cho ngàn sau. Những lời hịch sang sảng bên bờ sông Như Nguyệt : “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư. Tuyệt Nhiên định Phận Tại Thiên Thư…”

Như một bản Tuyên ngôn Độc Lập đầu tiên của Nước Nam ta. Buồn lại buồn thêm. Vào khoảng năm 1986 đọc Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng mới hiễu được vì sao Quân Lực VNCH anh dũng của Ngụy tui bị bức tử. Đồng thời cũng hiễu được thân phận của nước nhược tiểu khi “đồng minh ” vì quyền lợi của chính họ đã quay lưng bỏ mặt cho hơn 17 triệu dân VNCH cho bầy quỷ đỏ. Sau đó là Việt Nam Một Trời Tâm Sự của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi. chửi TT Ngô Đình Diệm quá cở. Nhìn lại Tướng mạo quân vụ của Tướng Thi thấy rằng ông chả có công trận gì với đất nước. Năm 1960 đã là Đại Tá làm loạn. Lưu vong 3 năm về lại đất nước chưa đầy 2 năm thăng Trung Tướng. Rồi lại bất mản làm loạn. Rồi Việt Nam nhân chứng của Trung Tướng Trần Văn Đôn cũng chỉ loanh quanh về những chuyện tranh dành quyền lực giữa các Tướng lảnh. Đặc biệt Thiếu Tá Phạm Huấn với Triệt thoái Cao Nguyên năm 1987 –

Những Trận Đánh Lớn Trước Khi Mất Miền Nam năm 1988 – Ban Mê Thuột 75 (1988) và – Trận Hạ Lào (1990) đã cho Ngụy tui những khái niệm về những trận đánh của QLVNCH. Đọc và có nhiều thắc mắc như Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh (LD2KB) tan hàng tại Phú Bổn vì pháo của VC. Làm thế nào mà cả một Lữ Đoàn KB tan hàng trong nháy mắt. Tác giả đã không cho biết. Mãi đến khi Đại Tá Nguyễn Văn Đồng Tư Lệnh LD2KB sau nhiều năm tù đày qua đến Mỹ thì mới biết được cuộc rút quân tồi tệ ấy được chỉ huy bởi một Ông Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn và toàn bộ Ban Tham Mưu Quân Đoàn vô trách nhiệm. Ông Tư Lệnh thì tử thủ tại Nha Trang. Ông Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn thì coi cuộc rút quân như một cuộc di hành dã trại. Năn nĩ kèo nài để Tổng Thống gắn một sao cho một Đại Tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng BDQ Quân Đoàn II, xuất thân từ Lực Lượng Đặc Biệt (LLDB) chỉ huy toàn thể quân đoàn rút quân, thì thấy rõ là cuộc rút quân sẽ thảm bại hoàn toàn khi đoàn quân còn ở tại Pleiku. Một ông Tướng LLDB thì biết gì hợp đồng binh chủng. Làm sao chỉ huy được một đại đơn vị với nhiều quân binh chủng. Ngay cả Tướng Phú cũng chưa đủ khả năng để chỉ huy huống gì một ông Đại Tá LLDB. Đã cắt nhỏ Thiết Giáp ra cho theo bộ binh. Đại Tá Nguyễn Văn Đồng Tư Lệnh LD2KB không có lấy một chiến xa để chỉ huy.

Chúng ta thấy rõ sự vô trách nhiệm của ông Đại Tướng xếp xòng Bộ TTM. Ông ta ở tại Saigon nghe báo cáo và giữ bí mật cuộc rút quân. Trong sách Triệt Thoái Cao Nguyên tác giả đã không cho chúng ta thấy rõ trách nhiệm và những lý do thất bại của cuộc rút quân bi thảm nầy. Đại Tá Trịnh Tiếu Trưởng phòng 2 QD và Thiếu Tá Phạm Huấn cũng vì tình thầy trò mà đã không trung thực trong những bài viết về cuộc rút quân trên Tỉnh lộ 7B và trận BMT. Một cuộc rút quân hoàn toàn phá sản. Không di tản gia đình binh sĩ trước.

Người Lính không thể vừa cỏng mẹ dẫn cha, vừa ôm vợ địu con mà chiến đấu được. Lựa một con đường tử thần Liên tỉnh lộ 7B hoang phế. Không có cầu bắt qua Sông Ba. Không lực lượng trì hoản để cản hậu. Không có lực lượng tiếp trợ từ Duyên Hải. Để cho mỗi ông Đại Tá LLDB chỉ huy thì xương trắng liên tỉnh lộ 7B là điều chắc chắc. Muốn giảm thiểu sự thất bại phải cho Sư đoàn 6 và Sư đoàn 2 Không quân và xin Bộ Tổng Tham Mưu cung cấp phi cơ vận tải C 130 tối đa lập cầu không vận để di tản gia đình binh sĩ trước. Lập ngay Lực lượng xung kích Quân đoàn II gồm có Lử đoàn 2 Kỵ binh và 5 Liên Đoàn BDQ giao cho Đại Tá Nguyễn Văn Đồng Tư lệnh LD2KB chỉ huy. Bởi vì với Bộ Tham Mưu của LD2KB có thể điều động và chỉ huy một đơn vị cở 9 Chiến đoàn. Đại Tá Nguyễn Văn Đồng là một Sĩ Quan KB quả cảm, từng xông pha trận mạc khắp 4 vùng chiến thuật cả chiến trường ngoại biên Cambodia. Đã từng được huấn luyện và đã chỉ huy nhuần nhuyển hợp đồng binh chủng. Con đường rút quân phải là Quốc lộ 19 xa Ban Mê Thuột, nơi có ba Sư đoàn CSBVXL và các Trung đoàn Pháo và đặc công. QL 19 rộng lớn thông suốt có Sư đoàn 22 Bộ Binh đang hoạt động. Đồng thời điều động Lử Đoàn 3 Kỵ Binh do Tướng Trần Quang Khôi chỉ huy ra Tuy Hòa làm lực lượng tiếp trợ từ Duyên Hải. Và phải Nghi Binh bằng cách phao tin LD3KB ra để tăng cường tái chiếm Ban Mê Thuột.

Để cầm chân ba Sư Đoàn Cộng Quân tại Ban Mê Thuột. Thì lúc đó cuộc rút lui của Quân đoàn II mới có thể giảm thiểu thiệt hại. Đó là bàn chuyện rút quân. Thật ra ý định rút quân từ Pleiku của Quân đoàn II về Duyên Hải. Sau đó tổ chức và phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thì từ đây cho đến ngày Ngụy tui chết, cũng không thể nào hiễu được. Một ý niệm điên rồ. Một cuộc rút quân tự sát của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Vậy mà ba ông Tướng to nhất, lớn nhất, quyền hành nhất của VNCH đã không hề có ý kiến. Tệ hơn nữa là sau khi ra lệnh rút quân, Ông Tổng Thống và ba Ông Tướng trở về Sài Gòn, bỏ mặc cho Tướng Quân Khu đưa QDII vào tử lộ. Bao nhiêu đồng bào đã bỏ xác trên Liên Tỉnh lộ 7B. Bao nhiêu chiến sĩ đã rút lui trên con đường không bao giờ tới đích. Họ đã nằm lại cùng đồng bào cùng gia đình họ trên con đường hoang phế đó. Ai là người phải chịu trách nhiệm về những nổi đau đớn mất mát nầy. Nhất Tướng bất tài vạn cốt khô. Bốn Ông Tướng bất tài thì bao nhiêu vạn cốt khô?



Nhớ đến là lòng thêm bi phẩn ngậm ngùi. Mỗi khi nhìn những tấm hình trên Liên Tỉnh lộ 7B nước mắt lại tuôn rơi. Khi có internet và chiến hữu các cấp qua Mỹ diện HO, Ngụy tui như mê đắm với dòng chiến sữ oai hùng của QLVNCH mà từng chiến sĩ đã hiển hiện sự anh dũng hào hùng, sự hy sinh vô bờ bến trong các trận đánh và đã rất can trường KHI chiến bại. Mốt số đã tự sát để khỏi sa vào tay giặc.
Vì quá nhiều người viết cho nên khi đọc cần phải kiểm chứng tổng hợp để biết được bài nào đúng, bài nào phịa, và bài nào nhằm đánh bóng tên tuổi hoặc chạy tội cho THẦY. Người ta cho rằng Đại Tá Nguyễn Trọng Luật (NTL)đã không sốt sắng trong việc tiếp cứu Lử Đoàn 3 Nhảy Dù ( LD3ND) tại căn cứ hỏa lực 31 (CCHL 31) và những chiến sĩ Nhảy Dù đã cho rằng Thiết giáp VNCH (trang bị chiến xa M41) sợ đụng với T54 của CSBVXL bề thế vượt trội về mọi mặt nên đã chậm trể. Điều nầy quả là sai lầm. Những lời than phiền hay gán ghép cho Thiết giáp lạnh cẳng đó vì đã không hiễu thấu đáo về Thiết giáp. Trung Tướng Dư Quốc Đống đã gửi 1 Chi đoàn Chiến Xa M41 và 1 Chi đoàn Thiết Kỵ M113 cùng hai Đại đội Nhảy Dù thuộc Tiểu Đoàn 8 ND/Chiến Đoàn 1 Đặc Nhiệm từ căn cứ A Lưới đi cứu viện CCHL 31.

Đây là một sự điều động không hợp lý. Đoạn đường chỉ 6 cây số nhưng là đường rừng. Hai Đại Đội ND có nhiệm vụ phải mở đường, lục soát và bảo vệ Thiết giáp (TG) khi di chuyển. Hai Đại Đội ND không thể chu toàn nhiêm vụ nầy vì quân số quá ít và không có phương tiện để phá rừng. Chậm trể là điều hiển nhiên. Còn cho rằng TG trang bị M41 nên rét T54 là một điều thiếu hiểu biết. Không phải thép dầy và súng to là có thể áp đảo. Dù chiến xa T54 với thép pháo tháp dầy 100mm và đại bác 100 ly là có thể áp đảo được M41 thép pháo tháp chỉ dầy 38 mm và đại bác 76 ly mà tùy thuộc vào xạ thủ. Cả hai CX T54 và M41 đều bắn bằng bảng xạ thuật, tức là phải ước lượng khoảng cách bằng mắt thường. Đại bác quay bằng tay. Cho nên xạ thủ có kinh nghiệm, ước tính yếu tố chính xác là lấy ăn. Súng M72 XM bắn gục T54 dễ dàng trong khi đạn đại bác 76 ly M41 to hơn mạnh hơn chẳng lẻ không diệt được T54. Xạ thủ nào bắn nhanh và chính xác là thắng. Với Chiến xa M48A3 (CX M48A3) thì khác bởi vì CX M48A3 quay pháo tháp bằng điện nên rất nhanh. Có máy tính yếu tố sẵn sàng. Người xạ thủ không phải ước lượng khoảng cách bằng mắt thường. Độ chính xác 100%. Cho một thí dụ dễ hiễu để bắn quả đạn đầu tiên M48 mất 12 giây và các quả đạn tiếp theo mất 3 giây cho mỗi quả với độ chính xác 100%. T54 bắn quả đạn đầu tiên là 50 giây không chính xác. Khi 5 – T54 gặp 1- M48A3. Cả 5 chiếc T54 bị bắn cháy mà chưa khai hỏa được. Những kỵ binh QLVNCH đã trải qua 20 năm kinh nghiệm chiến trường trong khi những người lính TG VC đó là những tay tân binh chưa biết điều động TG dù bằng những chiến thuật căn bản. Trên đường số 9 Chiến đoàn 1 Đặc Nhiệm (CD1ĐN) đã gặp muôn vàn khó khăn vì địa thế. Nhảy Dù không thể phá rừng, lục soát và bảo vệ TG cho nên cuộc tiến quân quá chậm. Đường từ A Lưới đến Tchepone còn quá xa. Lấy bớt một lực lượng từ CD1ĐN để đi cứu viện cho CCHL 31 đó là một sai lầm chiến thuật của Tr/Tướng Dư Quốc Đống (Tr/T DQD). Đường rừng hiểm trở hai Đại đội ND quá ít. Đoàn quân dễ bị phục kích tan hàng và đúng như thế Khi Tr/T DQ Đống ra lệnh cho đoàn quân cứu viện.

Trên đường đi, một trận xa chiến đẩm máu đã xãy ra. Các kỵ binh VNCH đã bắn cháy 22 chiến xa địch. Gồm có 6 T54 và 16 PT 76. Thế nhưng cuối cùng đã bị VC bao vây chận đường về. Nếu không có B52 giải cứu thì đã tan hàng. Dù vậy đã bị thiệt hại trầm trọng. Đúng ra Tr/T DQD phải điều động LD2ND do Đại Tá Trần Quốc Lịch chỉ huy đang làm trừ bị tại Khe Sanh để cứu viện Bộ Chỉ Huy Lử đoàn 3 ND (BCH LD3ND) tại CCHL 31. Đó là nói trên nguyên tắc. Chứ trên thực tế mọi nổ lực cũng chỉ là điều tuyệt vọng vì chưa nhập trận mà đường gươm đã thất thế rồi. Trong cuộc tiến quân của Chiến Đoàn 1 Đặc Nhiệm (CD1 DN) gồm có Lử đoàn 1 Kỵ Binh và Lử đoàn 1 Nhảy Dù trên đường số 9 đã có quá nhiều khuyết điểm. Không có thống nhất chỉ huy giữa Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn I kiêm Tư lệnh Hành Quân Lam Sơn 719 và Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù và sự thiếu hiễu biết về Nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp của TR/T DQ Đống và đoàn quân Nhảy Dù đã là một lý do làm thiệt hại doàn quân anh dũng cô đơn, trên một dịa thế khắc nghiệt không phù hợp với đặc tính MAU và MẠNH của Thiết Giáp. Rồi khi rút quân lại đi về trên đường cũ, thì quả tình Ngụy tui không thể hiễu giới chức nào, thẩm quyền nào, đã thiết kế một lệnh hành quân tử thần. Đại Tá Luật làm được gì khi ông chỉ là một Đại Tá, Tư lệnh một Lử Đoàn KB. Với một lệnh hành quân quái đản và ngu si như thế LD1KB đã trả một giá quá đắt. Chiến cụ nhân sự thiệt hại 2/3. Ra đi 71 CX M41, 125 M113 trở về 22 CX M41 và 54 M113.

Nếu không nhờ vào lòng quả cảm của Đại Tá Luật và Kỵ Binh các cấp thì LD 1KB đã bị tiêu diệt hoàn toàn trên đường rút quân về nước. Cho nên đổ hết trách nhiệm lên Đại Tá Luật là một hành động, một thái độ không công bằng và thiếu trách nhiệm của các Tướng lảnh chỉ huy trận chiến. Bây giờ ở đây được biết lệnh hành quân được thiết kế ở Ngủ Giác Đài Mỹ quốc. Vậy thì các thẩm quyền cao cấp của VNCH như TT Thiệu như Đại Tướng Cao Văn Viên tại sao lại nhắm mắt thi hành mà không có lời phản đối. Như vậy lổi là ở thẩm quyền cao cấp là TT Thiệu và ĐT Viên đã chấp nhận một lệnh hành quân tự sát và đã mắc một lổi lầm là để vị Tư Lệnh Quân Đoàn chỉ huy trận chiến mà không đề cử một vị tướng thâm niên hiễu biết rành rẽ nhuần nhuyển hợp đồng binh chủng cho nên đã tạo ra sự thiếu thống nhất và mâu thuẩn, bất phục giữa Tư Lệnh Quân Đoàn và Tư Lệnh các Binh chủng Nhảy Dù và TQLC. Đại Tá Luật đã không có lổi gì trong trận chiến. Ông đã đem về 1/3 quân số và chiến cụ và lúc nào cũng hiện diện cùng đoàn quân trên QL số 9. Đó là một hành động dũng cảm cùng sống chết với ba quân của một Tư lệnh Lử Đoàn. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 là một cuộc hành quân phi lý. Để phá hũy căn cứ hậu cần 604 và 611 không cần phải có cuộc hành quân to lớn như thế. Không nắm vửng tình hình địch về quân số và vủ khí. Cuộc hành quân mà Đại Tướng Westmoreland cần tới 4 Sư Đoàn Mỹ tức là 60 ngàn quân thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 chỉ tung vào đó 20 ngàn quân VNCH đi tấn công 40 ngàn quân CSBV. Phòng không quá nhiều. Kế hoạch hành quân bại lộ dù đã giữ bí mật tối đa. Các Chiến đòan Trưởng và Lử đoàn trưởng chỉ biết trước vài ngày không có thì giờ để chuẩn bị. Cho nên cuộc hành quân LS 719 còn là cuộc hành quân tử thần. Điều cần biết là Đại Tá Luật đã miệt mài chiến trận từ khi ra trường Khóa 1 Thủ Đức mà đến năm 1964 vẫn còn mang lon Thiếu Tá. Trong khi các bạn cùng khóa nhiều người đã lên Tướng như Nguyễn Cao Kỳ như Lê Nguyên Khang, Nguyễn Bảo Trị, Nguyễn Đức Thắng,….Những Ông Tướng nầy đã làm gì, chiến công ra sao mà lên lon như hỏa tiển. Trách Đại Tá Nguyễn Trọng Luật thật là bất công và thiếu hiểu biết đến nổi trong kỳ Đại hội Thiết Giáp tại San Jose, Trung Tướng Vỉnh Lộc đã minh oan cho Đại Tá Nguyễn Trọng Luật một chiến sĩ, một kỵ binh can trường đầy trách nhiệm của một thời chinh chiến.

Rất nhiều bài viết trên mạng cho biết Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo thăng Thiếu Tướng ngày 23 tháng 4 năm 1975. Đại Tá Hà Mai Việt trong cuộc phỏng vấn Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn có hỏi thì Tướng Toàn hỏi lại “Đảo lên Thiếu Tướng hồi nào?” Riêng Nguỵ tui có hỏi Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi là trong cuộc họp vào trưa ngày 29 tháng 4 tại Long Bình giữa Tướng Toàn, Tướng Đảo và Tướng Khôi thì Tướng Đảo đeo mấy sao ? Tướng Khôi trả lời 1 sao (Chuẩn Tướng ) Tướng Toàn là cấp chỉ huy của Tướng Đảo không biết Tướng Đảo lên Thiếu Tướng hồi nào và Tướng Khôi xác nhận ngày 29 tháng 4 năm 1975 vẫn còn mang cấp bậc Chuẩn Tướng.

Cho nên sử dụng tài liệu phải rất cẩn trọng. Có những sai lầm không cố ý và có những sai lầm cố ý. Ngoài ra một số tác giả như Phạm Phong Dinh đi vòng vòng trên Net đọc những bài viết về các trận đánh của nhiều tác giả sau đó viết lại và in sách Chiến sữ QLVNCH. Sách nầy không chính xác vì những tài liệu không thể hoặc khó kiểm chứng. Sử dụng tài liệu cẩn trọng còn phải có kiến thức và khả năng phân tích và tổng hợp.

Một tác giả mà Nguỵ tui muốn nói là Nguyễn Văn Tín (NVT). Trước khi in sách, Ông có một website “khá lớn” tập trung những bài viết, những sưu tầm, những trích dẫn của nhiều tác giả chỉ với một mục đích là vinh danh anh của ông là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Ông tin rằng Anh ông, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, là một tướng tài ba của QLVNCH vì một lý do nào đó bị bỏ quên và ông (NVT) cũng khẳng định những chiến công của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu đã bị Trung Tướng Đổ Cao Trí (trận Đổ Xá) Trung Tướng Vĩnh Lộc (Trận Thần Phong và Pleime), Trung Tướng Phạm Quốc Thuần ( trận Svay Riêng)… cướp công (sic). Nhìn qua Tướng mạo quân vụ của Tướng Hiếu chúng ta thấy rằng Thiếu Tá Hiếu đã thăng Trung Tá (1963) thăng Đại Tá (1964) dưới thời Trung Tướng Đổ Cao Trí làm Tư Lệnh Quân đoàn II. và thăng Chuẩn Tướng (1967) thời Trung Tướng Vĩnh Lộc làm Tư lệnh. Nói rằng Tướng Trí, Tướng Vĩnh Lộc cướp công của Tướng Hiếu là nói lấy được, không có lý lẻ gì cả. Ông Tín cũng tin tưởng mảnh liệt là Tướng Hiếu bị Tướng Toàn giết chết rồi nguỵ tạo ra màn cướp cò súng (sic). Ông Tín là một thầy giáo. Chưa từng được huấn luyện để làm một ngươì Lính cho nên chắc chắn ông Tín không có sự hiễu biết về tổ chức QLVNCH cũng như đặc tính kỷ thuật và tác chiến của các Quân Binh Chủng. Ngay như những SQ cũng phải liên tục thụ huấn các khoá bổ túc như Tham mưu Trung cấp, Cao Cấp, các khoá lảnh đạo chỉ huy để có thể phù hợp với chức vụ đang đảm nhiệm. Những tài liệu từ website của Ông Tín lấy từ của Mỹ, của Ta, và cuả địch có cả những bài viết của cây viết bẩn thiủ Đặng văn Nhâm người chuyên môn có những xì căng đan giựt gân nhưng nhảm nhí.

Trong bài viết nầy, Nguỵ tui chỉ bàn về Trận Phản Công tại Đức Huệ. Ông Tín goị Trận Đức Huệ là Hành Quân Svay Riêng dựa vào bài viết của hai sử gia : Samuel Lipsman và Stephen Weiss. Trong lời phản bác Tướng Khôi, Ông NV Tín đã viết : “Tướng Khôi minh họa trí tưởng tượng của tôi như sau: “Ví dụ HQ Svay Riêng: không có cuộc HQ nào gọi là HQ Svay Riêng, chỉ có cuộc HQ phản công của LLXKQĐIII ở căn cứ Đức Huệ (xem Đa Hiệu 74 trang 171-197). Ông Tín (trang 58) viết: “…Tướng Hiếu áp dụng chiến thuật Blitzkrieg (chiến trận thần tốc) để giải tỏa áp lực của SĐ5BV, tướng Hiếu dùng 20 tiểu đoàn di động. Ngày 27 tháng 4, Tướng Hiếu tung Trung Đoàn 49 Bộ Binh và Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân ( 6 Tiểu đoàn) qua vùng đồng lầy quanh Đức Huệ tiến tới biên giới Cam Bốt, 28 tháng 4, Tướng Hiếu tung mười một tiểu đoàn vào trận địa “ Và Tướng Khôi khẳng định: “Tất cả những điều này là do óc tưởng tượng của Ô. Tín.” Theo Nguỵ tui Ông NV Tín không những tưởng tượng mà ông còn chế biến. Bài nguyên thuỷ bằng Tiếng Anh thì viết là Trung Tướng Phạm Quốc Thuần chỉ huy.

Nhưng bản dịch sang Tiếng Việt của ông Tín đăng trong Đa Hiệu số 74 tựa đề “Tướng Nguyễn Văn Hiếu SVSQ Khoá 3 Trần Hưng Đạo” thì Tướng NV Hiếu chỉ huy. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết và có giá trị thi hành ngày 27 tháng 1 năm 1973 thì những cuộc tấn công lớn sẽ bị phản đối cho nên chỉ dành dân lấn đất lẻ tẻ. Thời điểm diễn ra trận chiến tại Đức Huệ mà hai sử gia người Mỹ là Samuel Lipsman và Stephen Weiss gọi là trận “Svay Riêng” đó là đầu năm 1974, VNCH bị cắt giảm quân viện thảm thiết. Vũ khí, đạn dược hạn chế tối đa. Không còn được yểm trở bởi Không quân và Hải pháo của Hoa kỳ. QLVNCH mất khả năng tấn công bằng những đơn vị lớn. Vì lý do chính trị QLVNCH đã không còn mở những cuộc hành quân qua Cambodia và Lào nữa. Cho nên nói rằng Thiếu Tướng Hiếu tung hơn 20 (?) Tiểu đoàn trong một cuộc hành quân qua Cambodia là một lối nói cường điệu và lấy được. Từ năm 1971 Quốc Hội Mỹ cấm không cho bất cứ quân nhân hoặc cố vấn Mỹ bước chân vào đất Miên. Và Trận Đức Huệ vì tính chất nghi binh và bảo mật nên không có bất cứ một phóng viên VN hoặc ngoại quốc được biết, cũng như được tháp tùng đoàn quân của LLXKQDIII. Vậy thì hai sử gia Samuel Lipsman và Stephen Weiss lấy tài liệu ở đâu để viết nên trận đánh nầy? Chi tiết trận đánh nầy chỉ có Tổng Thống VNCH, Tư lệnh QD III Phạm Quốc Thuần cùng Tướng TQ Khôi và LLXKQDIII biết mà thôi. Tướng Khôi thiết kế lệnh hành quân nầy phải vượt biên sang Cambodia rồi đánh đằng sau của CT 5 CSBV cho nên Tướng Thuần đã không dám quyết định phải chuyển lên vị Tổng Tư Lệnh là Tổng Thống VNCH quyết định. Đây là một cuộc hành quân táo bạo, tốc chiến tốc thắng chỉ sử dụng toàn bộ LLXKQD III mà thôi. Cái vô lý mà ai cũng dễ nhận ra là ở đâu có hơn 20 Tiểu đoàn để Tướng Hiếu tung vào trận địa. Lại còn đánh qua Miên và kéo dài cả tuần lể. Cho nên vài ngày sau khi chiến thắng Tướng Khôi mở cuộc họp báo và để trả lời câu hỏi của phóng viên là LLXKQDIII có vượt biên hay không thì Tướng Khôi đã trả lời không.

Chỉ hành quân dọc theo biên giới mà thôi. Không những Ông NV Tín chế biến mà ông còn tưởng tượng cho nên Ông đã trân trọng ghi chú thích : “Tướng Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3/Hành Quân, là nhân vật chính đứng trong hậu trường sân khấu thiết kế và thi hành cuộc hành quân này.” trong bài Hành Quân Svay Riêng từ 27 tháng 4 đến 2 tháng 5 năm 1974. Người Mỹ có thể sử dụng những tài liệu những báo cáo của các cơ quan DAO hay các văn phòng của sứ quán Mỹ. Tam sao thất bổn. Những báo cáo những tài liệu đó sẽ được viết lại cho phù hợp với quan điểm của người Mỹ và nên nhớ là Người Mỹ có Tả khuynh, có Hữu khuynh có người ủng hộ VNCH, có người phản chiến chỉ bôi xấu QLVNCH và cũng để phù hợp tình hình chính trị đương thời đôi khi chính phủ Mỹ đã bôi xấu người bạn “đồng minh” đã thua trận. Đã đổ thừa QLVNCH thất trận vì không chịu chiến đấu. Cho nên không phải bất cứ nguồn tin, bài viết nào của người Mỹ cũng được coi như là tài liệu chính xác nhất. Tệ hơn nữa là ông NV Tín đã chế biến thêm bớt để nhằm mục đích là tôn vinh ca tụng người anh của ông là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Ông đã rất hồ đồ khi cho rằng Svay Riêng là công của Tướng Hiếu nhưng bị Tướng PQ Thuần cướp công.

Nhưng đọc tới phần tái bút ngày 10 tháng 12 năm 2005 khi Ông Tín tiếp xúc với Đại Tá Lê Tất Biên Liên đoàn trưởng BĐQ thì thấy rõ ông Tín đã không biết gì về tổ chức LLXKQD III dù rằng Tướng Khôi đã trình bày trong bài Chiến Đấu Đến Cùng và Cuộc Phản Công Chớp Nhoáng tại Đức Huệ. Trung Tá Biên cho rằng LD3KB tăng phái cho Liên Đoàn BDQ của Tr/T Biên là hoàn toàn sai. Liên Đoàn BDQ có ba Tiểu Đoàn. Mỗi Tiểu Đoàn tùng thiết cho mỗi Thiết Đoàn Kỵ Binh. Các Thiết Đoàn trưởng nhận lệnh từ Tướng Khôi và chỉ huy trực tiếp các Tiểu Đoàn BDQ tùng thiết. Liên Đoàn BDQ đã thành đơn vị cơ hữu của LLXKQD3. Không có tăng phái gì hết. Nguyên tắc của Nhị thức bộ binh Thiết giáp ai cấp bậc cao hơn người đó chỉ huy. Các Thiết Đoàn trưởng cấp bậc Trung Tá và các Tiểu Đoàn trưởng BDQ chỉ Thiếu Tá nên Thiết Đoàn trưởng là người chỉ huy. Tương tự như Trận Hạ Lào Lam Sơn 719. Đại Tá Nguyễn Trọng Luật thâm niên hơn Đại Tá Lê Quang Lưởng nên Đại Tá NTL chỉ huy CD 1 DN mặc dù LD1KB tăng phái cho Nhảy Dù.

Trung Tá Dư Ngọc Thanh không là Tư lệnh phó LLXKQDIIII như Ông Tín viết mà là Chiến đoàn trưởng CD 315 (gồm có Thiết Đoàn 15KB và 1 Tiểu đoàn BDQ tùng thiết ) được thăng cấp Đại tá vì CD 315 là mũi xung kích đã tràn ngập và nghiền nát CT5 CSBV. Tư lệnh phó LLXK QDIII là Đại Tá Trần Văn Thoàn. Bài viết dịch từ trận Sway Riêng của hai tác giả người Mỹ là Samuel Lipsman và Stephen Weiss hoàn toàn vô lý cả về tính cách điều quân và chiến thuật. Ngày 27 tháng 3 năm 1974, CT5 CSBV tấn công căn cứ BDQ Biên phòng Đức Huệ. Dĩ nhiên QD III bắt buộc phải thực hiện cuộc phản công nhằm giải toả áp lực của địch tại Căn cứ Đức Huệ. Vì Hiệp định Paris đã ký kết cho nên CSBV không thể mở những cuộc tấn công qui mô như Trận An Lộc. Cho nên áp dụng chiến thuật xưa như trái đất là công đồn đã viện.. Tấn công Căn cứ Hỏa Lực Đức Huệ đặt phục binh chờ đoàn quân tiếp viện. Cho nên trong trận “Svay Riêng” được dịch bởi ông Tín là một cuộc hành quân “lùng và diệt địch” tung vào hơn 20 tiểu đoàn dùng “chiến thuật thần tốc Blitzkrieg để tìm và tiêu diệt địch. Cuộc hành quân nầy lan rộng ra tới Long Khốt thuộc QD IV. Căn cứ Hỏa Lực Đức Huệ đang bị bao vây gần 1 tháng từ ngày 27 tháng 3 năm 1974 đến ngày 30 tháng 4 năm 1974 mà Thiếu Tướng NV Hiếu không lo giải vây cho Căn cứ Hỏa Lực Đức Huệ mà lại đi lùng và diệt địch thì quả là một vở hài kịch tiếu lâm có một không hai. Ngụy tui thua ông Nguyễn văn Tín về sự tưởng tượng và chế biến. Nhưng vì thiếu kiến thức nên đã hồn nhiên vinh danh anh mình trong một trận đánh không có trong chiến sử. Bài viết Cuộc Phản công Chớp Nhoáng Của Lữ Đoàn 3 KB ở Đức Huệ rất hay và hợp lý. CT 5 CSBV đã thành công khi đặt phục binh chận đứng gây thiệt hại nặng cho hai mũi tiến quân : một của BDQ từ nhà máy đường Hiệp Hòa và một của Trung Đoàn 46BB/ SD25BB cùng CD 3/10 Thiết kỵ. Đã hơn 3 tuần lể chưa giải tỏa được cho nên Trung Tướng Phạm Quốc Thuần đã điều động lực lượng trừ bị của Quân Đoàn là LLXKQDIII vượt biên giới dùng sở trường Nhanh và Mạnh đã nghiền nát Công Trường 5 CSBV và ngày hôm sau Thiết đoàn 10 Kỵ Binh (TD 10 KB) từ Phước Chỉ đã bắt tay Tiểu Đoàn 83 BDQ Biên phòng tử thủ Căn cứ Hỏa Lực Đức Huệ. Tướng Khôi cũng đã cho đăng những hình ảnh liên quan đến trận đánh tại Căn cứ Hỏa Lực Đức Huệ. Có hình Tướng Khôi đang hướng dẫn Tổng Thống VNCH và Tư lệnh QDIII bước qua cổng CCHL Đức Huệ. Hình Tổng Thống VNCH bắt tay các chiến sĩ BDQ can trường TD 83 BP. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần đang sống tại Seatle. Các Chiến đoàn trưởng 315, 318, 322 vẫn còn đang sinh sống tại Virginia HK. Và đặt biệt Thiếu tá Nguyễn Văn Bảo Tiểu Đoàn pho, TD 83 BDQ đã viết lại trận tử thủ CCHL Đức Huệ. Hầu hết các SQ tham chiến trận đánh tại Đức Huệ là những nhân chứng sống đã viết nên trang chiến sữ huy hoàng và hào hùng của QLVNCH.

Mới đây Ngụy tui được đọc quyển ” Chiến Thắng An Lộc 1972″ do Trung Tá Nguyễn Ngọc Anh chủ biên và Đại úy Lê Hoàng Ân Tổng biên tập. Quyển sách khá đồ sộ viết lại bản thiên anh hùng ca bất tử của QLVNCH tại An Lộc thuộc Tỉnh Bình Long Anh Dũng. Đọc lên thấy hào khí ngất trời, thấy hảnh diện là một chiến sĩ được hân hạnh phục vụ dưới Quân Kỳ QLVNCH. Thấy được sự chiến đấu vô cùng dũng cảm của các chiến sĩ tham chiến. Và ngậm ngùi trước sự hy sinh vô bờ bến của những chiến sĩ đã vị quốc vong thân.

Tuy nhiên khi đọc xong cũng thấy có đôi điều cần làm sáng tỏ. Thứ nhất câu chuyện của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (TD6ND) được chỉ huy bởi Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh. Sau khi tan hàng tại Đồi Gió. Bổ sung quân số toàn tân binh chưa biết bắn súng M16 và TD6ND đã làm nên một chiến tích phi thường là bắt tay với TD8ND ở cực Nam An Lộc. Coi như chấm dứt ý định ngông cuồng của CSBV chiếm thị trấn An Lộc làm thủ đô cho Mặt trận GPMN bù nhìn của CSBV. Cuộc bắt tay vô tiền khoáng hậu của TD6ND được viết dựa theo sách Mùa Hè Đỏ Lửa (MHDL) của Đại úy ND Phan Nhật Nam. Thuở đọc Mùa Hè Đỏ Lửa, Ngụy tui khoái Tiểu Đoàn 6 ND. Lính tân binh chưa từng bắn M16, cặp súng M16 bên hông chạy cái ào qua bắt tay TD8ND đang mòn mỏi trông ngóng đoàn quân cứu viện. Nhung sau đó đọc lại MHDL khi qua Mỹ thì thấy tiếu lâm. Đại úy Phan Nhật Nam có lẻ vì niềm kiêu hảnh của binh chủng ND hay được tường thuật lại thêm mắm muối cho đậm đà. Chứ nếu dễ như ăn cơm sườn không xương thi TD8ND hoặc TD5ND cho lính cặp súng bên hông chạy cái ào qua bắt tay cùng TrD 15 BB chứ đợi chờ làm chi những 20 ngày mòn mỏi nằm chịu pháo. Cũng trong sách MHDL cho biết TD5ND và TD8 ND,qua lời các Tiểu đoàn trưởng, cứ nằm chịu pháo mà không làm sao tấn công hoặc nới rộng chu vi phòng thủ (Trung tá Nguyễn Chí Hiếu TDT TD 5ND đã tiếp Nam Xương tức Đại Úy PNN trong hầm) Sau nầy bằng vào kinh nghiệm, Ngụy tui biết rằng muốn bứng chốt kiền thì phải sử dụng Không Quân đánh bom mảnh liệt và sử dụng Pháo tối đa xong xua Bộ Binh lên đánh từng hầm mới giải quyết chốt kiền được. Không có chuyện TD 6 ND chạy cái ào bắt tay với TD 8ND. Tình cờ đọc bài viết “Chia Nửa Vầng Trăng ” của Hoài Ziang Duy, Đại Đội Trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 3 Trung Đoàn 15BB. Bằng bút pháp nhẹ nhàng. HZD đã đưa độc giả trở về những ngày khói lữa can qua. Giọng kể nhẹ nhàng nhưng ngậm ngùi vì nổi gian lao và nhiều hy sinh trên một mặt trận xa lạ. Ông kể rằng Trung Đoàn 15 BB (TrD15BB) được trực thăng vận thẳng vào An Lộc để cùng các đơn vị Trung đoàn 7 và Trung Đoàn 8 / Sư Đoàn 5 BB (SD5BB), Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Liên Đoàn 3 BDQ, Trung đoàn 52/ Sư Đoàn 18 BB phòng thủ An Lộc. Cả hai lần phải trở ra, không thể xuống được vì phòng không dữ dội. Cho nên Tr/D15 BB đã cùng Tr/D33BB/SD21BB đã từ ngoài đánh vào để bắt tay đoàn quân đang phòng thủ An Lộc. TD 6ND sau khi tan hàng tại Đồi Gió. Được bổ sung quân số và tăng phái cho Tr/D15BB. Trong khi TD6ND đang tiến một hướng khác, thì Tr/D15BB chỉ cách TD8ND có 700 thước. Trận đánh rất khó khăn kéo dài hơn 20 ngày, vì dãy chốt kiền được hai TrD 165 và 141 thuộc Công Trường 7 Cộng sản Bắc Việt xâm lược (CT7 CSBVXL) thiết lập, để ngăn chận đoàn quân cứu viện. Ngày quân ta tấn công. Đêm Cộng quân cho xe tăng tràn vào lấy lại. Dằng co khốc liệt thiệt hại mỗi ngày mỗi gia tăng. Đến một ngày KQVN đã bỏ bom mảnh liệt suốt đêm. Đến sáng Tiểu đoàn 3/15 BB xung phong bắt tay cùng TD8ND. Bài viết của HZD trùng hợp với ” Chiến Thắng An Lộc 1972″ về TD6ND tăng phái cho TrD 15BB và không quân đánh bom sau đó là cuộc giải tỏa QL 13 thành công. Chỉ khác nhau là thay vì TD3/15 bắt tay TD8ND thì nhà văn PNN và Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh cho Tiểu đoàn 6 ND bắt tay cùng TD8ND. Qua bài viết nầy HZD đã cho chúng ta biết rằng Bộ TTM đã cho ấn hành sách Bình Long Anh Dũng và HZD đã được BTTM yêu cầu viết lại trận chiến giải tỏa An Lộc của TrD 15 BB. Bài viết của HZD với chữ ký của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã bị cắt xén và sửa chửa. Ông (HZD) đã chua chát, ngậm ngùi mà kết rằng :

” Sau nầy cầm lấy quyển sách Bình Long Anh Dũng trên tay, đọc lại tôi thấy ngỡ ngàng với biết bao cắt xén. Người ta không muốn chúng tôi nói thật, những đóng góp xứng đáng của đơn vị, những chiến công là thật để mở đường vào thành phố An Lộc. Chiến tranh là có chính trị, chính trị đối đầu với địch, chính trị với cả phe ta chọn lựa dàn dựng.. Như có một sự e dè sắp xếp nào đó không hiểu được. Người viết ngồi ở phía sau an lành, viết phóng sự từ lời kể lại, tưởng tượng thêm thắt, không thấy được xương máu đổ xuống, hy sinh ngã xuống, của những con người hiến thân cho tổ quốc. Họ muốn thêm, bớt tô son cho đơn vị, ca ngợi thổi phồng cho ai thì tùy. Qua rồi một cuộc chiến. Thử đặt một tác dụng ngược. Tạo ra những huyền thoại cho một binh chủng, khác nào nói với kẻ đối đầu, quân lực ta là đây, chỉ duy nhất có đơn vị nầy….” (Chia Nửa Vầng Trăng Hoài Ziang Duy)

Lộc Ninh, Tiếng Hờn Ai Oán
Khi nói đến Mùa Hè Đỏ Lửa. Nói đến Bình Long Anh Dũng thì phải nói đến Trận Lộc Ninh, Nổi Đau Khôn Nguôi. Nổi đau nầy là nổi đau của Trung tá Nguyễn Đức Dương, Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 1 Kỵ Binh (TD1KB). Một Thiết đoàn trưởng đầy kinh nghiệm và quả cảm của binh chủng Thiết giáp binh (TGB). Trong quyển chiến sử “Chiến Thắng An Lộc 1972 (CTAL1972) khi nói về trận Lộc Ninh (LN) quá sơ sài so với cuộc tử thủ tại An Lộc. Ngụy tui không hiễu tại sao Trận Lộc Ninh được viết một cách hững hờ. Đúng ra phải phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thất bại và trách nhiệm thuộc về giới chức nào. Trận Lộc Ninh chỉ xãy ra vỏn vẹn từ ngày 4 tháng 4 1972 đến ngày 6 tháng 4 1972 là chấm dứt. Theo như quyển chiến sử CTAL1972 thì Lộc Ninh được Chiến đoàn 9 (CD9) gồm có Tiểu đoàn 2/9 và 3/9 thuộc Sư đoàn 5BB được tăng phái Thiết đoàn 1KB, Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng (BDQBP) và một Tiểu Đoàn Pháo binh. Đây là một lực lượng khá hùng hậu gồm hơn 2000 tay súng làm tiền đồn cho thị xã An Lộc.

Chiến đoàn 9 được bố trí như sau: Tiểu đoàn 3/9 và Đại đội 9 Trinh Sát cùng BCH Chiến đoàn phòng thủ Chi khu Lộc Ninh. Thiết đoàn 1 Kỵ Binh và Tiểu đoàn 2/9 tại ngã ba Lộc Tấn cách chi khu Lộc Ninh 10 cây số về hướng Bắc. TD 74 BDQBP đóng tại căn cứ Alpha tức Hoa lê cách Lộc Tấn (LT) ba cây số về hướng Bắc. Trận đánh mở màn bằng cuộc pháo kích vào Căn cứ Alpha và Đại đội 9 Trinh sát bị tràn ngập. Đại Tá Nguyễn công Vĩnh gọi Trung Tá Dương cho một Chi đoàn Thiết kỵ (CDTK) về Lộc Ninh lúc 3 giờ sáng và Chi Đoàn 3/1 Thiết Kỵ bị phục kích tan hàng. Chi Đoàn trưởng bị bắt sống. Sáng ngày 6 tháng 4 Đại Tá Vĩnh ra lệnh cho Trung Tá Dương dẫn thành phần còn lại của Thiết đoàn 1KB cùng Tiểu đoàn 2/9 và Tiểu đoàn 74 BDQBP rút về Lộc Ninh. Trên đường di chuyển về Lộc Ninh, đoàn quân của Trung Tá Dương đã bị phục kích tan hàng. Và ngay sau đó CQ tấn công Lộc Ninh và 10:30 tối Lộc Ninh thất thủ và Đại Tá Vĩnh bị bắt. Chiến Đoàn 9 với quân số khá hùng hậu mà bị đánh tan trong chớp mắt bằng chiến thuật củ rít Công Đồn Đã Viện.

Đọc phần bình luận trận đánh nầy Ngụy tui hết sức ngở ngàng. Nói khơi khơi thiếu hẵn phần phân tích nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về ai. Trong bài viết của Trung Tá Dương được in trong tác phẩm Thép và Máu, tác giả Đại Tá Hà Mai Việt. Chúng ta thông cảm được nổi đau đớn khôn nguôi của một Kỵ Binh vì Thiết giáp đã bị sử dụng trái nguyên tắc. Đó là cách nói lịch sự. Đúng ra là sử dụng TD1KB không đúng đặc tính kỷ thuật của Thiết giáp. Thiết Đoàn 1KB(-) tan hàng Thiết đoàn trưởng và Chi đoàn trưởng bị bắt sống là hậu quả sự sai lầm và ngu xuẩn của những cấp chỉ huy. Tướng Minh và Tướng Hưng là hai ông Tướng phải chịu trách nhiệm về sự tan hàng của TD1 KB. Vì TD1KB đã tan hàng cho nên khi phòng thủ An Lộc không có Chiến Xa M41 và những Thiết Vận Xa M113 tham chiến. Trung Tá Dương mới về nhận Thiết đoàn 1 ngày là hướng dẫn hai Chi đoàn lên Lộc Ninh để phối trí cùng Trung đoàn 9/SD5BB phòng thủ Lộc Ninh. Trong quan niệm điều quân Bộ Tư Lệnh QDIII đã đưa TD1KB lên ngã ba Lộc Tấn với hai nhiệm vụ Lùng và Diệt địch, và thành lập căn cứ hỏa lực (CCHL) lưu động. Là phải kéo trọng pháo 105 đi tìm vị trí để lập CCHL và vài ngày lại phải di chuyển tìm địa điểm khác để tránh bị pháo kích. Dùng Thiết giáp để kéo pháo và 8 remọoc là một ý kiến quá ngu si. Thiết giáp dùng đặc tính Nhanh, Manh để tấn công, yểm trợ, để tiếp cứu, lòn sâu, bọc hậu chứ không phải dùng như xe kéo. Rồi còn dùng Thiết giáp để Tìm và Diệt địch thì hết biết. Thiết giáp khi di chuyển thì ồn ào thì làm sao mà tìm cho ra địch để diệt hở trời. Trung tá Dương rất buồn phiền về chuyện nầy. Nổi sầu biết tỏ cùng ai. Nếu lên tiếng thì sợ cấp chỉ huy hiễu lầm là chê họ ngu dốt. Ngày 29 tháng 3 Tướng Hưng đến thăm đoàn quân tại Lộc Tấn, Trung Tá Dương trình bày nhờ Tướng Hưng can thiệp với Quân Đoàn. Xin chấm dứt nhiệm vụ kéo pháo và Tìm và Diệt địch. Tướng Hưng hứa nhưng chẳng bao giờ thay đổi. Vẫn kéo pháo, vẫn đi tìm địch mỗi ngày. Kết quả Thiết đoàn 1 KB tan hàng. Trong phần bình luận tác giả Tr/Tá Nguyễn Ngọc Ánh cho biết Công quân đã thành công trong việc lòn vào giữa hai đoàn quân của CD9 giữa Lộc Tấn và Lộc Ninh cách nhau 10 cây số. Và yếu tố tâm lý: CD 9 bị bất ngờ khi đối diện với T54.

Ngụy tui không thể tưởng tượng đây là lời bình của một ông Tr/tá Phụ tá Hành Quân QDIII. Ngu ngơ, vô trách nhiệm và chạy tội cho Tướng Minh và Bộ Tham Mưu của QDIII. Phòng 2 QDIII làm cái gì mà không nắm được tình hình địch. Địch đã tập trung hơn ba Sư đoàn để chuẩn bị trận chiến và đưa hơn một Sư Đoàn lòn vào giữa CD9. Các giới chức thẩm quyền Phòng 2 QD lo ăn ngủ, nhậu nhẹt, nhảy đầm, hay lo mánh mung, thâu tiền đoàn xe be khai thác gổ tại Lộc Ninh mà không theo dỏi sự tập trung các Sư đoàn CS. Lực lượng địch không phải dăm ba cán binh mà hơn 30 ngàn người tập trung chuẩn bị trận chiến. Phòng hành quân QDIII mà Tr/Ta” Ánh chỉ huy bao nhiêu lâu mới họp một lần. Có theo dỏi sát các hoạt động của các cánh quân đó không? Tại sao bung TD1KB và TD 2/9BB lên quá xa khoảng 10 cây số mất đi tính yểm trợ liên hoàn. Giao cho TG giữ một nhiệm vụ quái đản Kéo pháo, lùng và diệt địch. VC mới pháo kích vào Lộc Ninh đã vội vã ra lệnh cho một Chi đoàn Thiết giáp rút về lúc 3 giờ sáng. Không có đơn vị mở đường từ Lộc Ninh, không Bộ Binh tùng thiết, di chuyển lúc trời còn tối. Rất trái với nguyên tắc của Thiết giáp và đương nhiên chỉ cần một cuộc phục kích là tan hàng. Chi đoàn trưởng bị bắt sống. Lúc đó QDIII và CD 9 đã biết Chi Đoàn 3/1 Thiết Kỵ bị phục kích chưa, mà ra lệnh cho lực lượng còn lại rút quân về Lộc Ninh. Và đương nhiên đoàn quân rút lui của Trung Tá Dương cùng hai Tiểu Đoàn Bộ binh cũng chịu chung một số phận của Chi Đoàn 3/1 Thiết Kỵ. Trung Tá Dương đã nhiều lần than phiền cùng Đại Tá Vĩnh (DT Vĩnh cho biết ngoài thẩm quyền của mình) cho đoàn xe be vào khai thác gổ. Dĩ nhiên VC sẽ dùng đoàn xe be để biết tin tức: bao nhiêu quân, bao nhiêu Thiết giáp, bố trí quân như thế nào, và các hoạt động của họ.

Từ đó thiết lập kế hoạch tấn công. Đó là lý do mà chỉ hai ngày đã đánh tan một chiến đoàn và bắt sống hai vi chỉ huy cao cấp là Đại Tá Vĩnh và Trung Tá Dương. Về yếu tố tâm lý lần đầu thấy T54 tham chiến không đứng vững. Tại mặt trận Kontum, biết được chiến xa Việt Cộng đã xuất hiện tại Trân Tân Cảnh, nên Đại tá Lý Tòng Bá và Sư Đoàn 23 BB đã chờ đợi để diệt tăng T 54 của VC và tại Ban Mê Thuột lần đầu tiên Địa Phương quân và Nghĩa quân đụng độ cùng T54 và đã rang muối 10 T54 trong thị xã. Đại Tá Lý Tòng Bá Tư Lệnh SD23BB và Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng Ban Mê Thuột là những kỵ binh dạn dày chiến trận. Biết mình biết ta nên huấn luyện, bày thế trận diệt tăng địch dễ dàng. Trung tá Dương đã không có cơ hội để thi thố khả năng của một Kỵ Binh từng trải đầy kinh nghiệm bởi vì đã bị chỉ huy bởi những giới chức thiếu khả năng và vô trách nhiệm. Tướng Nguyễn Văn Minh, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh phụ tá HQ và Trưởng phòng 2 QD phải chịu trách nhiệm đã làm tan hàng CD 9 tại Lộc Ninh. Bộ Tư lệnh Quân đoàn III và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB đã không có một hành động nào thích hợp để yểm trợ, để tiếp cứu Chiến đoàn 9 đang bị nguyên một Sư đoàn Cộng quân bao vây và tiêu diệt. Bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh, bao nhiêu bị thương và bao nhiêu bị sa vào tay giặc. Nhiều người đã chết trong đó có Trung úy Lê văn Hùm Chi Đoàn trưởng Chi đoàn 3/1 Thiết kỵ khi bị giặc cộng cầm tù (theo tài liệu của TCAN1972 : 600 chiến sĩ hy sinh và khoảng 2400 chiến sĩ bị thương và bị bắt) Ôi một tổn thất quá to lớn không gì bù đấp vì sự bất tài, vô trách nhiệm và tham nhủng của Tướng Nguyễn Văn Minh cùng bộ tham mưu của Quân Đoàn III trong đó có Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh.

Tù binh Trung Tá Nguyễn Đức Dương đã được VC trao trả tại Lộc Ninh năm 1973. Ông đã trở về lại với Binh chủng Thiết Giáp Binh và đã tiếp tục chiến đấu chống Cộng sản xâm lược trong chức vụ Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh. Sau đó ông làm Thiết đoàn Trưởng Thiết Đoàn 18 Kỵ Binh thuộc Lử Đoàn 3 Kỵ Binh dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi một danh tướng Thiết giáp của Thế kỷ 20 theo như đánh giá của Đại Tá Raymond Battreal, Cố vấn trưởng Binh chủng Thiết Giáp VNCH. Trung Tá Nguyễn Đức Dương đã cùng Lử đoàn 3 Kỵ Binh lập nên những chiến công huy hoàng điển hình là trận tiếp cứu Tiểu đoàn 83 Biệt Động Quân Biên Phòng tại căn cứ hỏa lực Đức Huệ. Một chiến công vô cùng hiển hách của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhân 38 năm ngày mất Lộc Ninh. Ngụy tui viết bài nầy để trân trọng nhắc về tinh thần bất khuất của Kỵ Binh, Trung Tá Nguyễn Đức Dương, và toàn thể chiến sĩ Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh đã đặt TỔ QUỐC lên trên, đã thể hiện được tinh thần TRÁCH NHIỆM và DANH DỰ của người Kỵ Binh trong thời chinh chiến. Dù thắng hay thua, cuộc chiến đấu chống cộng sản xâm lược là một cuộc chiến đấu chính nghĩa cho Tự Do, Dân Chủ và đã được toàn dân Việt Nam ghi ơn và ngưởng mộ.

NguySaigon

nguồn : Hội Quán Phi Dũng