Sunday, October 30, 2011

Thống Đốc California công nhận Cờ Vàng


Thống Đốc Cali công nhận Cờ Vàng
                                                                        Bai An Tran - Thứ Bảy, 29.10.2011 

Dân Biểu Tiểu Bang California Jose Solorio
Công Bố Thư Của Thống Đốc Cali Công Nhận Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ VNCH.
 
                                          
                                          Từ trái, Dân Biểu Jose Solorio và ông Khanh Nguyễn trong cuộc họp báo. (Photo VB)
 
                                          
Từ trái, Nghị Viên Michael Võ, Ông Phan Kỳ Nhơn, Hòa Thượng Thích Giác Sỹ, Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Huynh Trưởng Tâm Hòa Lê Quang Dật trong cuộc họp báo. (Photo VB)
 
                                          
Dân Biểu Jose Solorio (trái) trao bản gốc Thư của Thống Đốc California Jerry Brown cho nhà báo Lý Kiến Trúc trong cuộc họp báo. (Photo VB)
 
 
 
                     
 
 
WESTMINSTER (VB) - "Lá cờ cũ của Việt Nam Cộng Hòa, với ba sọc đỏ trên nền màu vàng, và được thành lập từ năm 1948, đã, đang và sẽ tiếp tục là một biểu tượng của khả năng phục hồi, tự do, và dân chủ của nhiều người Mỹ gốc Việt ở California,…" đó là một trích đoạn trong lá thư của Thống Đốc California Jerry Brown công nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa mà Dân Biểu Tiểu Bang địa hạt 69 Jose Solorio đã công bố tại cuộc họp báo trưa Thứ Sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2011 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa và Báo Chí (Quán Zen) trên đường Bolsa, thành phố Westminster.
Mở đầu buổi họp báo là nghi thức chào quốc kỳ và hát quốc ca Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm.
Ông Khanh Nguyễn, đại sứ thiện chí của thành phố Santa Ana, đã trình bày diễn tiến của cuộc vận động của cộng đồng người Việt tị nạn CS tại nam và bắc Cali để yêu cầu Thống Đốc Jerry Brown tiếp tục công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ Việt Nam Cộng Hòa như là biểu tượng của Tự Do và Di Sản của người Việt tự do. Ông Khanh cũng đã giới thiệu Dân Biểu Jose Solorio, vị dân biểu có nhiều đóng góp cho cộng đồng Việt tị nạn tại Quận Cam.
Trong lời phát biểu, Dân Biểu Jose Solorio nói rằng, "Tôi rất cảm tạ sự đáp ứng nhanh chóng của Thống đốc về việc yêu cầu của tôi để chính thức công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa, để đáp ứng nguyện vọng của đa số người Mỹ gốc Việt trong tiểu bang. Tôi hiểu tầm quan trọng đối với cộng đồng Việt Nam, khi lá cờ vàng ba sọc đỏ này được công nhận là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở California, bởi vì lá cờ này là biểu tượng của tự do, dân chủ, đoàn kết và hy vọng."
DB Solorio cũng trình bày cho biết khi được tin cựu Thống Đốc Arnold Schwarzenegger công nhận ngày 2 tháng 9 là quốc khánh của cộng đồng người Việt, ông đã cùng với đại diện của cộng đồng cực lực phản đối về việc này. Ông cũng là vị dân cử đệ nạp nghị quyết ACR-40 và ACR-63 được quốc hội tiểu bang thông qua để ghi nhận những đóng góp giá trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho tiểu bang. Nghị quyết cũng đã công nhận tháng 4 hàng năm là tháng vinh danh người Mỹ gốc Việt trên toàn tiểu bang California.
DB Jose Solorio cũng đã đọc thư của Thống Đốc Jerry Brown, trong đó có đoạn viết rằng, "Những người Mỹ gốc Việt vẫn luôn chú tâm đến việc chống lại sự chuyên chế của tất cả các hình thức, tích cực hỗ trợ nhân quyền cho tất cả mọi người, và tôn trọng các nguyên tắc của nền dân chủ, công lý, và khoan dung mà quốc gia của chúng tôi đã có từ khi được thành lập. Lá cờ củ của Việt Nam Cộng Hòa, với ba sọc đỏ trên nền màu vàng, và được thành lập từ năm 1948, đã, đang và sẽ tiếp tục là một biểu tượng của khả năng phục hồi, tự do, và dân chủ của nhiều người Mỹ gốc Việt ở California. Lá cờ củ của Việt Nam Cộng Hòa là một biểu tượng quan trọng trong lịch sử của người Mỹ gốc Việt và bây giờ được gọi lá cờ Tự do và Di sản của người Việt Nam."
Nhân đó, DB Solorio đã trao bản gốc của lá thư của Thống Đốc Cali cho nhà báo Lý Kiến Trúc, đại diện Câu Lạc Bộ Văn Hóa và Báo Chí, để giữ làm di sản cho cộng đồng người Việt tị nạn CS.
Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, phát biểu cảm tưởng nói rằng từ lâu cộng đồng người Việt tị nạn CS rất quan tâm đến vấn đề cờ vàng 3 sọc đỏ VNCH được chính thức công nhận trên toàn tiểu bang được tiếp tục với tân thống đốc. Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali đã viết thư cám ơn Thống Đốc Jerry Brown qua lá thư công nhận cờ vàng 3 sọc đỏ VNCH vào ngày 25 tháng 10 vừa qua. Trong thư cám ơn của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali gửi cho thống đốc có đoạn viết rằng, "Sự công nhận Lá Cờ Tự Do và Di Sản của người Việt Nam của Ngài là một xác quyết mạnh mẽ về sự phát triển và đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong các lãnh vực lịch sử, văn hóa, giáo dục, và kinh tế cho tiểu bang California."
Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Viện Chủ Chùa Liên Hoa thành phố Garden Grove, trong lời phát biểu, nói rằng "Hôm nay chúng ta tiếp nhận một văn kiện rất quan trọng đó là thư của Thống Đốc California Jerry Brown công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ VNCH. Thay mặt cho cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tôi xin cám ơn ông Thống Đốc Cali, ông Dân Biểu Jose Solorio về việc công nhận lá cờ Việt Nam Cộng Hòa."
Trong phần giới thiệu quan khách tham dự, nhà báo Lý Kiến Trúc cho biết gồm có DB Jose Solorio, Nghị Viên Thành Phố Fountain Valley Michael Võ, Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Hòa Thượng Thích Giác Sỹ, ông Lại Thế Hùng (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Châu Âu), ông Phan Kỳ Nhơn ( Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai), Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California), ông Khanh Nguyễn (Đại Sứ Thiện Chí Santa Ana), v.v…
                                          ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Người Xa Người


Tác giả : Trần Thiện Thanh
Trình bày : Hoàng Nhật Thơ


Saturday, October 29, 2011

Thursday, October 27, 2011

Hoài Cảm


Tác giả : Cung Tiến
Trình bày : Hoàng Nhật Thơ


Dĩ Vãng Xa Rồi



Thả bước đơn côi giữa phố gầy,
Tìm bao kỷ niệm vẫn quanh đây,
Dừng chân quán nhỏ nơi hè phố,
Một thuở kề vai ... hương ngất ngây.

Dĩ vãng xa rồi ... tay trong tay,
Bây chừ giọt đắng ... đếm tháng ngày,
Giọt sầu hờ hững vương khóe mắt,
Một mình lặng ngắm áng mây bay.

Vạt nắng tàn phai cuối chân trời,
Buồn nào lơ lửng giữa chơi vơi,
Một cơn gió thoảng ... lòng buốt giá,
Một ước mơ nào như lá rơi.

Phố vắng thưa người ... mưa nhẹ rơi,
Cà phê giọt đắng suy tư đời,
Vỉa hè một bóng tìm dĩ vãng,
Ngày tháng phai tàn ... nhớ thương ơi !

Oct 27, 2011
Hoàng Nhật Thơ


Tuesday, October 25, 2011

Những Góc Buồn Chiến Tranh




 Nhung goc buon chien tranh Posted by KB Trung Vu TD18KB on October 5, 2011, 8:07 am
Những góc buồn Chiến Tranh.



1.Em vẫn còn sống sót >>.

Trên đường tái chiếm lại Tỉnh Quảng Trị vào mùa Hè tháng 7/1972, Đại đội 1 Tiểu đoàn 3 Sói Biển TQLC phối hợp với Chi đội 1 thuộc Chi đoàn 3/18 Thiết Kỵ được lệnh tiến chiếm mục tiêu. Đó là một xóm làng ven biển bên bờ sông Vỉnh Định, trong khu vực Ngô xá Đông thuộc quận Triệu Phong.

Chiến thuật là Pháo đài bay B52 trãi thãm. Mỗi lần từng ba chiếc B52 bay ngang, khi phi cơ vòng lượn lại là bom trút xuống và sau đó những tiếng nổ kinh hồn, khói bụi mìt mù, cách xa quân ta khoảng gần hơn một cây số, ngồi trên nóc xe M113, sức ép của bom làm mọi người tưng tưng nhổm đích lên khỏi xe. Có nhiều miếng miễng bom to bằng nắm tay bay ngang qua đoàn xe với tiếng hú xé gió trên đầu… Mọi người ai ai cũng rụt cổ vì sợ trúng miễng !

Hạm đội 7 của Hoa kỳ từ ngoài khơi cũng yểm trợ liên tục. Đôi khi ban đêm nhìn thấy ánh sáng ngoài biển phụt vút lên in rỏ hình dáng của Pháo hạm, những viên đạn được bắn từ tàu, bay ngang trên không trung, thuốc tống nổ thêm một lần nửa bay sang bên núi yểm trợ cho cánh quân của Sư đoàn Nhảy dù.

Những Pháo đội TQLC sử dụng tối đa hỏa lực( đôi lúc tập trung cả 24 khẩu, gọi là bắn TOT), xong quân ta tiến chiếm mục tiêu. Nhưng đã bị sự kháng cự một cách điên cuồng mãnh liệt của quân địch vì chúng được lệnh tử. Cuối cùng cũng phải tốc hầm bỏ chạy với sự quyết tâm chiến đấu anh dũng của những chịến sĩ cọp biển của QĐVNCH.

Tiểu đội 1 Khinh binh của ĐĐ1 đã áp sáp vào xóm làng, không còn sự kháng cự nào nửa, địch quân đã rút quân. Trước mắt họ là sự tàn phá của bom đạn, nhà cửa, cây cối bị tàn phá tan tành, cái thì bị cháy, cái thì bị xập!. Tất cả đổ vở, tan hoang, những hố bom, đạn đó đây!. Trên mặt đất còn nhiều xác chết của cán binh cộng sản lẩn dân chúng. Đó đây những con thú nuôi bò heo chó cũng bị đạn nằm chết như cùng chia xẽ nỗi đau thương cùng người dân vô tội ! Khi nhìn thấy các anh mũ xanh tiến lại gần. Một đứa bé đang đứng ngơ ngác hoảng sợ vụt chạy trốn vào bên trong căn hầm tránh bom. Các anh lính vội báo lên cấp trên là có người còn sống sót. Khi vào bên trong căn hầm. Họ thấy toàn thể gia đình từ già đến trẻ bị sức ép của bom giết chết, thân mình bị cháy xém, phần đông đã bị phân hủy, mùi hôi thúi không thể diển tả nổi, nhiều anh phải chạy dội ngược ra ngoài nôn thốc … Các anh đã từ từ khéo léo dụ dỗ và đưa em ra khỏi căn hầm. Đó là một bé gái độ khoảng 4.5 tuổi thân hình gầy nhom, có lẽ đã không được ăn uống từ lâu lắm rồi (2); em ăn mặc giống như một bé trai, quần soọt/short và áo sơ-mi ngắn tay. Áo, tóc và mặt em bị cháy xém cả thân mình đầy vết phỏng vì lửa. Các anh đã nhanh chóng đem em lại chiếc xe số 12 của Trung sĩ Sắc. Mũ đen Trung được giao cho nhiệm vụ chăm sóc em.

Đặt em nằm tạm trên tấm poncho bên trên những dãy thùng đạn đại lien. Trung vội vàng lấy ca nhôm hứng nước từ can nhựa dự trử trong xe; và dùng chất nổ C4 để nấu dọc bên hông chiếc Thiết vận xa. Khi nước đã sôi, Trung múc sửa bột Trung quốc và khấy với đường cát trắng made in Cuba mà đơn vị vừa tịch thu được của Cộng quân mấy ngày trước đó. Trung múc đổ từng muỗng sửa cho em uống, em bé nuốt sửa có vẽ khó khăn dù rằng em tỏ vẽ them thuồng lắm ! Vừa lúc đó anh Ngà, tài xế đề máy để kiểm tra xe(vì vừa qua trong lúc đang chạy tiến chiếm mục tiêu, tiếng động cơ hơi trở ngại). Tiếng động cơ gầm rú làm em bé chợt khóc thét lên với giọng hốt hoảng, kinh hoàng! Có lẻ tiếng gầm rú của động cơ xe bọc thép làm em nhớ lại giống như những tiếng gầm rú của đạn bom mà em đã gánh chịu trong thời gian vừa qua!

Trung la lên: Anh Ngà,Tắt dùm máy xe đi! Tắt máy lẹ lên. Anh Ngà liền tắt máy ngay vì đã nghe tiếng khóc la của em bé.

Vừa đổ sửa cho em uống,Trung vừa quan sát khắp nơi trên thân thể của em, tóc và lông mi bị cháy xém, trên má bên phải cũng bị phỏng và vết thương đã lở lói, trên cánh tay trái gần bả vai một khoảng da bị phỏng to gần bằng ba ngón tay đang ung mũ màu trắng ngà!.

Vừa lúc đó em chợt đưa tay lên dụi dụi vào mũi mình, gương mặt nhăn nhó biểu lộ sự khó chịu và đau đớn .Trung nhanh tay chộp lấy cánh tay em và giật ra để tìm hiểu xem cái gì đã làm em bé hành động như vậy? Từ bên trong lổ mũi, một con giòi màu trăng trắng loay quay chun ra. Trung hơi giật mình đưa tay khiều gạt con giòi rơi xuống sàn xe. Đột nhiên em đưa tay xuống phía dưới háng mình và gải gải.Trung giựt tay em ra, và nhình thấy biết bao là giòi lúc nhúc bên trong bộ phận sinh dục của em. Trung thật sự kinh sợ khi nhìn thấy thảm cảnh mà em bé phải chịu đựng! Trung bỏ em nằm một mình và chợt nghỉ ra mình sẽ phải làm cái gì!

Trở lại với một cái lon nước đựng trái cây màu treillis bằng thiếc đã ăn hết đựng hơn phân nửa dầu xăng và một cây nhíp ( dụng cụ băng bó cứu thương trong mỗi xe). Vì em mặc quần đùi nên rất dể dàng cho việc gắp mấy con giòi ra. Từng con một, được gắp ra bỏ vào lon xăng, em nằm im vì hiểu rằng mình đang được giúp đở… Tất cả là 11 con giòi được đếm. Những con giòi trắng mập mạp bị bỏ vào trong dầu xăng dãy dụa một lúc lâu rồi chết …hết!

Sau khi đó thì em bé đã ngũ một giấc no say.

Đến chiều thì em được chuyển ra chổ tiền trạm của Tiểu Đoàn 3, Trung nghe nói em được vị Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng nhận làm con nuôi và trực thăng đã đưa em về Thành phố Huế.(3).

Lời kết: Đây là một trong những hàng triệu câu chuyện thương tâm mà người dân vô tội đã gánh chịu trong cuộc chiến VN. Sự đau thương mất mát, thống khổ, chia lìa vì đâu, do ai đem lại? Người dân thường không thể ở lại vùng giải phóng vì họ đã nghe kể lại hay chứng kiến khi các anh đã Giải Phóng bao nhiêu ngàn người dân vô tội về bên kia thế giới trong dịp Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968. Vì quá lo sợ khi các anh giải phóng đến, họ phải bỏ chạy…

Nhưng chạy theo QĐVNCH thì các anh bắn thẳng tay không thương xót! Vì các anh gọi đó là dân Ngụy, không theo quân Cách mạng! Không ai có thể quên được những hình ảnh hàng chục ngàn đồng bào bị bắn chết thê thảm trên Đại Lộ Kinh Hoàng tháng ngày 01 tháng 5 năm 1972.Trung cũng đã mục kiến tại.chổ!!!

Các anh đề-lô pháo 130 ly CS đã điều chỉnh rất chính xác. Vì các anh đã ngụy trang mặc đồ lính BB hay TQLC (theo lời kể của những người chạy nạn còn sống sót thì họ thấy những tên VC nằm gần sát bên QL1, gọi máy điều chỉnh pháo). Mục tiêu là đoàn người chạy nạn; xe của dân sự hay quân sự nối đuôi nhau dồn cụt, kẹt cứng lại nhau trên đọan đường khoảng 7,8 km từ quận Hải Lăng đến đầu cầu Mỹ Chánh. Một viên đạn Đại pháo 130 ly bay trúng vào giửa một chiếc xe GMC mui trần mà trên đó chồng chất phải hơn 30 con người, chiếc xe bị nổ tan tành nằm chỏng gọng,những thanh sắt bị uốn cong, thùng xe tan ra nhiều mảnh còn nhửng con người trên đó bay tung lên, bị xé tan ra hang trăm ngàn mãnh bay tứ tán trong không gian! Những trái đạn khác trúng vào đoàn người đang bị ứ động. Ngàn người gục ngã, thân thể nát bét, nhầy nhụa tiếng rên la khóc lóc của những người bị thương vang cả một góc trời… thịt da vương vãi, máu chảy thành sông…
Hẳn những cấp chỉ huy Cộng quân quá độc ác, ra lệnh tàn sát thường dân vô tội. Giờ này ngồi nhớ lại. Các anh có ăn năn hay hối hận gì về tội lổi của mình không? Chắc chắn là tâm hồn của các anh không được an vui, hằng đêm ngũ không yên giâc vì hàng chục ngàn oan hồn bị chết oan ức kia vẩn mãi mãi theo anh báo oán, đòi nợ !.

_Ghi chú: (1) CSBV tập trung quân cấp Quân đoàn phối hợp với các Trung đòan chiến xa T54 và Thiết pháo xa PT76 bất chấp Hiệp định Geneva 1954, vượt sông Bến hải vào ngày 30 tháng 3 chiếm đượcTỉnh Quãng Trị ngày 02 tháng 5 năm 1972 đến nay.

Chúng đã được trang bị vủ khí tối tân của LX và TQ. Đại pháo 130 ly tầm bắn xa 27Km, tiểu liên K66, súng không giật 82 ly, Hỏa tiển cầm tay Sarge SA7( Sam 7) tầm nhiệt bắn máy bay, Hỏa tiển tầm nhiệt AT3 (anti-Tank) diệt xeTăng, được điều khiển bằng 4 sợi giây đồng, có thể đưa viên đạn lên cao xuống thấp hoặc chun vào hầm trú ẩn của phe ta dể dàng, vì nó bay rất chậm nên anh em gọi nó là con tàng tàng!.

Vì quân CSBV được lệnh phải tử thủ trên vùng đất chiếm đóng. nên khi bị quân ta phản công lại chúng đã chống cự hết sức mãnh liệt !.Do vậy các đơn vị đã chiến đấu rất khó khăn, ác liệt. Chiến sĩ QĐVNCH đã đổ máu rất nhiều… để dành lại từng tấc đất, xóm làng!



Một Cánh chim không về

Hai chiếc Skyraider.AD 6 của KQVN đã từ hướng biển bay vào tiếp cứu. Khi nhìn thấy nhiều chiến xa T54 xã hết tốc lực hầu bao vây quân bạn trên những đồi cát .Phòng không của VC nổ vang trời khi thấy hai chiếc khu trục vào vùng tác xạ, những tràng lửa đạn đan kín cả bầu trời , ánh lửa chớp sáng liên hồi. Bất chấp hiểm nguy Một anh đã lao xuống thật thấp cách mặt đất khoảng dưới 100 m, sau khi cắt bom anh lấy lại độ cao đưa con tàu bay vút lên và ngoái đầu nhìn lại. Chiếc T54 bị trái bom nặng hơn 500 cân Anh hạ gục,tiếng nổ “Ầm” lửa và khói cuồn cuộn bốc cao!Trong lúc phi cơ của anh cất đầu lên đã bị một trái Hỏa tiển Tầm nhiệt SA7 đuổi theo; vì bay chậm hơn tốc độ của hỏa tiển nên tàu bay của anh đã bị nổ tung và anh không kịp nhảy dù thoát hiểm Anh đã anh dũng nằm xuống trên vùng trời Hải Lăng ngày 02/5/1972.

Chiếc thứ hai vòng lại tiếp cứu cũng bị bắn, một luồng khói đen bốc cháy từ cánh bên phải, phi cơ mất kiểm soát, đâm nhào xuống đất phát nổ, lửa khói mịt mù; và mọi người nhìn thấy một cánh dù hai màu trắng đỏ bung ra viên phi công rơi lơ lững xuống… Trên đồi những tên VC cầm súng chạy đuổi theo người phi công. Mọi người nhìn thấy ai ai cũng lo âu cho viên phi công! Nhưng may mắn thay anh đã lèo lái cánh dù an tòan đáp xuống về phía bên quân bạn).

-(2) Từ lúc xóm làng bị đánh bom cho đến khi cứu được em bé. Không biết đã trãi qua bao nhiêu ngày em ôm xác mẹ mình( có lẽ từ 10 ngày hay đến nửa tháng!) em có lẽ đã khóc lóc và sợ hãi vì cả gia đình lẩn hàng xóm đều chết hết; em đã xoay sở và ăn được những gì để sống sót cho tới khi được cứu !

(3) Tháng 5 /2009 trước khi viết câu chuyện này, Trung có liên lạc với Anh Tôn thọ Vạng ở New Jersey , khi thời điểm câu chuyện này xảy, anh Vạng là Chi đoàn phó CĐ 3/18 TK. Anh nói rằng khi em bé được đưa đến ngay chổ Chi đoàn đang đóng cùng tiền trạm TĐ 3 Sói biển. Anh Vạng định nhận em bé làm con nuôi nhưng vì anh đã có bốn nguời con nên anh e ngại mình sẽ không lo được chu tòan! Sau đó thì một anh Thượng sỉ Thường vụ Đại đội ( của Tiểu đoàn 3 ) đã nhận em làm con nuôi, mà người Thượng sỉ này đã có tám người con rồi !



Không hiểu bây giờ em bé đang ở đâu?

Cầu xin Ơn Trên luôn luôn che chở Hộ trì gia đình người bảo dưởng và gia đình em đuợc An vui và Hạnh phúc trong khoảng đời còn lại.



* Để tưởng nhớ đến Mũ đen Bắc Đẩu Nguyễn Ngọc Bích, mũ đen Thiếu úy Lê Văn Thảo, hai anh em mũ đen Thành-Nguyên, mũ đen Dương… và nhiều Anh hùng Mũ Xanh TQLC đã nằm xuống trong Trận Chiến Mùa Hè Đỏ Lửa Quãng Trị 1972.

Portland, Oregon Hạ buồn tháng 6/2009.

Nửa Trái Tim Yêu Người


Tác giả : Phùng Anh Duy
Trình bày : Hoàng Nhật Thơ

Saturday, October 22, 2011

Friday, October 21, 2011

Monday, October 17, 2011







Chuyện về hơn 100 bộ hài cốt chiến sĩ VNCH bị lãng quên
Sunday, October 16, 2011 1:53:55 PM
Bookmark and Share


Liêu Thái/Người Việt
Kỳ 1
Ngôi chùa nhỏ và những hài cốt vô danh


QUẢNG NAM - Thắp một nén nhang, mua áo giấy, vàng mã và lên đường. Đó là câu của mẹ tôi nói với chúng tôi sau khi nghe người bạn kể về trận đánh nảy lửa ngay trong thời điểm quân Cộng Sản Bắc Việt tiến công vào Quảng Nam (ngày 24 tháng Ba năm 1975) và 64 ngôi mộ chiến sĩ VNCH chưa có người thân đến thăm một lần cũng như nhiều bộ hài cốt đồng đội của họ còn nằm quanh quất đâu đó trong khuôn viên chùa Dương Lâm, thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.


Những ngôi mộ nằm lưng chừng đồi và nhìn ra lòng hồ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Chúng tôi vượt qua hơn 80 cây số đường nhựa, vào một con đường nhựa khác còn lại thời trước 1975 lổ chổ ổ gà ổ voi, qua mấy con kênh, vòng qua một hẻm núi nhỏ và qua một cánh đồng rộng mênh mông, chùa Dương Lâm nằm khiêm tốn giữa bốn bề ruộng đồng và núi.
Tiếp chuyện chúng tôi là vị trụ trì còn khá trẻ, Ðại đức Thích Pháp Tánh. Sau một hồi trò chuyện, vị trụ trì bắt đầu kể và giới thiệu thêm vài người từng mục kích trận đánh năm đó, những người tham gia bốc mộ, di dời mộ lên núi và nhiều chuyện linh ứng...
Thầy kể: “Lúc thầy về đây trụ trì, chùa này vắng lạnh lắm, thậm chí có người muốn vào chùa thắp nhang nhưng khi vào đến cổng chùa lại quay ra vì cứ nghe rờn rợn âm khí, cảm giác như âm linh đang đứng đâu đó sau lưng mình, đang quanh quẩn đâu đó trong mấy vạt sắn, vạt cỏ tranh... Nhưng kể từ ngày di dời, qui tập mộ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tạm mồ yên mả đẹp thì thanh khí hơn, Phật tử tụ về nhiều hơn...”
“Lúc đó, thầy chỉ nghe các Phật tử quanh đây họ chứng kiến và kể lại thôi, nhưng mỗi người kể mỗi khác nhau, khó cho rõ một câu chuyện, khó mà thống nhất lắm. Nhưng nhìn chung là có hai tuyến chuyện, một tuyến nói rằng vào ngày hôm đó, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa biết mình bị bao vây, đã tử thủ trong chùa này. Chuyện dài lắm!”




Chùa Dương Lâm - thôn Dương Lâm - xã Tam Dân - huyện Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Nói đến đây, Ðại đức Thích Pháp Tánh im lặng, ông nhìn ra vạt khoai mì phía sau chùa rồi thở dài.
Một Phật tử khác, không yêu cầu giấu tên nhưng chúng tôi quyết định giấu tên ông, cho biết: “Khi chôn các chiến sĩ VNCH, tội nghiệp lắm, con số lên đến cả vài trăm người chứ không phải một trăm lẻ mấy người như người ta thường kể đâu. Vì lúc đó, ngoài Trung Ðoàn 5 Sư Ðoàn 2 ra, còn có một số lính Thủy quân lục chiến, lính Ðịa phương quân, lính Dù... Cũng tụ về đây tử thủ”.
“Trong đó có một y tá đang chăm sóc các chiến sĩ bị thương, nghe nói đã đánh trận trên Khâm Ðức, Hiệp Ðức, Tiên Phước, bị thương, băng rừng về náu trong chùa, chữa trị vết thương. Nhưng rồi quân miền Bắc tấn công vào, họ tử thủ, bị B.40, B.41 bắn vào chùa, họ chết nhiều lắm”.
“Họ chết, chùa bị phá gần như nát, người dân chung quanh thì sợ quá, bỏ trốn khỏi nhà, cả thôn không còn mấy người, thậm chí không ai dám bén mảng đến khu vực chùa... Cả tuần sau, mùi tử thi bay ra khắp xóm. Bà con mới bắt đầu rủ nhau chôn vào một hố tập thể. Nói là chôn cho sang chứ thật ra sơ sài lắm...”
Hy sinh không toàn thân
Nói đến đây, người đàn ông này bắt đầu lạc giọng, mắt rươm rướm, ông nhấp một ngụm trà rồi im lặng ngồi nhìn ra vạt khoai mì, nơi có hố chôn tập thể mà theo như ông nói: “Nhiều lắm, chết nhiều lắm, chết anh dũng và thê thảm lắm!”




Vạt khoai mì, nơi có hố chôn tập thể. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

“Lúc chúng tôi đến đây chôn xác, có nhiều xác bị thú vật ăn hết một phần, có nhiều xác đã sình to lên rồi, không nhận ra gương mặt ai cả, chỉ cần biết họ mặc cùng loại đồng phục lính thì chôn thành một nhóm. Ðông nhất vẫn là xác lính Biệt động quân. Họ ra từ miền Nam anh à!”
Một người đàn ông khác, vốn là lính trong trận chiến này, người duy nhất thoát chết đã cho những người trong chùa biết rằng phần đông chiến sĩ VNCH nói giọng miền Nam, họ là những người trí thức, nói năng nhẹ nhàng, lịch sự và thường giúp đỡ bà con trong thôn.
Chúng tôi cố hỏi tìm người lính còn sống sót nhưng chỉ tìm được địa chỉ, ông đang sống ở một huyện miền núi Quảng Nam sau nhiều năm đi tù cải tạo ở trại giam An Ðiềm. Cũng vì một số lý do nhạy cảm, chúng tôi không nêu tên của ông trong bài viết này.
Qua điện thoại, nghe chúng tôi nhắc về những đồng đội nằm sót lại bên cạnh ngôi chùa cổ và trận đánh năm xưa, ông thở dài và thổn thức, không nói nên lời. Ba lần điện thoại, vẫn nghe ông khóc và không nói được gì. Ðến mấy lần điện thoại sau, chúng tôi chỉ nghe ông nói đúng một câu: “Họ là những anh hùng”.
Câu nói duy nhất của ông trong điện thoại cộng với nhiều luồng dư luận khác nhau, khiến chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về trận đánh nảy lửa trong thời điểm đất nước đầy biến động - tháng 4 năm 1975.
Tìm về hướng biển
Tìm gặp một cụ già trong thôn, sống khá gần chùa Dương Lâm từ trước năm 1975, tìm hiểu thêm về trận đánh này, ông cụ cho biết: “Lúc đó tôi còn trẻ, nhưng không đi lính vì gia đình tôi chỉ có mình tôi là con nối dõi. Tôi ở nhà, nhìn toàn bộ trận đánh này. Nhưng cho đến thời điểm này, qua nhiều lời kể, tôi lại đâm ra hoài nghi về sự thấy của mình!”
“Thật ra, lúc đó, chắc chắn là các anh lính VNCH không đầu hàng, họ tử thủ, họ không chủ động bắn về phía quân Bắc Việt, nhưng họ cũng không đầu hàng theo lời kêu gọi của phía Bắc Việt”.
“Thì các anh chị biết rồi đó, một bên thì bắc loa kêu gọi đầu hàng, hễ đầu hàng thì sống, chống lại thì chết. Một bên thì im lặng, cố gắng dưỡng thương và cố gắng tìm cách thoát khỏi vòng vây để đi ra biển, hướng đi của họ là biển, nhưng bị mắc kẹt trong vòng vây chỗ này. Vì họ không hay biết rằng thôn này là cái nôi của cộng sản nằm vùng. Vào đây thì không có lối ra, nhất là trong thời điểm quân miền Nam bị thất thủ nhiều nơi...”
Có người còn kể rằng: “Họ đầu hàng rồi, một số người quyết định ra hàng, nhưng khi vừa ra đến cổng chùa, giơ cao cờ trắng (làm bằng chiếc áo trắng quấn trên nòng súng) thì bị bắn tỉa ngã gục xuống ngay. Cũng có người hoài nghi đó là đạn của những người không chịu đầu hàng, có người lại cho rằng đó là đạn của cộng sản. Nhưng theo tôi thấy thì khả năng đạn của phía Bắc Việt nhiều hơn, vì những người ra hàng là người đang bị thương, không ai nỡ bắn vào đồng đội đang bị thương đâu!”
“Có lẽ vì hàng cũng không xong, mà đánh cũng không xong nên các anh ém quân đến hai ba ngày mới có trận đánh khét tiếng này!”
Và, theo dòng kể, một trận đánh kinh hoàng đã xảy ra, long trời lở đất, ban đầu còn bắn tỉa, dần dần bao vây, bố ráp, thít chặt vòng đai lửa và tiêu diệt, tàn sát...

(Còn tiếp)

Ðón xem kỳ 2: Trận đánh long trời lở đất!


Sunday, October 16, 2011

Saturday, October 15, 2011

Saturday, October 08, 2011

Sau 36 năm, tìm thấy hài cốt Chuẩn Tướng Điềm, Đại Tá Võ Toàn

Sĩ quan Sư Ðoàn 1 Bộ Binh lâm nạn tháng 3/75 trên đường bay từ Ðà Nẵng

Huy Phương & Nam Phương/Người Việt

QUẬN CAM 7-10 (NV) - Suốt nhiều năm tìm kiếm, gia đình của cố Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm và cố Ðại Tá Võ Toàn đã tìm thấy hài cốt của họ với các tấm thẻ bài đầy đủ họ tên và số quân.

Di ảnh Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm khi còn mang cấp bậc đại tá. (Hình: Gia đình cung cấp)
Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm là tư lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh. Ðại Tá Võ Toàn là trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 1 Sư Ðoàn 1 Bộ Binh. Cả hai sĩ quan này thiệt mạng trong một chuyến bay vào đêm 28 tháng 3, 1975 từ Ðà Nẵng dự trù về Qui Nhơn chuẩn bị phòng tuyến mới để cầm cự khi Ðà Nẵng thất thủ và Quảng Nam không còn an toàn.
Theo nguồn tin của gia đình Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm và Ðại Tá Võ Toàn, tìm ra địa điểm hài cốt của họ mới cách đây khoảng 3 tuần lễ tại một địa điểm sát bờ biển thuộc làng Lá Ngái, thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Ðược sự giúp đỡ của người dân địa phương đã chôn cất những tử thi này, gia đình đã dễ dàng kiếm ra địa điểm. Trước đó, gia đình Chuẩn Tướng Ðiềm đã tổ chức rất nhiều lần tìm kiếm nhưng không thành công.
Khi khai quật lên, ngoài hài cốt của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm (còn thẻ bài và một lá bùa trong túi áo- được gia đình xác nhận), Ðại Tá Võ Toàn (còn thẻ bài và một nhẫn cưới), còn có hài cốt một thiếu úy (có cấp bậc trên cổ áo), một phi công (mặc đồ bay), một phụ nữ và một em bé.

Thẻ bài của Chuẩn Tướng Ðiềm. (Hình: Gia đình cung cấp)

Ðiều này trùng hợp với ký ức của cựu Trung Tá Lê Ngọc Bình, người lái chiếc máy bay bị rớt, cho biết trong số người trên máy bay ngoài hai sĩ quan Sư Ðoàn 1 còn có nhiều người quá gian tránh pháo kích.
Trong cuộc nói chuyện với báo Người Việt trưa ngày 7 tháng 10, ông Lê Ngọc Bình nói rằng máy bay do ông lái bay trong sương mù dày đặc, chở nặng (khoảng 16 người gồm cả quân và một vài người là thân nhân không quân chạy nạn) không bay cao được và bay dọc theo bờ biển. Tới một khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi thì bị bắn và máy bay rơi xuống biển.
Ông Bình, nguyên phi đoàn trưởng phi đoàn trực thăng 275 của Sư Ðoàn 1 Không Quân VNCH, kể rằng buổi tối 28 tháng 3 năm 1975, phi trường Ðà Nẵng bị pháo kích dữ dội. Ông được lệnh dời phi đoàn sang một phi trường nhỏ ở Non Nước lâu nay không sử dụng, để tránh pháo kích và “đợi êm quay lại chứ không định đi đâu”. Ðược một ít lâu thì có mấy xe díp chạy tới, ngừng lại. Ông thấy có Chuẩn Tướng Ðiềm, Ðại Tá Toàn và một số sĩ quan cao cấp khác.
Dịp này, Tướng Ðiềm liên lạc với tỉnh trưởng Bình Ðịnh thì được cho hay nơi đây vẫn còn an toàn nên ông muốn được vào đó để lập tuyến phòng thủ mới. Ông Bình trình bày rằng trời mưa và sương mù nặng nên bay rất khó khăn, nguy hiểm. Trong khi đang thảo luận thì “dân trong làng gần đó túa ra nói xe tăng Cộng Sản đang đi về hướng này”.
Vì vậy mọi người cùng lên máy bay và quyết định bay dọc biển về hướng Qui Nhơn ở phía Nam.
“Trên máy bay có một y tá, một phụ nữ với 4 đứa con nhỏ là những người quá giang tránh pháo kích ở Ðà Nẵng, tất cả ngồi đầy máy bay tới 16 người. Máy bay bay thấp vì nặng”. Ông Bình kể.

Thẻ bài và nhẫn cưới của Ðại Tá Võ Toàn. (Hình: Gia đình cung cấp)

Máy bay bay ngang qua Chu Lai bị bắn, may không bể bình xăng, nên không mất cao độ. “Nhưng khi chưa tới Sa Huỳnh, Quảng Ngãi, thì bị bắn lên. Nghe tiếng súng nhỏ bắn rồi máy bay không còn điều khiển được và rớt xuống nước”.
Theo lời ông Bình kể “Ðụng nước, máy bay trực thăng lật ngửa. Tôi cố sức ra được, trồi lên mặt nước, mang giày nặng không bơi được nên lặn xuống cởi giày. Trồi lên lại thì thấy ông Ðiềm cũng nổi lên, còn mang áp giáp. Tôi la lớn kêu ông cởi áo giáp. Cũng thấy ông Toàn nổi lên.”
Lúc này, ông nói đã uống rất nhiều nước biển, rất mệt lại đêm tối không nhìn thấy gì, “sóng đánh rầm rầm, mạnh ai nấy đi”. Ông ráng bơi được vào bờ, rất mệt, bám được mô đá nhưng lại bị sóng đánh dạt ra ba lần mới bám được một chỗ, tay sứt móng máu chảy rất nhiều. Ông không thấy ai bơi vào như ông, lúc này ông đoán khoảng 11 tới 12 giờ đêm.
Ông Bình kể tiếp là ông đi dọc biển một hồi thì thấy một máy bay trực thăng trước mặt. Ông chạy tới, may nhờ một người trong nhóm người này là trung úy thuộc cấp cũng thuộc phi đoàn của ông nhìn ra ông nên đã không bị bắn.
Chiếc máy bay này đã đáp xuống vì sương mù dày đặc không bay nổi.
Khi họ đang bàn tính và chờ bớt sương mù thì bị một nhóm quân cộng sản tới tấn công. Nhóm của ông đã bắn trả, rút lên máy bay và bay đi kịp. Cố gắng lên được cao độ 2,000 feet, trời bớt sương mù và lúc này cũng đã khoảng 7 giờ sáng ngày hôm sau. Máy bay ra khỏi mây và bay về được tới phi trường Phù Cát.
“Tôi nghĩ là ông Chuẩn Tướng Ðiềm và những người kia đều đã chết đuối. Họ đã uống nhiều nước biển” nên mất sức, không thể chống chọi với sóng biển.
“Hai đêm qua tôi đã không ngủ được khi nghĩ đến chuyến bay hôm đó”. Ông Bình nói.

Nguồn : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=138182&z=1  

Friday, October 07, 2011

Viên Đạn Cuối Cùng



Tháng 8-1974, một trận đánh lớn xẩy ra tại Thường Đức giữa hai Lữ đoàn Nhẩy Dù của Quân lực VNCH và 3 Sư Đoàn quân Bắc Việt, trận chiến rất khốc liệt, sau 3 tháng quần thảo, số tổn thất của hai bên rất to lớn. Trận chiến đã trôi qua 37 năm, nhưng những người lính Nhẩy Dù năm xưa vẫn không quên âm vang của trận đánh và những đồng đội đã nằm xuống. Xin mời đọc câu chuyện của một người Đại Đội Trưởng Nhẩy Dù tham dự trong trận đánh này tại Thường Đức.

oOo

Tâm Anh bước những bước nhẹ trên hè đường Tự Do, cơn gió lạnh cuối năm khiến nàng khoanh hai tay lại suýt xoa. Những chiếc lá me khô lăn tròn như điệu nhạc luân vũ dưới chân nàng. Sài gòn năm nay được hưởng một cái lạnh khác thường, gần Noel rồi còn gì. Ngang qua Brodard, nhiều cặp mắt trong đó nhìn nàng, còn anh trong đó nữa đâu? Vậy là anh vĩnh viễn xa em rồi... Phải chi anh đừng mê đời lính, phải chi anh đừng mê súng đạn thì giờ này em đâu có cô đơn như thế này. Tâm Anh nhớ lại, cũng là Broadard này một ngày nào đó, ngày hai người còn quấn quýt bên nhau, khi đang ngồi uống nước, ngắm thiên hạ qua lại, bất chợt Chương nắm tay nàng:
- Em, anh đã suy nghĩ kỹ rồi, anh sẽ nhập ngũ, vào Võ Bị Đà Lạt.

Cái ống hút rời khỏi đôi môi xinh xắn, nàng không ngạc nhiên nhưng có bàng hoàng. Tâm Anh chờ đợi ngày này sẽ đến và bây giờ nó đến, vậy mà vẫn không tránh được. Nàng hiểu tính Chương, thời gian gần đây, Chương luôn than phiền về một cái gì đó, không rõ ràng, có lúc Chương bảo sao chàng thấy thành phố này ngột ngạt quá, chỉ muốn xa khỏi đây, có lúc Chương đứng sững nhìn một người lính phía bên kia đường, lẩm bẩm: ”Vậy mà Trung nó chết cũng được nửa năm rồi” -Trung là một trong ba người bạn thân của chàng, cùng đang học Đại học, rồi cả ba bỏ đi lính. Khi mãn khóa, Trung chọn binh chủng Nhẩy dù, hai người kia chọn bộ binh và đổi đi xa, chỉ có Trung thỉnh thoảng về phép, rủ Chương và nàng đi chơi như ngày xưa, ngày mấy người còn vui chơi với nhau chung một nhóm. Trung đen hơn nhưng rắn rỏi, mỗi lần về, Trung say sưa kể về một trận đánh nào đó mà anh tham dự, nàng bắt gặp ánh mắt Chương rực sáng khi nghe Trung nói chuyện. Thế rồi Trung không còn dịp về nữa để kể chuyện chiến trường cho Chương nghe, anh đã hy sinh trong một trận đánh ở đâu đó, nàng không nghĩ Chương lại nối gót theo mấy người kia sớm tới như thế.
Nàng bất chợt hỏi Chương:
- Anh bỏ đi như vậy, còn tình yêu chúng mình, còn em thì sao?
- Thì tình yêu mình cũng vẫn còn đấy chứ em, biết đâu sự xa cách này chẳng là một thử thách cho đôi ta, nếu mình vẫn giữ vững được, nếu mình vẫn chỉ nghĩ đến nhau thì cuộc hôn nhân mới thực bền vững.

Cuối năm 1972, chiến trường đã qua đi những trận đánh lớn, tháng giêng 1973, Hiệp định Paris được ký kết đúng với sự mong đợi của Hoa Kỳ và VC. Về phía Hoa Kỳ, có người bảo nhiệm vụ của họ đã xong, tức chiến lược toàn cầu của họ đã hoàn tất, giờ Mỹ có thể rút hết quân về nước, để hai bên VN giải quyết với nhau, đúng ra phải nói là để miền Bắc giải quyết miền Nam vì Mỹ không giữ lời cam kết là sẽ yểm trợ chính phủ VNCH. Trong khi miền Nam đơn độc chiến đấu thiếu cả về vũ khí lẫn viện trợ kinh tế thì CS Bắc Việt lại được sự yểm trợ to tát của toàn khối CS.

Về phía Bắc Việt, ký kết Hiệp định Paris là cơ hội để họ xâm chiếm miền Nam, khi người Mỹ bắt đầu rút quân thì cũng là lúc CS đem quân ồ ạt vượt qua vĩ tuyến 17, chúng hoàn thành con đường đông Trường Sơn để chuyển quân và vũ khí được nhanh hơn, xe cộ và bộ đội rầm rộ chuyển vào như chỗ không người, trước đây chúng không dám ngang nhiên như vậy vì sợ B52 và quân ta phục kích. Hiệp ước Paris qui định ai ở đâu thì yên đó nhưng với VC, có khi nào ta tin được chúng. Kinh nghiệm cái Tết Mậu thân còn đó. Tuy quân VC gia tăng nỗ lực chuẩn bị cho cuộc chiến nhưng chúng vẫn chưa nắm vững không biết người Mỹ có quay trở lại hay không nếu chúng mở các cuộc tấn công lớn. Qua nhiều cuộc lấn chiếm thăm dò, Mỹ vẫn giữ thái độ im lặng, chúng quyết định mở một cuộc tấn công và nơi chúng lựa chọn cho cuộc thử thách này là Thường Đức, nếu chúng thắng cuộc chiến ở đây, chúng sẽ đưa quân thẳng ra biển, chia cắt miền Nam làm hai và sự sụp đổ của VNCH chỉ đếm từng ngày.

Thường Đức là một quận nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam, được tách ra từ Quận Đức Dục, nằm phía Tây Đà Nẵng trên liên tỉnh lộ 4, cách Quốc lộ 1 khoảng 40 cây số. Đây là một điểm chiến lược quan trọng, coi như tiền đồn của của Đà Nẵng. Thường Đức trước kia là một trại LLĐB Mỹ, xây dựng kiên cố với những hầm ngầm bê tông cốt sắt.

Quân trú phòng tại Thường Đức có 2 ĐĐ Địa phương quân, 14 Trung đội Nghĩa quân, tháng 6, 1974, tin tức tình báo cho biết VC đang chuẩn bị lực lượng có thể tấn công Thường Đức. Tiểu Đoàn 79 BĐQ được tăng cường thêm cho Chi khu này, gọi là Chi khu nhưng nó có tính cách chiến lược hơn là yếu tố kinh tế, dân thì toàn là gia đình của binh sĩ trú đóng tại đây, đất đai khô cằn sỏi đá, ba hướng bao quanh là núi cao dốc đứng, chỉ có hướng Đông để ra QL1 là bằng phẳng.

VC tấn công Thường Đức với SĐ 304 (SĐ Điện Biên), SĐ 324 và nhiều Trung Đoàn tăng cường cùng các đơn vị Pháo và xe tăng. Quân trú phòng chống cự mãnh liệt, TĐ 79 BĐQ chiến đấu dũng cảm, gây thiệt hại to lớn cho quân tấn công; phía trú phòng cũng bị thiệt hại, Trung Tá Quân Trưởng bị thương nặng, Th/T TĐT /79 BĐQ cũng bị thương và gọi pháo bắn ngay trên đầu. Sau gần 10 ngày chống cự, với quân số địch quá đông và các họng pháo ở những ngọn đồi chung quanh bắn trực xạ vào Thường Đức, Quận bị thất thủ.

Lo sợ cho Đà Nẵng, Tướng Trưởng xin Bộ TTM cho SĐ Dù tham chiến, Lữ đoàn 1 gồm 3 TĐ: 1,7 và 9 được không vận từ SG bằng C130 xuống Đại Lộc.
Trung Úy Nguyễn thanh Chương, khóa 25 VB Đà Lạt lúc này là ĐĐT của TĐ 1 Nhẩy Dù tham dự cuộc hành quân tái chiếm Thường Đức, Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù cũng chuẩn bị vào vùng từ Huế.

Đường vào Thường Đức rất bất lợi cho quân giải tỏa, chỉ có một con đường độc đạo là liên tỉnh lộ 4 từ ngoài Đại Lộc tới Thường Đức mà hai bên đường có nhiều ngọn đồi mà VC đã chiếm, thiết lập công sự phòng thủ kiên cố trong vách đá, trong đó có ngọn đồi 1062, từ đây chúng có thể kiểm soát mọi sự di chuyển trên LTL4. VC đã chiếm ngọn núi này trước khi chúng tấn công Thường Đức vì chúng biết thế nào phía ta cũng đem quân giải cứu Quận lỵ này.

Lữ đoàn 1 dàn quân xuất phát mà ưu tiên phải chiếm được ngọn đồi 1062, họ biết là quân VC đã sẵn sàng đợi họ ở đây. Tiểu Đoàn 1 của Chương được chỉ định chiếm ngọn đồi này, đường tiến quân rất khó khăn vất vả, phải băng qua những khoảng trống mà pháo của chúng đã có tọa độ sẵn, rồi các đồi đá phải vượt qua, bứng những chốt Cộng quân cài chung quanh để cầm chân bước tiến của quân Dù. Khi gần tới được gần 1062, TĐ1 đã bị một số tổn thất nhưng nhiệm vụ trước mắt vẫn là làm sao phải chiếm cho được ngọn đồi này để kiểm soát con đường nằm phía dưới dẫn vào Thường Đức.

TĐ1 dàn quân dưới chân đồi 1062, một cái lưng yên ngựa phải vượt qua trước khi tới sát được dưới chân đồi, địch từ trên cao có lợi thế hơn và hầm hố chúng xây dựng trong hốc đá kiên cố với nhưng cây cổ thụ to được chúng cưa làm nóc hầm. Cả hai Đại Đội Dù được pháo binh yểm trợ xung phong chiếm mục tiêu nhưng gặp sức kháng cự mãnh liệt của địch, cối 120 ly và hỏa tiễn 122 ly được địch bắn xối xả vào vị trí quân Dù. Những mục tiêu tác xạ chúng đã tiên liệu trước và tiền sát của chúng từ những ngọn đồi chung quanh gọi pháo chính xác, suốt một ngày, Dù bị cầm chân. Đại Đội Chương mất một Th/U Trung đội trưởng và 5 binh sĩ cùng khoảng một chục bị thương.

Lệnh từ TĐ cho ĐĐ Chương lùi lại, bố trí tuyến phòng thủ đêm lấy sức cho cuộc tấn công ngày hôm sau. Rạng sáng, ĐĐ Chương, bọc qua hướng khác, nơi có nhiều dốc đá thẳng đứng, hướng này địch có lơ là vì không nghĩ Dù sẽ chọn để tấn công. Pháo ta dồn dập đổ xuống đỉnh đồi, địch co cụm trong hầm hố tránh pháo, lính Dù bám từng hốc đá âm thầm leo lên ,khi gần tới đỉnh đồi, họ đồng loạt khai hỏa xung phong. Dù dùng lựu đạn ném xuống hầm, bị bất ngờ, chúng hốt hoảng bung hầm chạy. ĐĐ Chương chiếm được đồi 1062 nhưng ngay lập tức, địch pháo kích dữ dội với đủ loại pháo từ những ngọn đồi chung quanh. Lính Dù nhờ có hầm hố kiên cố sẵn của bọn chúng, tránh được nhiều thiệt hại. ĐĐ Chương được lệnh bố trí giữ ngọn đồi, sáng hôm sau sẽ có một ĐĐ bạn lên tăng cường nhưng tối đó, Chương không thể giữ được ngọn đồi mà suốt ngày hôm nay đã đổ bao xương máu mới chiếm được. Mới chập tối, địch pháo tàn sát ngọn đồi rồi cho nguyên một Trung đoàn xung phong tái chiếm. Ở tuyến phòng thủ phía Tây, Th/U Thành, một Trung đội trưởng xuất sắc của Chương gọi máy cho biết địch rất đông, đang tràn ngập mục tiêu, Thành xin pháo binh bắn ngay trên đầu. TĐ cho lệnh Chương rút xuống, Chương gọi máy cho lệnh, không có tiếng Thành trả lời, tuyến của Thành bị tràn ngập. Thành bị nguyên một băng AK nát hết người. Khi lính của ĐĐ rút hết, Chương xuống sau cùng, chàng gọi pháo dập xuống đỉnh 1062. Lúc Chương đang lao xuống gần chân đồi, một trái pháo nổ ngay cạnh Chương, không biết của ta hay của địch, Chương thấy tối tăm mặt mũi và rồi không biết gì nữa.

Ngày hôm sau, một ĐĐ khác được lệnh tấn công tái chiếm ngọn đồi, họ gặp Chương nằm trên vũng máu, người lính mang máy và cận vệ của anh nằm chết bên cạnh. Chương bị thương rất nặng, pháo cắt đứt một chân anh, mặt phủ đầy máu, Chương được tải thương ngay lập tức. Suốt mấy ngày ở bệnh viện, Chương ở trong biên giới giữa cái sống và cái chết.

Cuối cùng, người ta đã cứu được Chương thoát lưỡi hái của tử thần nhưng không cứu được cái chân của anh, và khuôn mặt, một mảnh pháo chém sạt một bên má. Khi tỉnh lại, Chương biết mình bị thương nặng lắm, cái đầu cuốn trong băng trắng xóa và đau nhức khủng khiếp. Chương cũng biết mình mất mất một chân. Các Bác Sĩ khi thấy Chương đã đủ khỏe, họ cho anh biết sự thực về khuôn mặt, họ nói sẽ cố gắng đắp vá cho anh nhưng không thể nào có được hình hài như xưa.

TĐ cho một người lính thân cận của Chương ở hẳn Bệnh viện để chăm sóc anh cùng với chiếc xe jeep. Đầy, người Hạ sĩ theo Chương từ ngày Chương gia nhập Nhẩy Dù. Đầy là người lo cho anh từ cái ăn, cái ngủ như người mẹ hiền, giờ vẫn cạnh ông thầy. Khi ông thầy bị thương quá nặng, vẫn chăm sóc anh từng li, từng tí. Chương không cho Đầy báo gì Tâm Anh biết, cho đến một ngày, Chương dặn dò Đầy đến cho Tâm Anh biết tin nhưng là một cái tin Đầy thấy khó khăn để nói.
Gần hai tháng nay, Tâm Anh không nhận được thư từ hay tin tức gì của Chương cả, nàng có nghe về những trận đánh xẩy ra với đơn vị Nhẩy Dù ở đâu đó. Một buổi trưa, một cái xe jeep đỗ xịch trước cửa nhà, nàng thấy Đầy bước xuống, Tâm Anh chạy vội ra:
- Chú Đầy, Trung Úy không về hả, có thư không vậy chú?
Đầy không nói gì cả, anh bước vào trong nhà, tay cầm chiếc mũ béret đỏ xoay xoay trong tay.

Nhìn cử chỉ khác thường của Đầy, Tâm Anh biến sắc, nàng đưa tay lên ngực: gì thế này, có chuyện gì xẩy ra cho Chương rồi sao, đừng nói gì không may nghe chú Đầy, sao mặt chú lại buồn thế kia, đừng, chắc không có gì đâu, có gì nói đi, nói đi chú Đầy.

Sau một chút ngập ngừng, Đầy lên tiếng:
- Xin cô bình tĩnh, mời cô ngồi xuống, Trung Úy Chương đã hy sinh, ở mặt trận Thường Đức, quân địch tràn ngập mục tiêu, chúng tôi không lấy được xác Trung Úy, Trung Úy đã chiến đấu dũng cảm nhưng địch đông quá.

Tâm Anh choáng váng mặt mày, nàng buông rơi mình trên ghế, không còn nghe những gì Đầy đang nói tiếp. Thế đấy anh ơi, sao giản dị quá: Trung Úy đã hy sinh. Câu nói thật đơn giản mà như đất trời sụp đổ, bao nhiêu người đã được nghe những câu đơn giản như thế này, bao nhiêu cõi đời tan nát?

Hạ sĩ Đầy đã hoàn thành nhiệm vụ được Chương trao phó, một nhiệm vụ khác thường trong bao nhiêu việc Chương đã bảo anh làm trước đây. Công việc chút nữa đã không hoàn thành khi Đầy nhìn thấy sự đau khổ tột cùng trên gương mặt Tâm Anh. Nhờ là một người lính tác chiến sắt đá nên đã kềm chế được mình vì anh hiểu những gì ông thầy mình muốn cho quãng đời còn lại của ông ấy và nhất là cho Tâm Anh. Đầy cũng thương ông Trung Úy của mình không kém gì Tâm Anh, có điều hai tình thương khác nhau; với Đầy, Chương là một cấp chỉ huy gương mẫu, can đảm và thương yêu binh sĩ hơn cả tình đồng đội, những ngày ở Bệnh viện, đã bao lần Đầy ngăn nước mắt khi nhìn Chương trong hình hài không còn nguyên vẹn.

Tâm Anh bỏ ngang việc học, nàng không còn tâm trí để nghĩ đến sách vở, nàng đi hát để tìm quên. Nhờ làn hơi thiên phú, chỉ trong thời gian ngắn, tiếng ca nàng vút cao trong nền ca nhạc ở Sài Gòn, nhiều nơi săn đón mời nàng hát cho phòng trà của mình, Tâm Anh chọn chỉ hát độc quyền cho Tự Do, một phòng trà mà lúc còn sống Chương rất thích. Ở đây, nàng như thấy Chương của một ngày mà Hey Jude, don’t let me down, ngày hai người quấn quýt bên nhau với tiếng hát của Billy Shane, của Strawberry Four. Nàng cũng thuộc lòng câu thơ Chương làm cho nàng trong một lần lên Đà Lạt thăm Chương về:

Anh cứ sợ rồi mình sẽ quên nhau
như con đường nơi đó
như ngày nao trên thềm phố chợ
sáng Chủ Nhật
em chờ anh
vẫn trên cao là những nhánh thông xanh
và dưới thấp là mặt hồ yên lặng
có phải mùa Thu làm mắt em xa vắng
rồi mình sẽ quên nhau

Tâm Anh rưng rưng nước mắt, đấy, anh ơi, đang yêu nhau mà anh cứ nghĩ đến chuyện cách chia, giờ ta xa nhau thật rồi, xa nhau vĩnh viễn, em giờ đây như rừng thu. Anh đang yên nằm ở đâu, sao người ta không đem anh về cho em? Tâm Anh vẫn buốt lòng mỗi khi nghĩ tới Chương.

oOo

Chương ở trên một căn gác nhỏ, có Đầy lo cho mọi chuyện, thời gian đầu khi còn phải tới lui bệnh viện cho các Bác sĩ tái tạo lại khuôn mặt, Đầy vẫn lái xe chở Chương trên cái xe jeep mà TĐ cung cấp, khuôn mặt chỉ làm đỡ được phần nào trong sự tàn phá của trái pháo, khi soi gương, Chương cũng không nhận ra mình, chiến tranh ghê gớm quá.

Cứ mỗi tối, đúng 10 giờ, Tâm Anh xuất hiện trên sân khấu Tự Do, sau lời giới thiệu, nàng bước ra trong chiếc áo dài lộng lẫy, Tâm Anh cúi chào khán giả, mái tóc ngang vai xõa xuống che khuôn mặt u buồn, nàng hất mái tóc ra phía sau, giọng hát cất lên, nàng hát như gửi hồn vào một thời nào đó, có lúc nức nở như gửi tiếc thương cho một ai ở nơi xa xôi.

Xong bài hát, người bồi mang lại mảnh giấy nhỏ đưa cho Tâm Anh, nàng liếc nhanh: ”Người đi qua đời tôi, cám ơn.” Quái lạ, mấy tuần nay, cứ đúng thứ bẩy, nàng lại nhận được mảnh giấy yêu cầu bài hát Người đi qua đời tôi, chắc vẫn là người khách này. Tiếng hát cất lên: “Người đi qua đời tôi, trong những chiều đông sầu...” Giọng Tâm Anh như nức nở “Anh đi qua đời em, có nhớ gì không anh?...”

Hết phần trình diễn của mình, Tâm Anh ra về, nàng ngập ngừng trước cửa: vị khách kia chắc có một tâm sự buồn lắm, cùng tâm trạng như mình. Nàng đưa tay nhìn đồng hồ, để hôm nào mình phải gặp vị khách đó để thăm hỏi xem sao.
Một lúc sau, một chiếc xe jeep chạy tới, đậu gần nơi cửa, Đầy xuống xe bước vào phòng trà. Cũng sắp hết giờ, anh tiến lại phía chiếc cột khuất trong bóng tối, nghiêng xuống nói với một người ngồi ở đấy: “Trung Úy để em đỡ ra xe”. Chương chống tay xuống bàn, đứng dậy. Đầy dìu ông thầy ra xe, gió đêm thổi làm Chương thấy bớt ngột ngạt.

oOo

Sáu tháng sau, Tâm Anh lấy chồng, cũng một người trong Quân đội. Trong căn gác nhỏ, Chương nghĩ thôi thế cũng xong, mình đã chẳng từng cầu mong Tâm Anh được hạnh phúc hay sao, ngày rồi cũng lụi tàn, mình coi như đã chết trong Tâm Anh và nàng coi như đã xa khỏi đời mình. Chương bật cười - như cái chân nó cũng xa khỏi đời mình. Chương nhớ đồng đội khôn tả, nhớ những lúc băng mình trong lửa đạn, nhớ tiếng reo hò xung phong chiếm mục tiêu.

Rồi tình hình chiến sự trong những ngày kế tiếp hết sức khẩn trương, Ban mê Thuột có thể thất thủ, Chương theo dõi báo chí và tin tức trên đài phát thanh. Đầy chạy đi chạy về hậu cứ Tiểu Đoàn cho Chương biết TĐ hiện đang ở đâu, làm gì. Tình hình càng ngày càng xấu đi, Lữ Đoàn đang chống giữ tại Khánh Dương, rồi đang đánh nhau ở Long Khánh... Chương giật mình, Long Khánh à, vậy là gần quá rồi, sao mà lại nhanh như vậy, mới đây thôi, mình còn làm cho chúng tan hoang ở Thường Đức mà.

29 tháng Tư, Đầy chạy vội lên căn gác:
- Ông thầy, Tiểu Đoàn mình đang giữ cầu xa lộ, VC với xe tăng đang tiến từ Biên Hòa xuống, chắc sẽ đụng lớn ở đây.
Chương nhỏm dậy, với tay lấy bộ quần áo hoa dù mặc vào người, dắt theo khẩu colt hấp tấp hỏi Đầy:
- Có đúng Tiểu đoàn đang ở cầu xa lộ không?
- Đúng ông thầy, em mới gặp thằng Tư Đen nó nói vậy.
- Chú lái xe đưa tôi ra đó ngay, đi, nhanh lên.

Chiếc xe Đầy lái chạy như bay qua ngã ba Hàng Xanh, quẹo theo hướng xa lộ, dọc đường, Chương thấy dân chúng nhốn nháo, có người sách cả đồ đạc như chạy loạn, chiếc xe chạy tới giữa cầu thì ngừng lại, lính Dù bố trí dọc theo hai bên thành cầu, có pháo rớt chung quanh. Chương chống nạng tới chỗ có mấy cái cần ăng ten, Trung Tá TĐT Tiểu đoàn Dù mà Chương phục vụ trước đây đang nói chuyện trên máy. Chương bước tới đứng nghiêm chào vị TĐT, người cách đây mấy tháng đã cùng anh xông pha trong lửa đạn ở Thường Đức.

- Trời ơi Chương, cậu tới đây làm gì, lui xuống dưới kia, tụi nó sắp tới, có cả tăng nữa, lui xuống.
- Không đích thân, đích thân cho tôi được chiến đấu với anh em lần cuối, Nhẩy Dù cố gắng mà đích thân.
Vị Tiểu Đoàn Trưởng Dù nhìn Chương trừng trừng, môi ông run run, một người vào sinh ra tử cả bao nhiêu trận, bỗng dưng thấy lòng chùng xuống, ông chào Chương, một thượng cấp chào thuộc cấp, chưa bao giờ Chương gặp trường hợp như vậy...

Chàng lọc cọc chống nạng bước đi, cúi nhặt khẩu M16 của ai vứt cạnh đó cùng sợi dây ba chạc. Có tiếng Đầy:
- Ông thầy chờ em, em đi cùng với ông thầy.
Hai thầy trò xách 2 cây súng, ngồi dựa vào thành cầu, những người lính Dù đang nhắm súng vào hướng địch, có tiếng súng nổ từ hướng bên kia đầu cầu, tiếng đạn AK mà cả hai đã từng nghe quen, Chương lẩm bẩm: bài hát sao mà đúng thế, tai nghe quen đạn thù, chàng cao giọng:
- Nhẩy Dù cố gắng nghe Đầy.
- Dạ, Nhẩy Dù cố gắng ông thầy.
Tiểu Đoàn Dù đã thiết lập được hai lô cốt tạm ở đầu cầu hướng về phía nhà máy xi măng Hà Tiên, bộ binh địch bắt đầu xông lên nhưng chạm phải Dù bắn trả, chúng lùi lại rồi xốc tới, một lần rồi hai lần, chúng bị chặn lại. Chưa bao giờ đánh nhau mà không được một sự yểm trợ nào cả như lần này, từ pháo binh tới phi cơ, Chương và Đầy nhắm vào toán VC gần chân cầu, lâu rồi Chương mới cầm khẩu M16 mà bắn như vậy, không còn lệnh lạc, không còn chỉ huy, chỉ còn nhắm quân thù mà bắn.

Buổi tối, địch thôi tấn công, đêm yên lặng, thỉnh thoảng nghe tiếng pháo kích hướng Tân sơn Nhất và những tràng đạn nổ ở đâu xa nghe như pháo tết. Đầy kiếm được bịch gạo sấy và hộp thịt ba lát, Chương không ăn, hai thầy trò nằm cạnh nhau, trời trong và đẹp, những vì sao trên cao không sáng bằng sao ở Thường Đức. Đầy kể cho Chương nghe về những người người lính trong Đại Đội đã hy sinh ở đấy, về những người bạn ĐĐT và Trung đội Trưởng đã nằm xuống, Chương nhớ vô cùng những người lính trong ĐĐ trước đây, mỗi lần nói chuyện với họ, Chương luôn thấy ấm áp và một sự khoan khoái trong lòng, những người mà mới chuyện trò với họ hôm qua, hôm nay đã hy sinh, chịu đựng gian khổ và hiểm nguy, để được gì ngoài tình yêu quê hương.

Đêm mấy tháng trước ở đó đâu có yên lặng như thế này, mà chắc cũng không yên được lâu đâu, chúng đang chuẩn bị đấy, khi chúng im lặng là chúng đang chuẩn bị cho cuộc tấn công tiếp theo. Không biết cả hai thiếp đi được bao lâu, có tiếng súng nổ ran từ phía đầu cầu. Trời mờ sáng, địch bắt đầu tấn công. Chương và Đầy gom mấy dây đạn lại. Chúng xuất hiện ngay dưới chân cầu, những người lính Dù chuyển đổi vị trí ẩn nấp. Có tiếng ì ì từ xa, xe tăng địch tới. Chẳng còn gì ở đây cả, chỉ còn ít cây M72, mấy ngày nay, Dù vừa di tản vừa phải chiến đấu, đạn dược, lương thực đã cạn, chưa được tiếp tế. Hai chiếc xe tăng địch đi đầu khai hỏa, địa thế trống trải, chúng bắn dọc theo cầu, pháo tăng nổ cấp tập trên mặt cầu, quân Dù rút dần về phía đầu bên này, một viên đạn pháo xe tăng nổ ngay chỗ Đầy nằm cách Chương mấy thước, Chương bò tới, Đầy bị trái pháo nát bấy người, nhìn thấy Chương, anh chỉ kịp thều thào “Trung Úy...” rồi ra đi. Chương nắm tay Đầy, vuốt mắt cho người lính thương yêu, người đã sống chết với anh bao lâu nay nơi chiến trường và săn sóc Chương trong những ngày đau đớn. Chiến tranh chưa ngưng, còn tàn hại tới giây phút cuối cùng, chàng nắm cây M16 nghiến răng bắn một loạt về phía mấy tên VC đi đầu. Tiếng tăng mỗi lúc mỗi gần, Chương tuyệt vọng, mấy tháng trước mình đã không chết ở Thường Đức, giờ mình chết ở đây, cũng không sao, Chương rút khẩu colt, lên đạn. Tiếng xe tăng nghe càng rõ dần, nhìn Đầy nằm bên cạnh, anh thì thầm: “Thầy trò mình có nhau, Đầy a!ỉ”. Một tiếng vang lên, không phải Chương đang lao xuống từ ngọn đồi 1062, anh đang lao xuống một vực sâu, sâu lắm.

Trưa 30 tháng Tư, sau khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, dân chúng xuôi ngược trên cầu xa lộ nhìn thấy xác hai người lính Nhẩy Dù, trong đó có một người cụt mất một chân và tay họ nắm chặt lấy nhau.

VIẾT THÊM CHO LỜI KẾT

– Trận Thường Đức có thể nói là trận đánh lớn nhất của SĐ Nhẩy Dù, hơn 3 tháng quần thảo với hai SĐ cộng quân là SĐ 304 và 324, thêm nhiều Trung đoàn tăng cuờng cùng các Trung đoàn pháo, Cộng quân rút khỏi Thường Đức, ngọn đồi 1062 trước xanh tươi, giờ trơ trụi cây cối, được chiếm đi chiếm lại nhiều lần của hai bên, số thiệt hại như sau :
- Sư Đoàn Dù có 2 Lữ Đoàn 1 và 3 tham dự với 7 TĐ thay phiên nhau xa luân chiến, 500 tử thương , khoảng hơn 2000 bị thương, số tổn thất bằng 50% quân số.
- Cộng quân, ba Trung đoàn 24, 26, 66 coi như xóa sổ, hơn 2000 bị chết, 5000 bị thương.

Trong số những người hy sinh của SĐ Dù, có nhiều ĐĐT và Trung đội trưởng, Đại Úy Ngụy văn Đàng, một ĐĐT của TĐ 3 Dù đã phải gọi pháo binh và phi cơ dội ngay trên đầu mình vì địch quá đông, tràn ngập điên cuồng trong chiến thuật biển người. Khi tìm được xác anh, ĐU Đàng chết trong thế ngồi, mắt mở trừng trừng, người đầy vết đạn, anh chết mà chúng vẫn tiếp tục bắn vào anh. Người bạn thân cùng khóa 25 Võ Bị với Chương là Đại Úy Võ Thiện Thư, Đại Đội trưởng ĐĐ34 cùng Trung Úy Tô văn Nhị khóa 26 lên tiếp cứu cho Đàng cũng đã chiến đấu dũng mãnh. Địch xử dụng 1 Trung đoàn, cuồn cuộn biển người, cuối cùng, cũng như Đàng, Thư đã gọi pháo binh bắn ngay lên đầu khi bị địch tràn ngập, cả hai hy sinh. Khóa 26 VB về Nhẩy Dù 10 Sĩ Quan thì nội trong trận Thường Đức cũng đã hy sinh 5 người. Các Sĩ quan tốt nghiệp Trường Võ Bị Đà Lạt phải trải qua một hành trình 12 năm ở Tiểu học và Trung học, 4 năm tại Trường Võ Bị, tổng cộng 16 năm, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy, những người sẽ là rường cột của Quân Đội sau này, nhưng chỉ cần một viên đạn, ngay trận đánh đầu tiên, đã hy sinh, có uổng phí không? Không, người Sĩ Quan Hiện dịch là như vậy, cần được tôi luyện trong khói lửa.

Hơn 5 tháng sau trận đánh tàn khốc này, miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Một sự thật đau lòng bởi sự phản bội của người Mỹ, cả một Quân đội hùng mạnh bị trói chân, trói tay trong cuộc chiến tuyệt vọng. Ở Thường Đức, Nhẩy Dù đã anh hùng chiến đấu giữ vững được bờ cõi, những năm tháng trước đó, ở Quảng Trị, Bình Long, Kontum, Qưân lực VNCH đã chiến đấu dũng cảm, rồi bao trận đánh oai hùng năm xưa. Khi người Mỹ đã xong công việc, họ gọi là cuộc rút quân trong danh dự, thật ra đây là cuộc rút quân nhục nhã, cuộc rút quân phản bội, chỉ tội nghiệp, ta đã hy sinh uổng phí, mấy trăm ngàn người chết để đổi lấy một kết cuộc bi thảm.

Bây giờ bỗng dưng nổi lên có những người mà năm xưa khi khói lửa chiến tranh, họ còn nhỏ, chưa phải cầm cây súng, chưa biết thế nào là chết chóc, chưa có cảm giác khi đồng đội ngã xuống bởi đạn thù, tóm lại, họ chẳng phải hy sinh gì hết, giờ họ lớn tiếng hỏi các Tướng lãnh (Quân Đội) đã xin lỗi nhân dân chưa? Câu hỏi thật lạ, chính họ phải xin lỗi những người đã nằm xuống vì đất nước, vì sự an toàn cho họ, họ phải xin lỗi vì sự nhởn nhơ ngoài vòng chiến mà bao người khác đã chết thay cho họ, những Don Quichotte thời đại cầm kiếm múa may, họ nghĩ rằng Quân Đội phải chịu trách nhiệm trong việc miền Nam bị mất mà họ thì không chăng?

Một Don Quichotte khác lớn tiếng thóa mạ các Tướng Lãnh hèn nhát, làm mất nước, lạ một điều, những người này chưa hề cầm súng chống lại quân thù trong cuộc chiến vừa qua, những người này khi đất nước chìm trong lửa đạn, họ vắt mũi chưa sạch, nhưng giờ họ làm như thể nếu họ chỉ huy thì ta sẽ không thua. Các Tướng có hèn nhát không? Tướng Nguyễn viết Thanh, Tướng Đỗ cao Trí, Trương quang Ân đã hy sinh tại mặt trận, 5 vị Tướng đã tuẫn tiết không đầu hàng giặc, còn bao nhiêu Sĩ Quan khác nữa mà họ là những anh hùng trong bóng tối, họ có hèn không?
Chương, cho đến khi dành viên đạn cuối cùng cho mình, nằm xuống mà vẫn không hiểu tại sao miền Nam lại mất, bao nhiêu bạn bè, đồng đội anh cũng đã nằm xuống mà không biết mình bị phản bội, giá biết được, liệu họ có liều hy sinh cho một điều vô lý như thế? Họ là những người lính, mà người lính lúc nào cũng nghĩ tới nhiệm vụ và thi hành lệnh. Xin kính chào những người lính Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã nằm xuống cho quê hương.

Trần Như Xuyên
http://www.thegioimoionline.com/tm.php?recordID=2529


Sunday, October 02, 2011