Người viết diễn đọc : Hoàng Nhật Thơ
Âm nhạc là vườn hoa nghệ thuật trong cuộc sống của nhân loại, người nhạc sĩ đóng góp vun xới vườn hoa mỗi ngày thêm rực rỡ, thơm ngát hơn bằng cách dàn trải tâm hồn của mình trên từng cung bậc nốt quãng ... để hình thành những tác phẩm ca ngợi tình yêu quê hương dân tộc, tình gia đình, tình bạn bè đồng đội, tình yêu nam nữ, tình đời ... sự hy sinh cao cả, sự chiến đấu bi hùng của những người lính và thảm cảnh của chiến tranh. Trong tất cả các thể loại nhạc trong kho tàng âm nhạc Việt Nam như .. tiền chiến, dân ca, đại chúng, nhạc lính, tình ca, nhạc trẻ ..., có lẽ nhạc lính là chất chứa được tất cả các loại tình quyện trong hình ảnh bi hùng của những người sống và chết cho người khác sống ; Nói đến nhạc lính, chúng ta không thể nào không nhắc đến một người lính của lính, một nhạc sĩ của lính, viết cho lính hát và hát cho lính nghe ... Cố ca nhạc sĩ Nhật Trường ... Trần Thiện Thanh.
Những nốt nhạc của anh là những giọt máu, mồ hôi, dấu giày saut trên nẻo quân hành của người lính VNCH trong cuộc chiến. Ngày 30/04/1975 ... Tổ Quốc quấn khăn tang ! Anh kẹt lại trên quê hương, âm thầm tiếp tục sáng tác, những nốt nhạc một thời chinh chiến đã được thay thế bằng những nốt nhạc tang thương của người "gãy súng" ! Ngày 30/03/1993, anh định cư tại Hoa Kỳ, những nốt nhạc đầu tiên nơi bến bờ tự do là những giọt lệ vui mừng xen lẫn xót xa trong lần tái ngộ thân nhân, bạn bè, đồng đội, khán thính giả trong hoàn cảnh tha hương viễn xứ ; Dòng nhạc của anh vẫn trôi chảy mãi trong lòng những người lính và những người biết thương đời lính cho dù nốt nhạc cuối cùng đã gãy theo hơi thở của anh vào ngày 13/05/2005.
"Chiều trên Phá Tam Giang, anh chợt nhớ em ... nhớ ôi là nhớ ... ôi là nhớ đến bất tận, em ơi ... em ơi ... em ơi ... Giờ này thương xá sắp đóng cửa, người lao công quét dọn hành lang. Giờ này thành phố chợt bùng lên, để rồi tắt nghỉ sớm ... Ôi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm ... Ôi Sài Gòn, mười một giờ vắng im ...Ôi em tôi, Sài Gòn không buổi tối". Nỗi nhớ, niềm thương về người yêu nơi hậu phương bất chợt len lén dâng lên xâm chiếm tâm hồn người lính trẻ khi dừng bước giữa hoang vu ... Anh vội viết "Từ khi anh thôi học là từ khi anh khoác áo treillis. Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây ... Ngại trăng đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu ... Một thằng ước ao, để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao", Những người trai thời loạn mới vừa khoác áo chinh nhân thoáng đó đã ngàn đêm xa nhà chưa một lần về phép, khói lửa chiến tranh đã đưa anh đi khắp mọi miền đất nước, cuộc đời của người lính gắn liền với núi cao, rừng thẳm, sa trường nghi ngút khói, đồng ruộng ngập nước, tiền đồn heo hút ... cho nên "Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em, thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình. Thư của lính ... balô làm bàn nên nét chữ không ngay, thư của lính ... ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy ...". Xếp lá thư còn đang dang dở với những dòng chữ chưa khô mực, anh vội băng mình vào sương gió ...
Quê hương vang rền tiếng súng trên khắp 44 đô, tỉnh, thị trong Tết Mậu Thân kinh hoàng ... Anh cùng đơn vị tung hoành trong lửa đạn, len lõi trên từng con đường, góc phố đánh đuổi quân thù, những mảnh pháo của giặc đã ghim đầy thân thể anh vài ngày trước khi những người bạn đồng đội cắm ngọn cờ chiến thắng ...
Những ngày khắp thân thể quấn băng trắng nơi Tổng Y Viện Cộng Hòa ... trong mơ màng ... "Từ máy thâu thanh, cô nàng vừa ca ... trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà ... giữa rừng già nghe tiếng hát thật cao, nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu ..."... Người anh hùng mũ xanh "Sói Biển" của chiến trường Bình Lợi đã vĩnh viễn giã từ rừng lá thấp, im lìm trong hòm gỗ cài hoa được phủ Lá Quốc Kỳ ...! "Sao không hát cho người giết giặc trên cầu, khi bùn lầy mờ phai sắc áo xanh ... Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ, tàn đêm khói lửa, giờ chỉ cần hai tiếng "mến anh". Sao không hát cho những người còn mãi mê ... lá rừng che kín đường về phồn hoa ... không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa ... hay hát cho những người vừa gục xuống chiều qua ..." ...!
Sau ba tháng nằm nghỉ phép bất đắc dĩ, sống và thở bằng dây ở một nơi chỉ có hai màu trắng đỏ ... sớm mai phải trở lại đơn vị, trở lại với đồng đội ngày đêm sống trong lửa đạn, gìn giữ quê hương. Đêm tạ từ ... anh "tiền tuyến" dìu em "hậu phương" trong tà áo dài trắng tha thướt nhẹ bước trên những con đường tình kỷ niệm ... vai kề vai, đầu tựa vào nhau ... im lặng trên ghế đá công viên ... thỉnh thoảng đôi bờ vai nhỏ khẽ rung động dưới ánh trăng xuyên kẽ lá ... bịn rịn, luyến lưu, mắt ngọc rưng rưng sầu ..., "Nếu em biết rằng có những người đi đấu tranh chưa về, mang lời thề lên miền sơn khê, từng đêm địa đầu hun hút gió sâu. Nếu em đã gặp mẹ già thương con, khấn nguyện đêm rằm ... Vợ yêu chồng đan áo lạnh từng Đông ... thì duyên tình mình có nghĩa gì không ..." ... Hãy vui lên em trong giây phút ngắn ngủi còn lại ... sáng sớm ngày mai, anh phải lên đường vì quê hương đang ngập chìm trong khói lửa, nước non đang cần trai hùng ... bạn bè, đồng đội đang chờ anh trở lại ...
"Tôi trở lại vùng hành quân, vùng xa xôi đá sỏi biết buồn. Ba tháng hậu phương yên bình, tuy vết thương chưa lành hẵn ... Tôi lại đi giữa lạnh sang Đông ... đời tôi chinh chiến lâu năm, yêu gót quân hành như mộng tình nhân. Kiếp chúng tôi như kiếp sông dài, trôi đi miệt mài nào ai biết cho ai ...". Quê hương ngày đêm vẫn vang rền tiếng súng ... sau những chuyến hành quân liên miên đánh giặc miệt mài vừa trở về hậu cứ dưỡng quân ... những người trai thời loạn rượu chưa mềm môi đã vội nâng chén "quan hà" để tiếp tục bước quân hành ... ngồi trên chiếc balô nơi phi trường, nhả từng ngụm khói thuốc chờ trực thăng đến, nhìn từng chiếc phản lực "ngã nghiêng cánh chim, con tàu xé trời rời xa thành phố rồi ..." lao vào những phi vụ, mờ khuất trong vùng tuyết trắng mông mênh. Những cánh quạt phần phật trong gió đưa đơn vị đến thị trấn Đông Hà phối hợp với các đơn vị bạn cho cuộc hành quân ngoại biên "Lam Sơn 719" tiêu diệt các căn cứ hậu cần của CSBV đặt trên đất Lào ... Chiến thắng nào không đánh đổi bằng xương máu, chiến thắng nào không mất mát đau thương, chiến thắng nào mà không có những anh hùng hiên ngang đi vào chiến sử ... "Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương. Tôi vẫn thấy đêm đêm một bông dù sáng trên đồi máu ... nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi ..." ... Quốc lộ 9 Nam Lào mịt mờ trong khói bụi từ những đoàn quân xa, thiết kỵ đưa đoàn quân chiến thắng trở về đất mẹ. "Cao ngất Trường Sơn ôm ấp tình thương nước ra sông nguồn, tìm về biển Đông tình yêu thành sóng Thái Bình Dương, rồi từng đêm sương ... sóng vỗ về ru giấc quê hương, nhưng quê hương chưa ngủ khi bom đạn tơi bời còn nhục nhằn dưới ruộng trên nương ...". Kiếp chinh nhân rày đây mai đó ... sáng còn giẫm lá rừng Trường Sơn xào xạc, tối đã có mặt nơi vùng khô cằn biển mặn ẩn hiện dưới những ngọn đèn cầy trời ... xa xa từng đóa hoa biển trắng xóa chạy dài theo những chàng trai "Vượt bao hải lý chưa nghe vừa ý ... lắc lư con tàu đi ... chỉ thấy bọt nước tung theo ngọn sóng ... dáng hoa kia mịt mùng ...". Cơn gió chớm Đông se lạnh đưa anh trở về "Từ một ngày xa trước, anh đưa em về ... bóng ngã đam mê ... em dấu son gót mềm, nhủ lòng lãng quên mà nhớ đêm đêm ... chuyện một lần yêu ái như chuyện một đời con gái, cho nhau một lần, anh được gì không ... em còn gì không ...".
Những điếu thuốc nóng trên môi sưởi ấm kẻ chinh nhân trong sương gió, đốt tan đi những ngày Đông giá buốt nơi tiền đồn biên giới ... "Đồn anh đóng ven rừng Mai, nếu Mai không nở ... anh đâu biết Xuân về hay chưa ... Chờ em một cánh thư Xuân, nhớ thương gom đầy cho lính chiến vui miền xa xôi ...". Đời lính là thế đấy ... nghiệp lính gắn liền với tiếng súng nổ, đạn bom rơi, là gió núi, mưa rừng ... cho nên Xuân sang, Hạ về, Thu đi, Đông tàn rồi Xuân lại đến mà người lính vẫn không hay biết ; Sinh mạng của người lính gắn liền với sự an nguy của quê hương ; Hơi thở của người lính là vận mệnh của dân tộc ; Người lính chỉ chợp mắt trong hạnh phúc, an lành của người dân hậu phương. Người lính VNCH mang trong mình trọng trách cao quý mà Tổ Quốc giao phó ... đôi vai bé nhỏ trĩu nặng gánh Giang San ... Người lính đem hết khả năng, sức lực và ngay cả sinh mạng để hoàn thành nhiệm vụ "Bảo Quốc_An Dân" ... "Tôi đã quen rồi chuyện đi và quen xa ánh đèn phố thị, nên dẫu mùa Xuân đơn vị không bánh ngon, không rượu quý ... Tôi nào nghe thấy lạnh trong tôi ..." ... Người lính quen đi quên cả tháng ngày, đôi khi quên cả ngày đầu tháng lãnh lương, mà nếu có lãnh thì tiền lính cũng chẳng nơi nào để tính liền giữa núi rừng in hằn dấu giày saut và dấu dép Bình Trị Thiên.
"Xuân hạnh phúc" của lính là "Xuân an lành" của người dân hậu phương nơi có người yêu dõi mắt xa xăm bên cành lộc thắm ... thoáng đó đã "Mười mấy năm qua khi hoa vừa hé nhụy, thì đời trai vui chinh chiến ... anh xuôi miền xa rồi lặng lẽ đếm Xuân qua ... Em ơi, kỷ niệm xưa anh còn giữ mãi trong lòng. Em biết không em, Xuân nay lại trở về, đường chiều hành quân sương xuống, thương sao là thương trong màu tím sắc hoa Sim, dĩ vãng đâu trôi về nhắc anh ngày thơ ... "
Những ngày đón Xuân nơi giao thông hào cùng đồng đội với lương khô, cơm gạo sấy đã trôi qua ... Mùa Xuân lặng lẽ lùi lại sau lưng ... người dân Miền Nam chuẩn bị đón mừng Lễ Phục Sinh thì bỗng đâu ... súng nổ vang rền ... Bọn CSBV ào ạt đưa quân và chiến xa vượt sông Bến Hải, những đơn vị cộng quân từ các căn cứ trên đất Lào, Cambodge đồng loạt tấn công Miền Nam ... lửa cháy khắp nơi ... tang trắng, máu đỏ mọi nẻo đường ... Những mặt trận nặng nhất là Quảng Trị, Bình Long, An Lộc, Komtum, Dakto, Tân Cảnh .......... Những người lính oai hùng của QLVNCH đã đem máu hồng dập tắt ngọn lửa bạo tàn từ phương Bắc, lần lượt làm chủ các chiến trường, trong nụ cười chiến thắng là những dòng lệ xót xa ... "Ngày anh đi, anh đi từ tổ ấm anh ơi ... Địa danh nào thiếu dấu chân anh ... đợi anh về chỉ còn trơ vầng trán đứa bé thơ tấm khăn sô ... bơ vơ người góa phụ cầu được sống trong mơ ... Toumorong ... Dakto ... Krek ... Snoul ... trưa Khe Sanh gió mù ... Đêm Hạ Lào thức sâu ... Anh ... cũng anh vừa ở lại một mình ... vừa ở lại một mình ... Charlie tên vẫn chưa quen người dân thị thành ..."... !
Cũng trong thời điểm này tại mặt trận Quảng Trị, các trận giao tranh khốc liệt, khói lửa ngút trời, tiếng súng cùng đạn pháo đủ loại xé nát không gian, rung chuyển mặt đất, chiến tranh tàn phá khủng khiếp. Từ mặt trận phía Bắc cầu Thạch Hãn đến dòng sông Mỹ Chánh ... có những người lính chết ba lần, thân xác không nguyên vẹn được lịm vội vàng ba lần dưới những cơn mưa pháo kinh hồn của quân thù, trước khi thi hài được đưa về đến gia đình ... "Người tên Bắc Đẩu chết trận hôm nao, một áo quan đóng vội, một chuyến cuối phiêu du, có thấy dấu chiến xa của người của hôm qua ... có thấy chiếc Mũ Đen của người lạc trong đêm ..."...! Chiến tranh là đồng nghĩa với hy sinh, mất mát, đau thương tận cùng đáy vực ... nhưng sự đau thương đó đã vượt ra ngoài sức tưởng tượng của con người ...!
Hầu hết các mặt trận đã tung bay phất phới Lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, thị trấn An Lộc đã trở lại yên tĩnh trong hoang tàn đổ nát còn nghi ngút khói ... Những người lính ... chinh y còn vương mùi thuốc súng, khuôn mặt còn bám đầy cát bụi An Lộc, vội vã giã biệt những bạn đồng đội đã nằm im trong "mô đất lạ vùi chôn thân bách chiến" để lên đường tiếp ứng cho chiến trường Quảng Trị ...
Sáng 16/09/1972, Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ngạo nghễ tung bay phất phới trên Cổ Thành Quảng Trị hoang tàn, đổ nát ...! Người Lính VNCH mỉm cười trong chiến thắng giữa những đống gạch vụn ngỗn ngang tanh xác người và mùi máu, đưa mắt dáo dác kiếm tìm xác đồng đội ... giọt lệ nóng chợt hiện nơi khóe mắt sau hàng mi nhẹ khép ... ánh nắng hoàng hôn vừa lịm tắt cuối chân trời ...!
Sau trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa, đơn vị được về dưỡng quân nơi thành phố, 24 giờ phép ngắn ngũi "Anh về với em rồi mai lại đi, đường xa mang theo bao nhiêu tình ý. Viết tên người yêu lên balô nặng trĩu, đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím, nhớ xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng đâu bằng đôi mắt em ...".
Gót giày saut tiếp tục in dấu quân hành ... những khoảnh khắc dừng quân bên ven rừng, một mộng mơ thầm kín nào đó trong nụ cười vừa thoáng nở trên môi ... người lính đưa tay "nâng nhẹ một cây, lá xếp trong tay ... lá ngủ thật mê say, ngỡ đôi môi mi gầy khép đêm trăng đầy cài then cung ái. Tôi nghe thoáng qua hồn mình vừa thành một quân vương ... quân vương giữa hoa rừng, lòng bàng hoàng nhớ người thương ... và mong ước mai sau khi tan giặc rước vua về ... cho giai nhân ngóng đợi chỉ một cành trinh nữ thôi".
Lũ cộng sản tàn ác, dã man được cầm đầu bởi tên Hồ Chí Minh gieo rắc kinh hoàng, tang tóc trên khắp mảnh đất Miền Nam thân yêu, chúng đốt phá xóm làng, bắn giết bừa bãi ...chúng pháo vào thành phố giết dân lành, trẻ thơ vô tội ... những mảnh pháo hận thù, oan nghiệt "nhưng không chết người trai khói lửa, mà chết người gái nhỏ phương xa, một Xuân buồn có gió Đông qua ..."!
Ngày 30/04/1975 nghiệt ngã chấm dứt cuộc chiến trên mặt trận quân sự kéo dài 20 năm trên quê hương. Súng không còn nổ, bom đạn không còn rơi ... nhưng người lính VNCH vẫn còn gục ngã ... máu của người lính VNCH vẫn tiếp tục tuôn chảy bởi sự trả thù đê tiện, hèn hạ, độc ác của lũ cộng sản trong các trại tù khổ sai, khắc nghiệt mang ba chữ "Trại Cải Tạo" trên hai miền Nam Bắc.
Chính sách khoan hồng "1 tháng học tập cải tạo" là một cái bẩy tinh vi được Bộ Chính Trị Cộng Sản giăng ra để giết dần mòn Quân, Cán, Chính VNCH. "1 tháng học tập cải tạo" đã trở thành cơn ác mộng kinh hoàng kéo dài lê thê của những người "gãy súng". 1 tháng ... 1 năm ... 5 năm ... 10 năm ... 15 năm ... Sau những năm dài bị "cải tạo" bằng cưỡng bức lao động, tra tấn, đói khát ... Người tù "cải tạo" trở về như một xác chết với hình hài tiều tụy, bệnh hoạn, thân thể mang đầy dấu vết của những trận đòn thù tra tấn ... "Tưởng người chết đi, nhưng không ... anh lại về ... anh trở về từ ngục tối hay mồ sâu ...! Người yêu ơi, em còn đó ... anh còn đây ...".
Mang gông cùm, xiềng xích bao nhiêu năm trong lao tù với một lý do duy nhất "gãy súng" ...! Người lính xưa ... người tù "ngụy" hôm nay cạn mồ hôi, bệnh hoạn sắp chết được đảng và nhà nước "khoan hồng" cho về nhà, sống thoi thóp kéo lê cuộc đời tăm tối trong thiên đàng máu dưới sự quản chế của lũ quỷ đỏ địa phương ... "Người bên lề cõi sống, người sĩ quan nhiều năm nếm đắng trong trại tù, trở về ngồi vá xe góc con đường gọi quen Công Lý ... chiếc bơm già bơm từng bánh xe qua ... nhớ những ngày ở Võ Bị Quốc Gia ..."!
Những người tù không có tội, không bản án may mắn còn sống sót, lần lượt khoác chiếc áo "H.O", nghẹn ngào bỏ lại quê hương trong "thiên đàng cộng sản", tủi nhục đếm bước lưu vong, sống đời biệt xứ, đếm tháng ngày còn lại trên mái tóc dần phai, nhìn chiếc bóng đời tha hương đang ngã dần về Tây nơi đất khách ...!
"Thân thương lời chào nhau, mừng ngày tái ngộ ... một thoáng nhớ nhung điệu hò, giờ xa quá quê xưa ... Ôi đã lâu những giọt lệ cạn khô lắng trong tôi ... Ôi phút giây tái ngộ ... lạ lùng mưa cứ tuôn rơi ..."!
"KBC_Một thời để nhớ và một thời để đau ..." chỉ còn là kỷ niệm trong ký ức, trong những quyển hồi ký, bút ký ... âm thầm ngược xuôi trong dòng tiềm thức của những người "gãy súng" hiện sống tủi nhục trên quê hương hoặc đang luân chuyển trong huyết quản hừng hực lửa đấu tranh của những người lính già xa quê hương, trong khí hùng bất khuất can trường của các anh "Ó Đen" Lý Tống, Trương Văn Sương, Nguyễn Hữu Cầu và trải dài trên những trang giấy hạn hẹp Nguyệt San KBC Hải Ngoại.
22/08/2010
Hoàng Nhật Thơ
Người bên lề cõi sống, người kỷ sư mười năm kéo gỗ trong rừng già trở về đạp xích lô, cuối con đường Tự Do năm đó, mỉa mai là Đồng Khởi hôm nay, ôi chuyện đời sao quá chua cay.
Người bên lề cõi sống, người sĩ quan nhiều năm nếm đắng trong trại tù, trở về ngồi vá xe góc con đường gọi quen Công Lý, chiếc bơm già bơm từng bánh xe qua ... nhớ những ngày ở Võ Bị Quốc Gia.
Người đã thấy bàng hoàng từ một ngày nuốt tủi hờn người bỏ súng ... Người đã biết ngỡ ngàng góc phố cũ nơi hẹn hò rồi ngóng trông. Người bên lề cõi sống, người đọa đày từng hơi thở ngắn, người sững sờ hạnh phúc bổng quá thương đau, người tàn tạ kiếp dã thú nơi rừng sâu.
Người bên lề cõi sống, người thiếu phụ đèo cao gánh trĩu nát vai gầy gặp chồng một phút giây, mắt lệ đầy người tù trong cơn đói ... ăn sao đành vì người vợ đói như anh, gánh ân tình cho hết cho anh.
Người bên lề cõi sống, người thiếu niên ngụp trong bãi rác hóa thân gà, một ngày một chén khoai, chắt chiu dành từng bọc nylon cũ hắt hiu chờ một ngày đến thăm cha ... cha trong tù ... tù cải tạo rất xa.
Người đã thấy bàng hoàng từ một ngày nuốt tủi hờn người bỏ súng ... Người đã biết ngỡ ngàng góc phố cũ nơi hẹn hò rồi ngóng trông. Người bên lề cõi sống, người đọa đày từng hơi thở ngắn, người sững sờ hạnh phúc bổng quá thương đau, người tàn tạ kiếp dã thú nơi rừng sâu.
Người bên lề cõi sống, người thiếu phụ đèo cao gánh trĩu nát vai gầy gặp chồng một phút giây, mắt lệ đầy người tù trong cơn đói ... ăn sao đành vì người vợ đói như anh, gánh ân tình cho hết cho anh.
Người bên lề cõi sống, người thiếu niên ngụp trong bãi rác hóa thân gà, một ngày một chén khoai, chắt chiu dành từng bọc nylon cũ hắt hiu chờ một lần đến thăm cha ... cha trong tù ... tù cải tạo rất xa.
Người bên lề cõi sống, người kỷ sư mười năm kéo gỗ trong rừng già trở về đạp xích lô ...
Người bên lề cõi sống, người sĩ quan nhiều năm nếm đắng trong trại tù, trở về ngồi vá xe ...
Người bên lề cõi sống, người thiếu phụ đèo cao gánh trĩu nát vai gầy gặp chồng một phút giây ...
Người bên lề cõi sống ...
Người bên lề cõi sống ...
Những nốt nhạc của anh là những giọt máu, mồ hôi, dấu giày saut trên nẻo quân hành của người lính VNCH trong cuộc chiến. Ngày 30/04/1975 ... Tổ Quốc quấn khăn tang ! Anh kẹt lại trên quê hương, âm thầm tiếp tục sáng tác, những nốt nhạc một thời chinh chiến đã được thay thế bằng những nốt nhạc tang thương của người "gãy súng" ! Ngày 30/03/1993, anh định cư tại Hoa Kỳ, những nốt nhạc đầu tiên nơi bến bờ tự do là những giọt lệ vui mừng xen lẫn xót xa trong lần tái ngộ thân nhân, bạn bè, đồng đội, khán thính giả trong hoàn cảnh tha hương viễn xứ ; Dòng nhạc của anh vẫn trôi chảy mãi trong lòng những người lính và những người biết thương đời lính cho dù nốt nhạc cuối cùng đã gãy theo hơi thở của anh vào ngày 13/05/2005.
"Chiều trên Phá Tam Giang, anh chợt nhớ em ... nhớ ôi là nhớ ... ôi là nhớ đến bất tận, em ơi ... em ơi ... em ơi ... Giờ này thương xá sắp đóng cửa, người lao công quét dọn hành lang. Giờ này thành phố chợt bùng lên, để rồi tắt nghỉ sớm ... Ôi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm ... Ôi Sài Gòn, mười một giờ vắng im ...Ôi em tôi, Sài Gòn không buổi tối". Nỗi nhớ, niềm thương về người yêu nơi hậu phương bất chợt len lén dâng lên xâm chiếm tâm hồn người lính trẻ khi dừng bước giữa hoang vu ... Anh vội viết "Từ khi anh thôi học là từ khi anh khoác áo treillis. Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây ... Ngại trăng đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu ... Một thằng ước ao, để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao", Những người trai thời loạn mới vừa khoác áo chinh nhân thoáng đó đã ngàn đêm xa nhà chưa một lần về phép, khói lửa chiến tranh đã đưa anh đi khắp mọi miền đất nước, cuộc đời của người lính gắn liền với núi cao, rừng thẳm, sa trường nghi ngút khói, đồng ruộng ngập nước, tiền đồn heo hút ... cho nên "Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em, thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình. Thư của lính ... balô làm bàn nên nét chữ không ngay, thư của lính ... ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy ...". Xếp lá thư còn đang dang dở với những dòng chữ chưa khô mực, anh vội băng mình vào sương gió ...
Quê hương vang rền tiếng súng trên khắp 44 đô, tỉnh, thị trong Tết Mậu Thân kinh hoàng ... Anh cùng đơn vị tung hoành trong lửa đạn, len lõi trên từng con đường, góc phố đánh đuổi quân thù, những mảnh pháo của giặc đã ghim đầy thân thể anh vài ngày trước khi những người bạn đồng đội cắm ngọn cờ chiến thắng ...
Những ngày khắp thân thể quấn băng trắng nơi Tổng Y Viện Cộng Hòa ... trong mơ màng ... "Từ máy thâu thanh, cô nàng vừa ca ... trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà ... giữa rừng già nghe tiếng hát thật cao, nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu ..."... Người anh hùng mũ xanh "Sói Biển" của chiến trường Bình Lợi đã vĩnh viễn giã từ rừng lá thấp, im lìm trong hòm gỗ cài hoa được phủ Lá Quốc Kỳ ...! "Sao không hát cho người giết giặc trên cầu, khi bùn lầy mờ phai sắc áo xanh ... Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ, tàn đêm khói lửa, giờ chỉ cần hai tiếng "mến anh". Sao không hát cho những người còn mãi mê ... lá rừng che kín đường về phồn hoa ... không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa ... hay hát cho những người vừa gục xuống chiều qua ..." ...!
Sau ba tháng nằm nghỉ phép bất đắc dĩ, sống và thở bằng dây ở một nơi chỉ có hai màu trắng đỏ ... sớm mai phải trở lại đơn vị, trở lại với đồng đội ngày đêm sống trong lửa đạn, gìn giữ quê hương. Đêm tạ từ ... anh "tiền tuyến" dìu em "hậu phương" trong tà áo dài trắng tha thướt nhẹ bước trên những con đường tình kỷ niệm ... vai kề vai, đầu tựa vào nhau ... im lặng trên ghế đá công viên ... thỉnh thoảng đôi bờ vai nhỏ khẽ rung động dưới ánh trăng xuyên kẽ lá ... bịn rịn, luyến lưu, mắt ngọc rưng rưng sầu ..., "Nếu em biết rằng có những người đi đấu tranh chưa về, mang lời thề lên miền sơn khê, từng đêm địa đầu hun hút gió sâu. Nếu em đã gặp mẹ già thương con, khấn nguyện đêm rằm ... Vợ yêu chồng đan áo lạnh từng Đông ... thì duyên tình mình có nghĩa gì không ..." ... Hãy vui lên em trong giây phút ngắn ngủi còn lại ... sáng sớm ngày mai, anh phải lên đường vì quê hương đang ngập chìm trong khói lửa, nước non đang cần trai hùng ... bạn bè, đồng đội đang chờ anh trở lại ...
"Tôi trở lại vùng hành quân, vùng xa xôi đá sỏi biết buồn. Ba tháng hậu phương yên bình, tuy vết thương chưa lành hẵn ... Tôi lại đi giữa lạnh sang Đông ... đời tôi chinh chiến lâu năm, yêu gót quân hành như mộng tình nhân. Kiếp chúng tôi như kiếp sông dài, trôi đi miệt mài nào ai biết cho ai ...". Quê hương ngày đêm vẫn vang rền tiếng súng ... sau những chuyến hành quân liên miên đánh giặc miệt mài vừa trở về hậu cứ dưỡng quân ... những người trai thời loạn rượu chưa mềm môi đã vội nâng chén "quan hà" để tiếp tục bước quân hành ... ngồi trên chiếc balô nơi phi trường, nhả từng ngụm khói thuốc chờ trực thăng đến, nhìn từng chiếc phản lực "ngã nghiêng cánh chim, con tàu xé trời rời xa thành phố rồi ..." lao vào những phi vụ, mờ khuất trong vùng tuyết trắng mông mênh. Những cánh quạt phần phật trong gió đưa đơn vị đến thị trấn Đông Hà phối hợp với các đơn vị bạn cho cuộc hành quân ngoại biên "Lam Sơn 719" tiêu diệt các căn cứ hậu cần của CSBV đặt trên đất Lào ... Chiến thắng nào không đánh đổi bằng xương máu, chiến thắng nào không mất mát đau thương, chiến thắng nào mà không có những anh hùng hiên ngang đi vào chiến sử ... "Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương. Tôi vẫn thấy đêm đêm một bông dù sáng trên đồi máu ... nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi ..." ... Quốc lộ 9 Nam Lào mịt mờ trong khói bụi từ những đoàn quân xa, thiết kỵ đưa đoàn quân chiến thắng trở về đất mẹ. "Cao ngất Trường Sơn ôm ấp tình thương nước ra sông nguồn, tìm về biển Đông tình yêu thành sóng Thái Bình Dương, rồi từng đêm sương ... sóng vỗ về ru giấc quê hương, nhưng quê hương chưa ngủ khi bom đạn tơi bời còn nhục nhằn dưới ruộng trên nương ...". Kiếp chinh nhân rày đây mai đó ... sáng còn giẫm lá rừng Trường Sơn xào xạc, tối đã có mặt nơi vùng khô cằn biển mặn ẩn hiện dưới những ngọn đèn cầy trời ... xa xa từng đóa hoa biển trắng xóa chạy dài theo những chàng trai "Vượt bao hải lý chưa nghe vừa ý ... lắc lư con tàu đi ... chỉ thấy bọt nước tung theo ngọn sóng ... dáng hoa kia mịt mùng ...". Cơn gió chớm Đông se lạnh đưa anh trở về "Từ một ngày xa trước, anh đưa em về ... bóng ngã đam mê ... em dấu son gót mềm, nhủ lòng lãng quên mà nhớ đêm đêm ... chuyện một lần yêu ái như chuyện một đời con gái, cho nhau một lần, anh được gì không ... em còn gì không ...".
Những điếu thuốc nóng trên môi sưởi ấm kẻ chinh nhân trong sương gió, đốt tan đi những ngày Đông giá buốt nơi tiền đồn biên giới ... "Đồn anh đóng ven rừng Mai, nếu Mai không nở ... anh đâu biết Xuân về hay chưa ... Chờ em một cánh thư Xuân, nhớ thương gom đầy cho lính chiến vui miền xa xôi ...". Đời lính là thế đấy ... nghiệp lính gắn liền với tiếng súng nổ, đạn bom rơi, là gió núi, mưa rừng ... cho nên Xuân sang, Hạ về, Thu đi, Đông tàn rồi Xuân lại đến mà người lính vẫn không hay biết ; Sinh mạng của người lính gắn liền với sự an nguy của quê hương ; Hơi thở của người lính là vận mệnh của dân tộc ; Người lính chỉ chợp mắt trong hạnh phúc, an lành của người dân hậu phương. Người lính VNCH mang trong mình trọng trách cao quý mà Tổ Quốc giao phó ... đôi vai bé nhỏ trĩu nặng gánh Giang San ... Người lính đem hết khả năng, sức lực và ngay cả sinh mạng để hoàn thành nhiệm vụ "Bảo Quốc_An Dân" ... "Tôi đã quen rồi chuyện đi và quen xa ánh đèn phố thị, nên dẫu mùa Xuân đơn vị không bánh ngon, không rượu quý ... Tôi nào nghe thấy lạnh trong tôi ..." ... Người lính quen đi quên cả tháng ngày, đôi khi quên cả ngày đầu tháng lãnh lương, mà nếu có lãnh thì tiền lính cũng chẳng nơi nào để tính liền giữa núi rừng in hằn dấu giày saut và dấu dép Bình Trị Thiên.
"Xuân hạnh phúc" của lính là "Xuân an lành" của người dân hậu phương nơi có người yêu dõi mắt xa xăm bên cành lộc thắm ... thoáng đó đã "Mười mấy năm qua khi hoa vừa hé nhụy, thì đời trai vui chinh chiến ... anh xuôi miền xa rồi lặng lẽ đếm Xuân qua ... Em ơi, kỷ niệm xưa anh còn giữ mãi trong lòng. Em biết không em, Xuân nay lại trở về, đường chiều hành quân sương xuống, thương sao là thương trong màu tím sắc hoa Sim, dĩ vãng đâu trôi về nhắc anh ngày thơ ... "
Những ngày đón Xuân nơi giao thông hào cùng đồng đội với lương khô, cơm gạo sấy đã trôi qua ... Mùa Xuân lặng lẽ lùi lại sau lưng ... người dân Miền Nam chuẩn bị đón mừng Lễ Phục Sinh thì bỗng đâu ... súng nổ vang rền ... Bọn CSBV ào ạt đưa quân và chiến xa vượt sông Bến Hải, những đơn vị cộng quân từ các căn cứ trên đất Lào, Cambodge đồng loạt tấn công Miền Nam ... lửa cháy khắp nơi ... tang trắng, máu đỏ mọi nẻo đường ... Những mặt trận nặng nhất là Quảng Trị, Bình Long, An Lộc, Komtum, Dakto, Tân Cảnh .......... Những người lính oai hùng của QLVNCH đã đem máu hồng dập tắt ngọn lửa bạo tàn từ phương Bắc, lần lượt làm chủ các chiến trường, trong nụ cười chiến thắng là những dòng lệ xót xa ... "Ngày anh đi, anh đi từ tổ ấm anh ơi ... Địa danh nào thiếu dấu chân anh ... đợi anh về chỉ còn trơ vầng trán đứa bé thơ tấm khăn sô ... bơ vơ người góa phụ cầu được sống trong mơ ... Toumorong ... Dakto ... Krek ... Snoul ... trưa Khe Sanh gió mù ... Đêm Hạ Lào thức sâu ... Anh ... cũng anh vừa ở lại một mình ... vừa ở lại một mình ... Charlie tên vẫn chưa quen người dân thị thành ..."... !
Cũng trong thời điểm này tại mặt trận Quảng Trị, các trận giao tranh khốc liệt, khói lửa ngút trời, tiếng súng cùng đạn pháo đủ loại xé nát không gian, rung chuyển mặt đất, chiến tranh tàn phá khủng khiếp. Từ mặt trận phía Bắc cầu Thạch Hãn đến dòng sông Mỹ Chánh ... có những người lính chết ba lần, thân xác không nguyên vẹn được lịm vội vàng ba lần dưới những cơn mưa pháo kinh hồn của quân thù, trước khi thi hài được đưa về đến gia đình ... "Người tên Bắc Đẩu chết trận hôm nao, một áo quan đóng vội, một chuyến cuối phiêu du, có thấy dấu chiến xa của người của hôm qua ... có thấy chiếc Mũ Đen của người lạc trong đêm ..."...! Chiến tranh là đồng nghĩa với hy sinh, mất mát, đau thương tận cùng đáy vực ... nhưng sự đau thương đó đã vượt ra ngoài sức tưởng tượng của con người ...!
Hầu hết các mặt trận đã tung bay phất phới Lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, thị trấn An Lộc đã trở lại yên tĩnh trong hoang tàn đổ nát còn nghi ngút khói ... Những người lính ... chinh y còn vương mùi thuốc súng, khuôn mặt còn bám đầy cát bụi An Lộc, vội vã giã biệt những bạn đồng đội đã nằm im trong "mô đất lạ vùi chôn thân bách chiến" để lên đường tiếp ứng cho chiến trường Quảng Trị ...
Sáng 16/09/1972, Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ngạo nghễ tung bay phất phới trên Cổ Thành Quảng Trị hoang tàn, đổ nát ...! Người Lính VNCH mỉm cười trong chiến thắng giữa những đống gạch vụn ngỗn ngang tanh xác người và mùi máu, đưa mắt dáo dác kiếm tìm xác đồng đội ... giọt lệ nóng chợt hiện nơi khóe mắt sau hàng mi nhẹ khép ... ánh nắng hoàng hôn vừa lịm tắt cuối chân trời ...!
Sau trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa, đơn vị được về dưỡng quân nơi thành phố, 24 giờ phép ngắn ngũi "Anh về với em rồi mai lại đi, đường xa mang theo bao nhiêu tình ý. Viết tên người yêu lên balô nặng trĩu, đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím, nhớ xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng đâu bằng đôi mắt em ...".
Gót giày saut tiếp tục in dấu quân hành ... những khoảnh khắc dừng quân bên ven rừng, một mộng mơ thầm kín nào đó trong nụ cười vừa thoáng nở trên môi ... người lính đưa tay "nâng nhẹ một cây, lá xếp trong tay ... lá ngủ thật mê say, ngỡ đôi môi mi gầy khép đêm trăng đầy cài then cung ái. Tôi nghe thoáng qua hồn mình vừa thành một quân vương ... quân vương giữa hoa rừng, lòng bàng hoàng nhớ người thương ... và mong ước mai sau khi tan giặc rước vua về ... cho giai nhân ngóng đợi chỉ một cành trinh nữ thôi".
Lũ cộng sản tàn ác, dã man được cầm đầu bởi tên Hồ Chí Minh gieo rắc kinh hoàng, tang tóc trên khắp mảnh đất Miền Nam thân yêu, chúng đốt phá xóm làng, bắn giết bừa bãi ...chúng pháo vào thành phố giết dân lành, trẻ thơ vô tội ... những mảnh pháo hận thù, oan nghiệt "nhưng không chết người trai khói lửa, mà chết người gái nhỏ phương xa, một Xuân buồn có gió Đông qua ..."!
Ngày 30/04/1975 nghiệt ngã chấm dứt cuộc chiến trên mặt trận quân sự kéo dài 20 năm trên quê hương. Súng không còn nổ, bom đạn không còn rơi ... nhưng người lính VNCH vẫn còn gục ngã ... máu của người lính VNCH vẫn tiếp tục tuôn chảy bởi sự trả thù đê tiện, hèn hạ, độc ác của lũ cộng sản trong các trại tù khổ sai, khắc nghiệt mang ba chữ "Trại Cải Tạo" trên hai miền Nam Bắc.
Chính sách khoan hồng "1 tháng học tập cải tạo" là một cái bẩy tinh vi được Bộ Chính Trị Cộng Sản giăng ra để giết dần mòn Quân, Cán, Chính VNCH. "1 tháng học tập cải tạo" đã trở thành cơn ác mộng kinh hoàng kéo dài lê thê của những người "gãy súng". 1 tháng ... 1 năm ... 5 năm ... 10 năm ... 15 năm ... Sau những năm dài bị "cải tạo" bằng cưỡng bức lao động, tra tấn, đói khát ... Người tù "cải tạo" trở về như một xác chết với hình hài tiều tụy, bệnh hoạn, thân thể mang đầy dấu vết của những trận đòn thù tra tấn ... "Tưởng người chết đi, nhưng không ... anh lại về ... anh trở về từ ngục tối hay mồ sâu ...! Người yêu ơi, em còn đó ... anh còn đây ...".
Mang gông cùm, xiềng xích bao nhiêu năm trong lao tù với một lý do duy nhất "gãy súng" ...! Người lính xưa ... người tù "ngụy" hôm nay cạn mồ hôi, bệnh hoạn sắp chết được đảng và nhà nước "khoan hồng" cho về nhà, sống thoi thóp kéo lê cuộc đời tăm tối trong thiên đàng máu dưới sự quản chế của lũ quỷ đỏ địa phương ... "Người bên lề cõi sống, người sĩ quan nhiều năm nếm đắng trong trại tù, trở về ngồi vá xe góc con đường gọi quen Công Lý ... chiếc bơm già bơm từng bánh xe qua ... nhớ những ngày ở Võ Bị Quốc Gia ..."!
Những người tù không có tội, không bản án may mắn còn sống sót, lần lượt khoác chiếc áo "H.O", nghẹn ngào bỏ lại quê hương trong "thiên đàng cộng sản", tủi nhục đếm bước lưu vong, sống đời biệt xứ, đếm tháng ngày còn lại trên mái tóc dần phai, nhìn chiếc bóng đời tha hương đang ngã dần về Tây nơi đất khách ...!
"Thân thương lời chào nhau, mừng ngày tái ngộ ... một thoáng nhớ nhung điệu hò, giờ xa quá quê xưa ... Ôi đã lâu những giọt lệ cạn khô lắng trong tôi ... Ôi phút giây tái ngộ ... lạ lùng mưa cứ tuôn rơi ..."!
"KBC_Một thời để nhớ và một thời để đau ..." chỉ còn là kỷ niệm trong ký ức, trong những quyển hồi ký, bút ký ... âm thầm ngược xuôi trong dòng tiềm thức của những người "gãy súng" hiện sống tủi nhục trên quê hương hoặc đang luân chuyển trong huyết quản hừng hực lửa đấu tranh của những người lính già xa quê hương, trong khí hùng bất khuất can trường của các anh "Ó Đen" Lý Tống, Trương Văn Sương, Nguyễn Hữu Cầu và trải dài trên những trang giấy hạn hẹp Nguyệt San KBC Hải Ngoại.
22/08/2010
Hoàng Nhật Thơ
Người bên lề cõi sống, người kỷ sư mười năm kéo gỗ trong rừng già trở về đạp xích lô, cuối con đường Tự Do năm đó, mỉa mai là Đồng Khởi hôm nay, ôi chuyện đời sao quá chua cay.
Người bên lề cõi sống, người sĩ quan nhiều năm nếm đắng trong trại tù, trở về ngồi vá xe góc con đường gọi quen Công Lý, chiếc bơm già bơm từng bánh xe qua ... nhớ những ngày ở Võ Bị Quốc Gia.
Người đã thấy bàng hoàng từ một ngày nuốt tủi hờn người bỏ súng ... Người đã biết ngỡ ngàng góc phố cũ nơi hẹn hò rồi ngóng trông. Người bên lề cõi sống, người đọa đày từng hơi thở ngắn, người sững sờ hạnh phúc bổng quá thương đau, người tàn tạ kiếp dã thú nơi rừng sâu.
Người bên lề cõi sống, người thiếu phụ đèo cao gánh trĩu nát vai gầy gặp chồng một phút giây, mắt lệ đầy người tù trong cơn đói ... ăn sao đành vì người vợ đói như anh, gánh ân tình cho hết cho anh.
Người bên lề cõi sống, người thiếu niên ngụp trong bãi rác hóa thân gà, một ngày một chén khoai, chắt chiu dành từng bọc nylon cũ hắt hiu chờ một ngày đến thăm cha ... cha trong tù ... tù cải tạo rất xa.
Người đã thấy bàng hoàng từ một ngày nuốt tủi hờn người bỏ súng ... Người đã biết ngỡ ngàng góc phố cũ nơi hẹn hò rồi ngóng trông. Người bên lề cõi sống, người đọa đày từng hơi thở ngắn, người sững sờ hạnh phúc bổng quá thương đau, người tàn tạ kiếp dã thú nơi rừng sâu.
Người bên lề cõi sống, người thiếu phụ đèo cao gánh trĩu nát vai gầy gặp chồng một phút giây, mắt lệ đầy người tù trong cơn đói ... ăn sao đành vì người vợ đói như anh, gánh ân tình cho hết cho anh.
Người bên lề cõi sống, người thiếu niên ngụp trong bãi rác hóa thân gà, một ngày một chén khoai, chắt chiu dành từng bọc nylon cũ hắt hiu chờ một lần đến thăm cha ... cha trong tù ... tù cải tạo rất xa.
Người bên lề cõi sống, người kỷ sư mười năm kéo gỗ trong rừng già trở về đạp xích lô ...
Người bên lề cõi sống, người sĩ quan nhiều năm nếm đắng trong trại tù, trở về ngồi vá xe ...
Người bên lề cõi sống, người thiếu phụ đèo cao gánh trĩu nát vai gầy gặp chồng một phút giây ...
Người bên lề cõi sống ...
Người bên lề cõi sống ...
No comments:
Post a Comment