Wednesday, March 29, 2017

Mỹ Nhân



Một vẻ đẹp không sắc xảo, không nghiêng ngả giang sơn, một nụ cười xinh không điên đảo thế nhân NHƯNG ai đã nhìn qua khuôn mặt này sẽ mãi mãi không bao giờ quên và sẽ thẳn thờ đến ngày cuối của cuộc đời. Một nét đẹp hoàn hảo.

Giọt Sầu...!




Quê nhà xa cách mấy đại dương
Đất khách quê mẹ ... ngàn dặm trường
Ngày nào xa quê còn trai trẻ
Buồn nhìn ngoảnh đầu tóc điểm sương
Gối mõi chân chùn nơi đất khách
Ngày nhìn xa tít bóng quê hương
Đêm truong thao thức trăn trở giấc
Mắt mờ lệ cạn ... giọt sầu vương.

March 23, 2017
Hoàng Nhật Thơ




Một vòng Sài Gòn Chợ Lớn xưa :đường xưa lối cũ

Một vòng Sài Gòn Chợ Lớn xưa :đường xưa lối cũ LikeShow more reactions CommentShare



Visa

Visa "ổng" cấp đã lâu rồi
Chờ ông bà hú thì dông thôi
Thời gian rảnh rổi đi từ giã
Bạn bè, lối xóm, thân nhân tôi
Visa loại VIP hạng sang nhất
Chỗ nằm thoải mái không phải ngồi
Visa xuất cảnh vô thời hạn
"One way" ticket chẳng khứ hồi.


Kính tặng chị 7 của em
March 24, 2017
Hoàng Nhật Thơ


ĐỊTTTTTTTTTTT

Khi lũ khỉ mới chiếm miền Nam,2 con khỉ Trường Sơn & U Minh là Trọng Lú và 3X chiếm 2 căn nhà của người dân di tản.Hai l**n chí này o cạnh nhau, một buổi cơm trưa, 2 gia đình dùng cơm trùng buổi, đồng chí 3X vừa Nhón mông lên thì vợ 3X hỏi :
-Ông địt nữa hở?
Đồng chí 3X gật đầu.
Vợ đồng chí 3X lớn tiếng than :
-Đêm qua khi ngủ ông địt sáng đêm,tôi chịu khg nổi, sáng nay thức dậy chưa ra khỏi giường ông địt tiếp, bây giờ ăn trưa ông địt nữa. Ngày nào cũng địt, đi đứng nằm ngồi cũng địt, tôi chịu hết nổi ông rồi.
Vợ Trọng Lú kế bên nhà nghe được liền cằn nhằn Trọng Lú :
- Ông nghe chưa...đồng chí 3X ngày nào cũng địt được, còn ông cả tháng mới địt được một cái, chán bố khỉ !


*
Sự hiểu lầm nghĩa chữ ĐỊT của người Bắc khi vào miền Nam

Sáng mùng 1 Tết, 2 ông cháu đi chùa.


Lịch Sử Ngành Cảnh Sát Quốc Gia VNCH



Nói đến Ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, nhiều người chỉ hiểu về những người chỉ có Nhiệm Vụ Giữ Gìn An Ninh Trật Tự, hoặc Điều Hòa Lưu Thông ở khắp các Thành Phố, Thôn Xóm...
Không nhiều tài liệu ghi lại những Danh Xưng, Tổ Chức theo từng Giai Đoạn đổi thay của Lịch Sử: Từ Thời Pháp Thuộc, đến Thời Đệ I Cộng Hòa và Đệ II Cộng Hòa... Với sự trợ giúp của Quý Niên Trưởng --Những Bậc Tiền Bối trong Ngành Cảnh Sát Quốc Gia như: Lê Sơn Thanh, Trần Trần Trọng Sanh, Thành Phước Thành, Ðặng Văn Minh v.v...
A- Giai Đoạn 1: Thời Kỳ Phôi Thai.
Sau 19/12/1946, Pháp đã chiếm lại một số lãnh thổ trên các Miền Bắc, Trung và Nam đặt lại nền đô hộ trên các phần đất chiếm lại của Việt Minh. Tại các địa phương đó, Pháp đã trao lại cho các Chính Khách thân với họ để lập nền Hành Chánh địa phương.
Ngày 5/3/1947 Pháp cử Nghị Sĩ Emile Bollaert sang làm Cao Ủy Pháp tại Việt Nam. Một Ủy Ban Lâm Thời được thành lập tại Huế. Tại Bắc Phần, Pháp cho thành lập Ủy Ban Lâm Thời Hành Chánh và Xã Hội. Tại Miền Nam, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh được Hội Ðồng Tư Vấn Nam Kỳ cử ra thành lập Chính Phủ Nam Kỳ. Tại mỗi địa phương đều thành lập lấy Cơ Quan An Ninh riêng để giữ gìn an ninh và trật tự cho chính quyền địa phương và bảo vệ phần nào dân chúng trở về sau cuộc chiến.
Về phía người Pháp, lập lại nền đô hộ với Sở Liêm Phóng Liên Bang và Địa Phương, có thẩm quyền và quyền hạn trên cả các Cơ Quan An Ninh địa phương.
Sau khi Pháp chiếm lại toàn ven lãnh thổ, họ cho thành lập những Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời, với các tên gọi như: Hội Ðồng Chấp Chánh Lâm thời ở Trung Phần, Hội Ðồng An Dân ở Bắc Phần và Chính Phủ Nam Kỳ ở Nam Phần.
Các Sở Công An được thành lập ở Hà Nội, Huế và Sai Gòn. Ở mỗi thị xã có một Ty Cảnh Sát, nhân viên là cựu công chức thuộc các Ngành An Ninh Pháp hoặc các Ngạch Hành Chánh hay Chuyên Môn trước năm 1945, và có một số được tuyển dụng tạm thời. Lương bổng do địa phương đài thọ. Chưa có hệ thống từ Trung Ương.
Năm 1948, Hàng Ðế Bảo Ðại đứng ra điểu đình với Bollaert để thành lập một Chính Phủ Lâm Thời và giao cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng. Sắc Lệnh Số 48/SG ngày 18/2/1948 tổ chức các Cơ Quan trực thuộc Thứ Trưởng Nội Vụ, trong đó có một “Ty Giám Ðốc Cảnh Sát và Mật Thám Quốc Gia”.
Thi hành Thỏa Ước Việt - Pháp ngày 8/3/1949, công bố tại Điện Elysée, liên quan đến chủ quyền Việt Nam, một số bộ phận thuộc các Sở An Ninh Pháp bắt đầu chuyển giao cho chính phủ Việt Nam, nhưng công tác Tình Báo Chống Cộng vẫn do Sở Liên Phóng của Pháp đảm trách.
B- Giai Đoạn 2: Thời Kỳ Tổ Chức Có Hệ Thống.
Nghị Ðịnh Số 59/BNV ngày 24/4/1950 của Thủ Tướng, quy định việc tổ chức Ngành Công An và Cảnh Sát Quốc Gia. Một Nha Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Ðược thành lập tại Trung Ương. Mỗi phần có một Sở Cảnh Sát Công An: Hà Nội, Huế và Saigòn. Một tỉnh có một Ty Công An, mỗi thị xã có một Ty Cảnh Sát. Về hành chánh và lương bổng trực thuộc địa phương, còn chuyên môn trực thuộc Trung Ương. Ở mỗi quận thuộc tỉnh có một Chi Công An.
Ngày 14/6/1950 Sở Liêm Phóng và Cảnh Sát Pháp tại Hà Nội được chuyển giao cho phủ Thủ Hiến Bắc Việt. Tháng 7/1951, tại Miền Trung, Thủ Hiến Trần Văn Lý cho thành lập Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần.
Sắc Lệnh Số 81/CA ngày 29/11/1951 thiết lập các Ngạch Cảnh Sát và Công An, ấn định thể thức tuyển dụng, ngạch trật, chỉ số long.v.v… Trong năm 1952 có 2 lần nhập Ngạch Cảnh Sát Công An cho nhân viên tùng sự tại các nơi. Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An trong thời kỳ này là Tổng Kiểm Tra Mai Hữu Xuân.
Ngày 23/6/1954 Ông Ngô đình Diệm về nước lập Chính Phủ với tư cách Thủ Tướng do Quốc Trưởng Bảo Ðại chỉ định. Nền Hành Chánh, Quân Sự và Cảnh Sát Công An tại Bắc Phần và các tỉnh Bắc Trung Phần đều triệt thoái vào Nam, từ Vĩ Tuyến 17 trở xuống.
Ngày 7/10/1954 các Cơ Quan An Ninh Pháp hoàn tất việc chuyển giao Cảnh Sát Công An cho Việt Nam. Thời kỳ này, Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An là Lai Văn Sang, thuộc Lực Lượng Bình Xuyên đảm trách.
Sắc Lệnh Số 120/CV ngày 25/10/1954 thiết lập các Ngạch Điều Khiển và cải tổ Ngành Cảnh Sát Công An.
Tổng Nha Cảnh Sát Công An, gồm có các Sở: Hành Chánh, Tư Pháp, Cảnh Sát Ðặc Biệt... Sở do Chánh Sở điều khiển. Sở chia ra phòng do Chủ Sự điều khiển.

Tại các Nha Phần, có các Phòng: Tình báo tổng quát, tình báo đặc biệt, hành chánh, kế toán, căn cước, tư pháp... do một Chủ Sự điều khiển. Các Chi ở Quận không thay đổi.
Ngày 26/3/1955, vào thời kỳ Bình Xuyên lộng quyền ở Sai Gòn, Nha Cảnh Sát Ðô Thành được thành lập, chỉ thuộc quyền Ðô Trưởng mà không thuộc quyền Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An Lai Văn Sang. Sau những gây rối do Công An Xung Phong của Bình Xuyên tạo ra, gặp sự phản công của quân đội ở 3 mặt cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Ðường thuộc Xóm Củi và Phú Lâm, Lai Văn Sang được thay thế bởi Ðại Tá Nguyễn Ngọc Lễ do Nghị Định ngày 24/4/1955 của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Trong Nghị Định này, cũng giải tán Công An Xung Phong. Sau đó, Giám Ðốc Cảnh Sát Công An Nam Phần Nguyễn Văn Tôn cũng bị thay thế bởi Trung Tá Trần Vĩnh Ðắt. Trụ Sở Tổng Nha tạm di chuyển về bên hông Nha Cảnh Sát Ðô Thành đường Trần Hưng Ðạo.
Ngày 29/4/1955, một Hội Ðồng Nhân Dân Cách Mạng được thành lập, từ đó đưa tới “Việc Trất Phế Bảo Ðạ”i, và Ông Ngô Ðình Diệm “được ủy nhiệm làm” Thủ Tướng để thành lập Chính Phủ mới. Sau những đợt di cư vào Nam, các Phòng, Sở của Nha Miền Bắc đều sung vào các Phòng mới thành lập, riêng nhân viên Cảnh Sát Công An các Ty Miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Phần đều sung vào Phòng Ðiều Tra Ðặc Biệt. Sau đó Tổng Nha được dời về bout Catinat (gần bưu điện) và có thêm một vị Phó Tổng Giám Ðốc --ông Nguyễn Văn Hướng, nguyên là Giám Ðốc Công An Bắc Phần. Tổng Nha Cảnh Sát và Công An trực thuộc Bộ Nội Vụ, do ông Bùi Văn Thinh làm Bộ Trưởng.
Cấp chỉ huy của các Nha lúc bay giờ là:
-Nha Cảnh Sát và Công An Nam Phần, ông Trần Bá Thành làm Giám Ðốc.
-Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần, ông Nguyễn Chữ làm Giám Ðốc.
-Nha Cảnh Sát và Công An Cao Nguyên, ông Nguyễn Văn Hay làm Giám Ðốc.
-Nha Cảnh Sát Ðô Thành, ông Trần Văn Tư làm Giám Ðốc.

Ngày 28/5/1955, Ðại Sứ Hoa Kỳ Freiderick Rheinardt trình ủy nhiệm thư, đánh dấu giai đoạn chuyển hướng nền Hành Chánh, nói chung, và Ngành Cảnh Sát Công An Việt Nam. Trong chiều hướng canh tân, chính phủ nhờ Phái Bộ Hoa Kỳ phụ giúp việc huấn luyện Cảnh Sát Công An.
Ngày 24/10/1956, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ Quốc Trưởng. Tổng Thống ký Sắc Lệnh Số 147/a/TTP chia Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần ra làm 2: Nha Cao Nguyên và Nha Trung Nguyên --Nha Cảnh Sát Công An Cao Nguyên và Nha Cảnh Sát Công An Trung Nguyên Trung Phần.
Tại Tổng Nha có Sở Trung Ương Tình Báo, phòng Tư Pháp, Phòng Hành Chánh, phòng Ngoại Kiều, phòng Nhân Viên và phòng Kế Toán.
Ngày 8/12/1956, Ðại Tá Phạm Văn Chiểu thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lễ.
Ngày 6/6/1960, bắt đầu phát thẻ căn cước bọc nhựa cho dân chúng Ðô Thành do Cảnh Sát Công An đảm trách.
Vào thời kỳ này, Ngành Cảnh Sát Công An có các Trung Tâm Huấn Luyện:
-Trung tâm huấn luyện Trung Cấp, thuộc Tổng Nha.
-Trung tâm huấn luyện Sơ Cấp tại Vũng Tàu.
-Trung tâm huấn luyện Tam Hiệp (Biên Hòa).

Ngày 13/11/1961, Ðại Tá Nguyễn Văn Y được cử làm Tổng Giám Ðốc thay Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là. Dưới thời Ðại Tá Y nhiều thay đổi quan trọng trong Ngành Cảnh Sát Công An Việt Nam. Ngoài những nhiệm vụ thường lệ, còn có thêm một Cơ Quan Tình Báo khác, đó là Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo.
Theo Sắc Lệnh Số 146/NV ngày 27/6/1962, Ngành Cảnh Sát và Công An được hợp nhất và cải tổ thành Cảnh Sát Quốc Gia. Ở Tỉnh không còn Ty Công An và Ty Cảnh Sát; chỉ có một Ty Cảnh Sát Quốc Gia mà thôi. Hành chánh, lương bổng, tiếp liệu, chuyên môn... trực thuộc Tổng Nha. Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia gồm nhiều Sở, nằm trong 3 Khối chính: Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt, Khối Tư Pháp và Khối Hành Chánh. Mỗi Khối do một Phụ Tá Tổng Giám Ðốc điều khiển. Cũng trong dịp cải tổ này, một số Phòng được nâng lên thành Sở và Ban được nâng lên thành Phòng:
- Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt: Nghiệp vụ về Tình Báo và Phản Tình Báo, để ngăn ngừa và đối phó với những hoạt động xâm nhập và phá hoại của Cộng Sản kể cả lo việc huấn luyện chuyên môn cho nhân viên như: Tình Báo căn bản, Tình Báo và Phản Tình Báo cao cấp, Cán Bộ Điều Khiển, Cán Bộ Sưu (Truy) Tầm v.v…
- Khối Tư Pháp: Cấp phát Căn Cước, Tổng Văn Khố, Giảo Nghiệm, Cảnh Sát Hành Chánh, điều tra Tư Pháp và Ngoại Kiều.
- Khối Hành Chánh: Nhân Viên, Kế Toán, Tiếp Liệu, Truyền Tin, Nội Dịch và Huấn Luyện.

Ngày 2/7/1963 bảy (7) Nha Cảnh Sát Quốc Gia được tổ chức lại: Nha Trung Phần (Huế), Nha Nam Trung Nguyên Trung Phần (Nha Trang), Nha Cao Nguyên (Ðà Lạt và Ban Mê Thuộc), Nha Miền Ðông Nam Phần (Biên Hòa), Nha Tiền Giang (Mỹ Tho), Nha Hậu Giang (Cần Thơ) và Nha Ðô Thành Sai Gòn.
Ðầu năm 1964, do Sắt Luật SL4/QP Ngành Hiến Binh Việt Nam được giải tán và sau đó một phần nhân viên được chuyển qua Cảnh Sát Quốc Gia. Ở các Tỉnh Miền Nam, số Cảnh Sát hương thôn, Cảnh Sát Thị xã (ngoại ngạch) cũng được chuyển ngạch Cảnh Sát Quốc Gia.
Sắc Lệnh Số 19/NV ngày 27/1/1965, qui định việc thành lập Đoàn Cảnh Sát Dã Chiến tại Tổng Nha. Sau đó, do Sắc Lệnh Số 42/NV ngày 17/7/1965, quy định tại Tổng Nha có thêm Khối Yểm Trợ, gồm có Lực Lượng Cảnh Sát Dã Chiến và Giang Cảnh. Một Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến được thành lập tại Ðà Lạt.
Vào khoảng tháng 7 năm 1965, sau khi can thiệp và được Chính Phủ cho được Miễn Động Viên, Tổng Nha được tuyển dụng những nhân viên có bằng cấp Tú Tài trở lên được theo học các Khóa Sĩ Quan Cảnh Sát để thành những cấp chỉ huy tương lai. Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được thành lập để đào tạo những người này thành những Biên Tập Viên (có Tú Tài II) và Thẩm Sát Viên (có Tú Tài I) và phải qua một kỳ thi tuyển. Cho đến ngày 12/3/1966, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia mới được hợp thức hóa bằng Nghị Ðịnh Số 416/NÐ/NV. Thời gian học của các Sĩ Quan này là 1 năm. Khóa 1 Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia khai giảng ngày 1/3/1966 tại Trai Lê văn Duyệt, trong khu Biệt Khu Thủ Ðô Sai Gòn. Viện Trưởng Học Viện đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Ðàm Trung Mộc (mất ngày 28/12/1982, nhằm ngày 14 tháng11 Năm Nhâm Tuất tại “Trại Tù Cải Tạo” Hà Sơn Bình, Bắc Việt). Sau đó. Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được dời về trụ sở mới ở Thủ Ðức vào đầu năm 1969.
C- Giai Đoạn 3: Thời Kỳ Phát Triển.
Cuối năm 1966, Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia dự trù tăng từ 22.000 người lên 72.000 người. Theo đó, Tổng Nha tuyển dụng thêm một số nhân viên ngoại ngạch, gọi là Cảnh Sát Viên Phù Động Đồng Hóa Công Nhật, luơng bổng do viện trợ Hoa Kỳ đài thọ.
Sắc Lệnh Số 160/SL/AN ngày 30/10/1967 và được bổ túc bởi Sắc Lệnh Số 26/SL/NV ngày 12/3/1969 lại cải tổ Ngành Cảnh Sát Quốc Gia. Các Sở thuộc Khối Hành Chánh được chia ra thành Khối Nhân Huấn và Khối Hành Chánh. Hai Khối này, một lần nữa sắp xếp lại thành Khối Huấn Luyện và Khối Quản Trị.
Trong thời kỳ này, Tổng Nha thay đổi danh xưng của Khối Yểm Trợ thành Khối Hành Quân, thêm Nha An Ninh Cảnh Lực và Trung Tâm Bình Ðịnh và Phát Triển. Bảy (7) Nha Cảnh Sát trước đây được xếp lại thành bốn (4) theo các Vùng Chiến Thuật và Nha Ðô Thành Sai Gòn.
Sắc Lệnh Số 17A/TT/SL ngày 1/3/1971 thành lập Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia thay Tổng Nha trước đây và các hệ thống trực thuộc như sau:
-Bộ Tư Lệnh.
-Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Khu I, II, III, IV và Thủ Ðô.
-Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia của Tỉnh, Thành Phố biệt lập (như Ðà Nẵng, Vũng Tàu...) hay các Quận ở Thủ Ðô.
-Bộ Chỉ Huy Quận của các Tỉnh hay các Thành Phố biệt lập.
-Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia ở Xã hay Phường ở Thủ Ðô.

Sắc Lệnh Số 59/SL/NV ngày 22/6/1971, ấn định cấp bậc, chỉ số lương, cấp hiệu nhân viên các cấp của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia giống như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm có:
-Cảnh Sát Viên
-Trung Sĩ, Thượng Sĩ Cảnh Sát.
-Thiếu Úy, Trung Úy, Ðại Úy Cảnh Sát.
-Thiếu Tá, Trung Tá, Ðại Tá Cảnh Sát.
-Chuẩn Tướng, Thiếu Tướng, Trung Tướng Cảnh Sát.

Mỗi cấp có nhiều bậc, để được cứu xét trong mỗi kỳ thăng thưởng hàng năm hay đặc biệt (đặc cách vì chiến công).
Việc cải chuyển từ Ngạch Trật cũ ấn định bởi Sắc Lệnh 81/CA ngày 19/11/1971 qua cấp bậc mới cho Nhân Viên Cảnh Sát Quốc Gia và cho Nhân Viên Biệt Phái được thực hiện từ tháng 7 năm 1971.

Ngày 1/6 hàng năm được ấn định là Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia từ năm 1971.
Nhân số Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã tăng đến 135.000 người vào năm 1975 để đáp ứng với nhu cầu của việc Việt Nam hóa chiến tranh chống với Cộng Sản Bắc Việt

Tác Giả: Thanh Kim Pham 


Người Quân Cảnh Cuối Cùng Chết Tại Bộ Tổng Tham Mưu





Lời giới thiệu: Giờ thứ 25 của ngày 30 tháng 4-1975, có một hạ sĩ quan Quân Cảnh của đại đội 1 tại Tổng Tham Mưu đã tự sát dưới chân cột cờ trước tòa lầu chính. Một Quân Cảnh còn sống đến hôm nay sẽ kể lại câu chuyện. Nhưng trước đó xin quý vị nghe qua về cuộc đời của chính tác giả: Anh Huỳnh Hồng Hiệp gốc Kiến Hòa, sinh sống tại Sài Gòn đã đầu quân vào binh chủng Quân Cảnh từ cấp binh nhì. Sau đó anh lên binh nhất rồi đi học lớp Hạ Sĩ Quan căn bản, trải qua lớp chuyên môn binh chủng rồi phục vụ tại Phú Quốc. Hàng ngày những hạ sĩ quan Quân Cảnh VNCH phải đối diện với 40,000 chiến binh cộng sản trong các trại giam. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp và hiểm nghèo. Sau khi hiệp định Paris ký kết, trại tù binh giải tán, các tiểu đoàn Quân Cảnh của Phú Quốc trở về đất liền tham dự các buổi hành quân tảo thanh và bình định. Chiến dịch chấm dứt. Một số tiểu đoàn giải tán, binh sĩ chuyển qua Biệt Động Quân. Các hạ sĩ quan Quân Cảnh trong đó có thanh niên Kiến Hòa Huỳnh Hồng Hiệp phải vào Dục Mỹ huấn nhục. Vừa vất vả, vừa bị các quân nhân đơn vị bạn ghét Quân Cảnh nên kỳ thị phá phách. Nhưng rồi mọi thứ cũng trôi qua và ở trong câu chuyện cuối tháng Tư sau đây, xin mời quý vị theo chân người hạ sĩ quan Quân Cảnh gian truân của chúng ta trên đường từ Dục Mỹ về Sài Gòn cho đến ngày cuối tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Sau cơn hồng thủy 75, anh Huỳnh đã ở lại Sài Gòn rồi sau này mới vượt biên. Vì năm 75 chợt thấy mình yêu nước nên ở lại. Chuyến vượt biên những năm sau là thảm kịch gia đình. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác. Hôm nay chúng ta chỉ nghe câu chuyện chấm dứt dưới chân cờ.

Riêng đối với các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã chạy được qua ngả Tân Sơn Nhất vào tuần lễ cuối cùng. Nếu đi ngang qua cổng trại Trần Hưng Đạo của Bộ Tổng Tham Mưu thì sẽ thấy Trung sĩ Huỳnh đứng giữ trật tự. Suốt tuần lễ dài như cả trăm năm, anh vẫn đứng gác cho đến giờ phút cuối để các cấp trên di tản theo hệ thống quân giai. Bởi vì người trai Hiến Hòa đã không biết tại sao trong những giờ phút đó, anh lại chợt thấy mình yêu nước, yêu quân đội. Mà quân đội đối xử với anh có đẹp đẽ gì đâu?
Giao Chỉ San Jose.
* * *
Vào khoảng 8 giờ sáng, ngày 29 tháng 3-1975, tôi với một vài người bạn ra chợ Dục Mỹ để uống cà phê và cũng để nghe ngóng tình hình chiến sự. Tin tức từ những quân nhân hướng Khánh Dương chạy về cho biết là phòng tuyến này do các chiến sĩ Nhảy Dù ngăn chận Cộng quân đã đổ vỡ. Chúng tôi lập tức trở về TTHL Dục Mỹ thì quang cảnh quân trường đã thay đổi hẳn. Các khóa sinh và cơ hữu của trung tâm ra các giao thông hào trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Biến động này làm cho nhóm 17 khóa sinh gốc Quân Cảnh chúng tôi lại thêm hoang mang. Số là nhóm chúng tôi đã thụ huấn xong khóa cuối Rừng Núi Sình Lầy và có danh sách được trở về binh chủng Quân Cảnh. Khóa học đã mãn hơn 10 ngày rồi mà chưa có Sự Vụ Lệnh để trình diện đơn vị. Chúng tôi cử một đại diện có cấp bậc cao nhất trong nhóm là Thượng Sĩ lên trình diện Đại Tá CHT/TTHL Dục Mỹ sau khi đã qua các văn phòng theo hệ thống quân giai. Đại tá Đại rất bận rộn nhưng ông vẫn cho gặp. Ông ngạc nhiên về trường hợp chậm trễ. Tuy nhiên sau cùng, ông lục ở ngăn kéo nơi làm việc tìm ra được Sự Vụ Lệnh mà ông đã ký rồi và đưa ra trao cho trưởng toán chúng tôi. Khi nhận được Sự Vụ Lệnh thì Quân Trường Dục Mỹ không thể cung cấp phương tiện đến Nha Trang. Chúng tôi đành tự túc mạnh ai nấy đi. Đến chiều khoảng 1 giờ, chúng tôi gặp nhau tại ở Nha Trang với hy vọng tìm được máy bay về Sài Gòn. Tôi và vài bạn nữa đi ngang qua Bộ Tư Lệnh QĐ II thì lá cờ tướng đã hạ xuống, Quân Cảnh gác cổng không còn. Đi quan Bộ Chỉ Huy BĐQ QK II thì cũng vườn hoang nhà trống. Súng M16 cả đống nên mỗi anh em nhặt một cây để phòng thân. Không có phương tiện của quân đội nên chúng tôi mạnh ai nấy đi bằng cách đổ ra ngả Ba Thành và leo xe nhà binh tìm đường xuôi Nam. Lúc bấy giờ có Quân Cảnh Hiệp, người lớn tuổi hơn tôi nên bạn bè gọi là Hiệp Già. Anh có một vợ 5 con, đơn vị gốc là Tiểu đoàn 8 Quân Cảnh, cùng học chung với tôi mấy khóa ở Trường Quân Cảnh và Trường HSQ Đồng Đế. Suốt đêm hôm đó và đến khoảng 3 giờ chiều hôm sau, đoàn xe di tản đến thị xã Phan Thiết. Khi xe ra khỏi Phan Thiết một đỗi chúng tôi gặp một số quân nhân chạy ngược lại, được biết Việt cộng phục kích và có giao tranh ở ngả ba Bình Tuy (Rừng Lá). Tin này làm chúng tôi chùn chân vì tôi biết chắc với đám quân không có chỉ huy nếu gặp Việt cộng thì chỉ có chết. Sở dĩ tôi nghĩ như thế là vì suốt từ nhiều ngày qua đã có lúc giành mấy củ khoai ở cổng Ba Làng Cam Ranh mà bắn nhau chết. Thị xã Phan Thiết đang yên lành thì bị cướp, bị phá cửa sắt lấy bia, nước đá, thực phẩm tạo ra sự giành giựt rồi giết nhau. Điều này ai có đi khoảng thời gian đó đều biết. Với máu Quân Cảnh trong người, tôi rất bất mãn nhưng không thể làm gì được. Sau cùng, tôi bàn với anh Hiệp già là nên trở lại Phan Thiết tìm ghe hoặc tàu bè về Vũng Tàu chắc ăn hơn. Anh Hiệp không đồng ý nên chúng tôi chia tay. Sau cùng tôi cũng tìm đường thủy về Sài Gòn qua ngả Vũng Tàu. Trình diện ở trại đường Tô Hiến Thành xong, được lệnh trả tôi về binh chủng. Tôi bắt thăm trúng được Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh. Nỗi vui mừng thật lớn, coi như thoát được nạn trong mấy ngày vừa qua. Hơn sáu năm đi lính, lần đầu tiên bắt thăm được trúng đơn vị ở gần nhà. Biết bao là mừng vui. Tại Ban Nhân Viên Tiểu Đoàn tôi được lệnh tăng phái cho Đại đội 1 Quân Cảnh tại Bộ TTM. Thật tình mà nói, tôi chỉ được nghe tên vị Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Hưng hay Trung tá Hưng (không rõ), còn các Đại Đội Trưởng và Trung Đội Trưởng của tôi tôi chưa kịp gặp mặt, hoàn toàn không biết là ai. Cứ nhận lệnh đi tăng phái đã. Tôi không nhớ chính xác bao nhiêu quân nhân từ Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh tới tăng cường cho Đại Đội 1 Quân Cảnh, hình như khoảng 15 anh em gì đó. Nhiệm vụ chúng tôi đứng các nút chặn ngả ba Chú Ía, ngả tư Võ Duy Nguy Võ Tánh, Võ Tánh gần Bệnh Viện III Dã Chiến Hoa Kỳ, và Võ Tánh gần ngả ba Trương Quốc Dung. Có một ngày, vào khoảng 15 tháng 4-1975, tôi gặp lại một bạn Quân Cảnh cùng chạy ở Dục Mỹ hỏi thăm anh Hiệp Già và được biết anh bị một viên đạn bắn sẻ của Việt cộng trúng ngay giữa tam tinh gần ngả ba Rừng Lá. Tôi bần thần về tin này cả tuần. Trong thời gian tăng phái cho TTM, ngày đứng đường, đêm về các điểm phòng thủ trong Tổng Tham Mưu. Có một đêm tôi nằm dưới thềm Tổng Cục Tiếp Vận coi TV thấy Tổng thống Thiệu đọc diễn văn chửi Mỹ. Mắt coi TV, tai nghe đạn pháo kích lòng dạ sao xuyến tan nát. Cường độ pháo của cộng quân càng tăng. Trước 3 trái thì 2 trái vô Tân Sơn Nhất còn trái vô TTM. Sau 2 trái thì 1 trái vô Tân Sơn Nhất và 1 trái vô TTM. Nghe quen, tôi cũng bắt chước số anh em khác mà đoán tầm gần xa, lúc nào sắp nổ. Tôi vẫn ở TTM nhưng phạm vi hoạt động rút lại gần hơn và chịu pháo nhiều hơn. Trong thời gian này, bên gia đình vợ tôi có đường chạy ra ngoại quốc. Nếu muốn đi thì chắc chắn chúng tôi sẽ ra đi bình yên. Tôi là hạ sĩ quan với sắc phục Quân Cảnh. Đi đâu cũng gặp toàn bạn bè cùng binh chủng. Không những đi dễ dàng mà còn lo cho được cả gia đình họ hàng. Nhưng không biết tại sao vào những giây phút đó tôi lại thấy mình yêu nước. Bỏ đi không đành. Đó là tấm lòng thành thực, nghĩ sao thì nói vậy. Sau này vợ tôi cứ nói mãi về vụ di tản. Bây giờ bả không còn nữa nhưng tôi vẫn còn nghe như tiếng nói than thở bên tai.
Sáng ngày 30 tháng 4-1975: Tôi được lệnh tăng cường cho cổng 1 TTM. Lúc bấy giờ cộng quân gia tăng cường độ pháo kích dữ dội. Các Quân Cảnh cơ hữu của Đại Đội 1 Quân Cảnh rất bận rộn. Có tin cổng 4 có một số sĩ quan TTM phá rào chui ra đến nỗi Quân Cảnh Đại Đội 1 TTM phải dùng hàng rào người mà cản lại. Cũng có một số sĩ quan cấp Trung và Đại Tá tự ký Sự Vụ Lệnh ra cổng. Chưa đến nỗi hỗn loạn nhưng Quân Cảnh khá mệt nhọc vất vả mới giữa được trật tự. Lệnh Tướng Hạnh là nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chúng tôi thì chỉ có nhiệm vụ yểm trợ cho Đại Đội 1 Quân Cảnh mà thôi. Tôi quan sát tại điếm canh cổng số 1 có anh Quân Cảnh làm việc thật tích cực và hiệu quả. Nhìn kỹ ra là anh Minh người cao lớn. Tôi thật tình quên mất họ của Minh là Trần hay Nguyễn. Nhưng có thể là Trần Văn Minh. Minh cùng chung một khóa với tôi ở Trường HSQ Đồng Đế. Đó là khóa 1/71 Đặc Biệt HSQ hiện dịch, lúc đó tướng Linh Quang Viên làm Chỉ Huy Trưởng. Sau đó chúng tôi gặp lại nhau tại Trường Quân Cảnh một hai lần nữa. Giờ đây, rõ ràng là Minh đang ở Đại Đội 1 Quân Cảnh TM. Giơ tay chào nhau, nói vài câu, rồi ai làm việc nấy. Lúc đó tôi ở cổng chánh khoảng 100 mét về hướng tòa nhà chánh.
11 giờ 30 ngày 30 tháng 4-1975: Lúc 11 giờ 30, từ cổng 1 TTM tôi nghe súng nổ dữ dội ở phía Bệnh Viện Dã Chiến Hoa Kỳ, thì ra các anh em LĐ 81 BCND đang bắn xe tăng Việt cộng. Khi chiếc xe T54 của Việt cộng có treo cờ GPMN hướng về cổng 1 TTM thì tất cả chúng tôi lái xe Jeep rút về văn phòng Đại Đội 1 Quân Cảnh vì xe cộ đồ đạc tất cả đều để đây. Khi xe ngừng, Minh bước xuống và nước mắt đã đầm đìa. Tôi nhìn Minh mà lo cho thân mình nên vội vàng cột ba lô mang súng ống, rồ xe Mobylette phóng chạy. Cái cảnh lúc đó thật là hoảng loạn, mạnh ai nấy lo, giành đường thoát ra.
11 giờ 40 ngày 30 tháng 4-1975: Sau lưng tôi, Minh khóc và nói một mình “Thôi rồi, mất nước rồi.” Nói xong anh Minh bước tới gần cột cờ, nghiêm chỉnh đưa tay lên, chào xong móc khẩu Colt 45 bên hông kê lên màng tang. Một tiếng nổ đơn độc vang lên. Tôi chắc tiếng nổ đó đã hòa tan trong tiếng máy của hàng trăm chiếc xe Honda, Vespa, Suzuki. Minh ngã xuống. Trung sĩ I Trần Văn Minh đã trả xong nợ nước vào giờ thứ hai mươi lăm. Tôi là một người sợ chết nên nhìn Minh một lần chót, nén xúc động và chạy thoát thân với hàng đoàn người kia. Giờ đây Minh họ Nguyễn hay Trần tôi không biết chắc. Anh đã chết thật hay chỉ bị thương cũng không biết chắc. Có điều Minh đã làm một việc thật là đáng để tôi quỳ xuống mà lạy anh. Tất cả các đoạn trên tôi viết dông dài chỉ nhằm mục đích kể lại đoạn cuối về cái chết của một Quân Cảnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi là binh chủng lo về quân kỷ của quân đội. Xin các anh em chiến hữu hiểu rằng chúng tôi cũng sống chết với quân đội như anh em. Và trong hàng ngũ hạ sĩ quan chúng tôi cũng có người tự vẫn dưới ngọn cờ Tổng Tham Mưu vào giờ thứ 25. Gần 30 năm qua, ngồi cố nhớ mà viết lại chắc có nhiều chi tiết thiếu sót, ước mong các chiến hữu bổ khuyết dùm cho.

Quân Cảnh Huỳnh Hồng Hiệp, San Jose



Tiếc Thương !




Tiếc thương một vị minh quân
Cuộc đời vì nước vì dân Tiên Rồng
Giường tre giấc ngủ say nồng
Cuộc sống bình dị đẹp lòng quốc dân
Nào ngờ một số quân nhân
Đảo chánh giết một minh quân Đức tài
Quê hương đất mẹ u hoài
Việt Nam quốc lệ chảy dài tang thương
63 (1963) đảo chánh mở đường
Cho lũ cộng sản Bắc phương tràn về
Miền Nam quê mẹ não nề
Quân Dân Cán Chính ê chề đớn đau
Người đi "cải tạo" bạc đầu
Kẻ "kinh tế mới" rừng sâu tàn đời
Người liều vượt biển trùng khơi
Đánh đổi mạng sống tìm nơi làm người
Tự Do hé nở nụ cười
Lưu vong đất khách làm người Tự Do.

March 29, 2017
Hoàng Nhật Thơ



Friday, March 17, 2017

Anh trở lại...




Anh trở lại vùng hành quân lối cũ
Không Balô, chẳng súng đạn, giày sault
Đi giữa hàng AK của lũ giặc Hồ
Chân nặng bước cơ hồ như gục ngã

Ngày Ba Mươi...quân lệnh nào nghiệt ngã
Lệnh quy hàng bức tử súng rời tay
Ngày Ba Mươi "giải phóng" cũng là ngày
Mất tất cả...kể cả quyền được sống

Hơi thở cạn...nơi núi rừng lạnh cóng
Nhìn gông xiềng...xích "cải tạo" chung thân
Cạn mồ hôi, hơi thở cũng cạn dần
"Nhờ" chính sách "khoan hồng" của Bác Đảng

Tháng Tư Đen cả miền Nam kinh hoảng
Người chen người di tản chạy thoát thân
Người tuẫn tiết...sống mãi trong lòng dân
Kẻ ở lại đi dần vào lao lý

"Đừng nghe những gì..." ôi thật chí lý
"Mà hãy nhìn kỹ ..." lũ khỉ f***cking do
Ôi quê mẹ nào khác một ngục tù
Nhờ ơn Đảng "đỉnh ngu" không đối thủ.

Match 17, 2017
Hoàng Nhật Thơ
 
 


Người thương binh



Người thương binh Lê đời trên nạng gỗ
Kể từ ngày vong quốc hận thương đau
Khói bụi đường phủ mái tóc...bạc màu
Mảnh tàn y phai màu vì sương gió

Lê mảnh đời khắp nẻo đường đây đó
Miếng cơm thừa đôi lúc có lúc không
Nuốt không trôi dù nước mắt ngập lòng
Đời Long đong lúc bến phà góc chợ

Mất quê hương...đời anh mang nặng nợ
Nợ non sông...mang tội với tiền nhân
Giờ lết Lê thoi thóp bám dương trần
Nợ...sao trả...tấm thân chừ hoang phế

Đời hoàng hôn...đếm từng ngày bóng xế
Nhìn quê hương...hận giặc phá nát tan
Mong mai đây thấy lại lá cờ vàng
Bay hùng vĩ trên quê hương ngạo nghễ.



March 15, 2017 
Hoàng Nhật Thơ


Friday, March 10, 2017

Thánh Thiện...Trinh Nguyên.



Nụ cười nghiêng ngả thế nhân
Ánh mát chao đảo lòng trần ngả nghiêng
Nét đẹp thánh thiện trinh nguyên
Ai là người cũng ngả nghiêng cuộc đời
Văn nhân lạc bước chơi vơi
Thi sĩ rơi bút cuộc đời ngở mơ
Thi vần lạc vận lời thơ
Thế nhân vui nhận thẫn thờ vì em.


March 10, 2017
Hoàng Nhật Thơ


Dẫu Sao...




Nụ cười thẹn cả ngàn hoa
Ánh mắt như ánh trăng ngà sáng soi
Tóc buông như áng mây trôi
Hợp tan quyện lấy chung đôi cuối trời
Môi hồng ngất cả cuộc đời
Hoàng hôn sắc tím góc trời ... bên nhau
Dẫu cho buồn, giận, thương, đau
Dù sao xin giữ tận sâu đáy lòng.



March 10, 2017
Hoàng Nhật Thơ

Thursday, March 09, 2017

Anh Về...





Anh về từ xa chiến trường xa
Một ngàyHạ Trắng nắng chan hòa
Vòng hoa chiến thắng ...em trao tặng
Nụ hôn hẹn ước ngày đường hoa
Anh bước lên đường vì sông núi
Em lặng quay lưng...lệ nhạt nhòa
Hẹn tàn chinh chiến dìu em bước
Hoa cưới trao em...tím hoa cà.



March 9, 2017
Hoàng Nhật Thơ



42 Năm Quốc Hận..




Khói lửa chiến tranh đã tan rồi
Thời gian lặng lẽ hững hờ trôi
Bốn hai năm chẳn từ "Gãy Súng"
"Tháng Tư Đen" đó chết hồn tôi
Lê chân viễn xứ chân nặng bước
Mối thù "Quốc Hận" chẳng phai phôi
Mai này khai tử "Thiên Đàng Máu"
Vui những ngày cuối trên quê tôi.



March 9, 2017
Người Lính Năm Xưa Hoàng Nhật Thơ





Saturday, March 04, 2017

Một Ngày Tàn Chinh Chiến




Xin giã biệt những đêm dài mỏi gối
Hồn dại khờ trong ánh mắt giai nhân
Xa thành đô anh cất bước phong trần
Đem đời trai hiến dâng cho tổ quốc
Lưng chừng đồi dừng quân nơi triền dốc
Lều vải nhỏ một góc anh nhớ em
Văng vẳng xa tiếng đại bác ru đêm
Xé không gian vang rền rung đất mẹ
Nhớ hậu phương tiếng trẻ thơ bập bẹ
Tiếng thở dài của mẹ giữa đêm thâu
Nhớ những con buốt lạnh nơi rừng sâu
Giữ đất mẹ u sầu vì chinh chiến
Con mong sao một ngày tàn chinh chiến
Con trở về kính viếng mẹ mến yêu
Cùng cô gái Ninh Kiều chung thề ước

March 4, 2017
Hoàng Nhật Thơ




Nỗi Lòng Cô gái Cần Thơ



Đẹp xinh cô gái Cần Thơ
Nụ cười hoa nở...người ngơ ngẩn lòng
Hậu Giang lờ lững xuôi giòng
Mây chiều bàng bạc mênh mông cuối trời
Nhỏ ơi...ánh mắt xa vời
Văn nhân ngơ ngẩn chơi vơi lạc hồn
Thi nhân rơi bút bồn chồn
Thế nhân nghiêng ngả gởi hồn thiên thai
Cô bé Nhỏ nhớ về ai
Chiều Tây Đô ... mắt u hoài xa xăm
Bao năm viễn xứ lặng thầm
Nhớ người xưa ấy trăm năm ...tìm về
Miệng cười...lòng héo não nề
Tìm đâu một thuở đam mê xa vời
Thôi thì phó mặc cho đời
Giòng sông duyên số ý trời ... biết sao....

March 4, 2017
Hoàng Nhật Thơ

Tổng Biểu Tình 5-3-2017





Tổng biểu tình 5 tháng 3
Toàn dân hưởng ứng nhà nhà tham gia
Tống cổ bọn Formosa
Đả đảo Việt cộng gian tà buôn dân
"Đỉnh cao trí tuệ" gian thần
Đem quê hương Việt quỳ dâng cho Tàu
Việt cộng hãy cút cho mau
Để quê hưong Việt ngẩng đầu năm châu
Tự Do-Dân Chủ ngàn sau
Chôn vùi Việt cộng mồ sâu thiên đàng 
 
3-3-2017

Hoàng Nhật Thơ


Ngưòi Mơ




Suối tóc buông phủ bờ vai
Hương thơm ngào ngạt hình hài giai nhân
Nụ cười nghiêng ngả đường trần
Thế nhân thơ thẩn hồn dâng dại khờ
Nhỏ ơi...có phải người mơ
Tôi chìm vào mộng làm thơ tặng người

March 4, 2017
Hoàng Nhật Thơ