Thursday, February 27, 2014

Đu Dây Thiên Đường.



Mùa tựu trường đến rồi đây
Trẻ thơ són đái đu dây thiên đường
"Chủ nghĩa xã hội" thiên đường
Đu dây, lội nước ... chuyện thường đấy thôi
Mỗi mùa mưa xuống quê tôi
Xe hơi, thuyền thúng, kít trôi đầy đường
Hà Nội ba sáu phố phường
Nay chỉ còn lại một phường gian manh
Cả Đảng sâu bọ hoành hành
Cướp nhà, ruộng, đất ... người thành dân oan
Sài Gòn uất nghẹn chết oan
Từ ngày phỏng dzế phải mang tên Hồ
Già Hồ chúa Đảng côn đồ
Cướp dân, bán nước ... cơ đồ nát tan
Đảng ngậm "mười sáu chữ vàng"
Đội thêm "bốn tốt" giang san dâng Tàu
Mai đây thằng trước thằng sau
Đu dây ... dây đứt đạp nhau chạy làng
Bỏ lại cái xứ thiên đàng
Bỏ luôn thằng Bác trong hang Ba Đình.

Feb 27, 2014
Hoàng Nhật Thơ 


Tuesday, February 25, 2014

Saxophone


39 Năm Xót Xa !



Bao năm xa cách quê hương
Hôm nay trở lại ... phố phường buồn tênh
Từng con đường đã thay tên
Bạn bè, đồng đội bấp bênh dòng đời
Thằng chống nạng gỗ chơi vơi
Thằng mù đôi mắt ... một trời tang thương
Thằng thì rời bỏ quê hương
Nửa đời lưu lạc tha phương xứ người
Lệ khô thay những nụ cười
Khóc người thua cuộc, xót người thương binh
Ngày tàn lửa khói chiến chinh
Là ngày tang tóc, điêu linh, đọa đày ...
Thằng chống nạng gỗ qua ngày
Vỉa hè, góc phố mắt cay đêm trường
Ôi ngày "giải phóng" quê hương
"Tháng Tư" tang tóc thê lương ngập trời
Thằng ngu lên lớp ... hỡi ơi
Người khôn đi học cuộc đời cùm gông
Tháng Tư máu đỏ non sông
"Mười ngày học tập" chẳng mong ngày về
Tháng Tư "gãy súng" não nề
Nhờ ơn của Đảng ... bốn bề tù lao
Ngày xưa máu nhuộm chiến bào
Ngày nay lê lết máu đào đẫm thân
Mười năm tù liệt đôi chân
Tốt nghiệp "cải tạo" xác thân héo gầy
Mười năm tù ngục đọa đày
Là mười năm nuốt đắng cay, hận trào
Chửi cha cái lũ "đỉnh cao"
Chỉ lo tham nhũng ... đồng bào lầm than
Thằng to lo bán giang san
Thằng bé rình cướp dân oan cửa nhà
39 năm quá xót xa
Dân Nam cạn lệ, Nước Nhà nát tan !

Jan 04, 2014
Hoàng Nhật Thơ

Jan 04, 2014
Hoàng Nhật Thơ


Monday, February 24, 2014

Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam-Thúy Nga 13






Vá Mảnh Xót Xa !



Anh trở lại sống cuộc đời tơi tả
Sau những ngày nghiệt ngã nơi rừng hoang
Chốn thâm sơn, lũ cộng gọi thiên đàng
Mồ "Cải Tạo" hơi tàn theo ngày tháng.

Anh nghẹn ngào nhìn quê hương một thoáng
Quê hương mình, dân tộc như thế sao
Anh dụi mắt để khỏi ngở chiêm bao
Dòng lệ vỡ tuôn trào cay khóe mắt.

Chữ "Tự Do", lũ giặc về cướp mất
Hạnh phúc nào bỗng chốc hóa thương đau
Giọt lệ rơi thống khổ đã đổi màu
Màu của máu từ sau ngày "giải phóng".

Anh, thân tàn góc đường nuôi cuộc sống
Chiếm bơm già bơm từng chiếc xe qua
Xót xa thay đời Người Lính Cộng Hòa
Hiến dòng máu cho Sơn Hà tươi thắm.

Mà giờ đây thân gầy không đủ ấm
Từng vỏ xe lấp vá để cầm hơi
Nhưng làm sao lấp vá vết thương đời
Vết thương lòng ... ngàn lời sao uất nghẹn.

Trong thiên đường cả dòng đời tắt nghẹn
Khói bụi đường hít thở tháng ngày qua
Anh run tay lấp vá mảnh xót xa
Vết thương máu Sơn Hà ... sao lấp vá.

Quê Hương ơi ! Tháng Tư nào nghiệt ngã
Chốn "thiên đường" ... bao kẻ rã thây thi
Bốn mươi năm dân Việt còn lại gì
Mất tất cả khi giặc vào "giải phóng" !


Feb 24, 2014
Hoàng Nhật Thơ



Sunday, February 23, 2014

"Còn Đảng Còn Mình"




Giáp Ngọ xuân về ... Quý Ngọ đi
Đảng khớp miệng Ngọ ... khỏi xầm xì
"Còn Đảng còn mình" ... Đảng phải thí
Thì con Ngựa Quý có xá chi
Sợ Ngựa hí vang tanh bành Đảng
Giết người bịt miệng ... Đảng khắc ghi
Ngựa phi đường xa ... an toàn Đảng
Ngọ về âm ty ... Đảng thở khì.

Feb 23, 2014
Hoàng Nhật Thơ


Friday, February 21, 2014

Thân Phận Người Quân Nhân Quân Lực VNCH Sau Cuộc Chiến.



Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH (Vào những ngày cuối tháng 4/1975).



BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VNCH

( và những ngày cuối tháng 4.1975)

Bộ Tổng Tham mưu là cơ quan chỉ huy cao nhất của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Để thống nhất hệ thống chỉ huy các lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 5/1952 với vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh,https://www.facebook.com/photo.php?fbid=280971215386348&set=a.277563932393743.1073741896.100004204144219&type=3&theater
Tham mưu trưởng là Trung tá Lê văn Tỵ.
Trụ sở Bộ Tổng Tham mưu ban đầu đặt tại khu nhà số 606 Đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Tổng số nhân sự Bộ Tổng Tham mưu lúc bấy giờ gồm khoảng 150 người, gồm 21 sĩ quan và 15 hạ sĩ quan Pháp, còn lại là Việt Nam.

Lúc mới thành lập, Bộ Tổng Tham mưu được tổ chức rất đơn giản, với các thành phần như sau:
- Tổng Tham mưu trưởng và Văn phòng TTMT
- Tham mưu trưởng Tham mưu Biệt bộ (nơi tập trung mọi tin tức để đệ trình Tổng thống)
- Ba Tham mưu phó: Tổ chức và Nhân viên, Hành quân và Huấn luyện, Tiếp vận
- Chỉ huy trưởng Viễn thông, ngang hàng Tham mưu phó
- Bốn Phòng Tham mưu chính: 1, 2, 3 và 4
- Nha An ninh Quân đội
- Ban Không quân
- Ban Hải quân
- Trung tâm Công văn và Công điện
- Bốn Nha: Nhân viên, Quân nhu, Quân cụ (trong đó có Sở Vật liệu Truyền tin) và Quân y

Tháng 7/1952, các quân khu được thành lập với các tư lệnh như sau: Đệ nhất Quân khu (Nam Việt) Đại tá Lê Văn Tỵ, Đệ nhị Quân khu (Trung Việt) Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ, Đệ tam Quân khu (Bắc Việt) Trung tá Nguyễn Văn Vận và Đệ tứ Quân khu (Cao nguyên Trung phần). Tháng 11/1954, Đại tá Lê Văn Tỵ thăng chức Thiếu tướng và ngày 1 tháng 12/1954, ông được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Tháng 10/1955, Thiếu tướng Lê Văn Tỵ được thăng Trung tướng, rồi Đại tướng tháng 12/1956, tiếp tục giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội VNCH đến sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11/1963. Trong thời gian này (1956), Bộ Tổng Tham mưu được di chuyển vào trại Trần Hưng Đạo (Camp Chanson), Phú Nhuận, nơi đặt Bộ Chỉ huy của Quân đội Pháp trước đây.

Sau tháng 7/1965, chức vụ Tổng Tham mưu trưởng được kiêm nhiệm bởi Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Tổng trưởng Quốc phòng. Vào ngày 14 tháng 10/1965, sau khi Tướng Nguyễn Khánh bị gạt bỏ khỏi chính quyền, Trung tướng Cao Văn Viên được cử vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH. Năm 1967, khi Tướng Nguyễn Hữu Có bị bãi chức, Trung tướng Viên kiêm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng trong một thời gian ngắn. Cũng trong năm này, ông được thăng Đại tướng.

Sau 1963, Bộ Tổng Tham mưu còn có Trung tâm Hành quân Bộ Tổng Tham mưu, để điều khiển và theo dõi mọi cuộc hành quân trên toàn quốc. Trung tâm Hành quân BTTM là một Bộ Tổng Tham mưu thu hẹp, có đủ các đại diện thẩm quyền từ các Phòng của Bộ Tổng Tham mưu, các Bộ Tư lệnh Không quân, Hải quân, các binh chủng yểm trợ hành quân và tiếp vận. Bộ Tổng Tham mưu có tới hai trung tâm truyền tin. Một trung tâm truyền tin Diện địa cố định gọi là Trung tâm Truyền tin Bộ Tổng Tham mưu, do Tiểu đoàn 650 thuộc Liên đoàn 65 Khai thác Truyền tin Diện địa quản trị, với những phương tiện viễn liên cố định. Ngoài ra, Trung tâm Hành quân BTTM còn có một Trung tâm Truyền tin Chiến thuật lưu động do Tiểu đoàn Truyền tin BTTM điều khiển và quản trị.

Từ 1965 khi Quân đội VNCH được cải tổ lại, Bộ Tổng Tham mưu bao gồm 7 phòng/nha và một số các cơ quan trực thuộc như Hành quân, Nhân viên, Huấn luyện, Tổng Cục Tiếp vận, và Tổng Cục Chiến tranh Chính trị. Các phòng/nha và đơn vị thường được nhắc đến là Phòng Tổng Quản trị, Phòng Tài ngân, Nha Tổng Thanh tra Quân lực, Nha Kỹ thuật Chiến lược, Đại đội Tổng Hành dinh, Đại đội 1 Quân cảnh, Đại đội Công vụ…Theo tinh thần của sắc luật về vai trò của Bộ Tổng Tham mưu được Tổng thống Thiệu ban hành vào tháng 7/1970 thì Bộ Tổng Tham mưu được định nghĩa là một Ban Tham mưu Liên quân. Trên thực tế và bản chất, Bộ Tổng Tham mưu là một Bộ Tham mưu Lục quân với thẩm quyền trên hai quân chủng kia, chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng trưởng Quốc phòng về vấn đề huấn luyện, tổ chức và sử dụng quân đội trong đường hướng do Tổng thống định liệu. Khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, thì các buổi họp bất thường hay hàng tháng với các Tư lệnh Quân đoàn cùng các Tư lệnh Quân binh chủng như Hải quân, Không quân v.v. được diễn ra trong Dinh Độc Lập thay vì ở Bộ Tổng Tham mưu như thường lệ. Những buổi họp này được đặt dưới quyền chủ tọa của Tổng thống Thiệu với tư cách là Tổng Tư lệnh Tối cao QLVNCH. Từ đó, Tổng thống Thiệu hoàn toàn lấy mọi quyết định và ra lệnh thẳng cho các nơi.

Vào lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 4/1975, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn đã đến văn phòng Tổng Tham mưu trưởng như thường lệ để gặp Đại tướng Cao Văn Viên theo dõi tình hình quân sự. Trong cuộc gặp nói trên, Đại tướng Viên yêu cầu Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn cử người thay thế vì ông đã trình xin Tổng thống Trần Văn Hương cho được giải nhiệm. Sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/1975, và sau cuộc rút quân của QLVNCH khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH. Khi Tướng Viên trình xin Tổng thống Trần Văn Hương cho ông được giải nhiệm, Tổng thống Hương yêu cầu ông tiếp tục giữ chức vụ đến khi ông này trao quyền cho ông Dương Văn Minh.

Chiều 28 tháng 4/1975, Đại tướng Cao Văn Viên ra đi cùng với Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 BTTM. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân QLVNCH, kiêm Tổng Cục trưởng TCTV bỏ đi trưa ngày 29 tháng 4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng rời nhiệm sở. Khoảng 11 giờ 45, trực thăng của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đáp xuống ngay sân cờ tòa nhà chính đón Trung tướng Ngô Quang Trưởng. Trước tình trạng này, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số (cựu) tướng lãnh như Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức Tổng Tham mưu trưởng, cựu Trung tướng Nguyễn Hữu Có Phó Tổng Tham mưu trưởng, cựu Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (Việt Cộng nằm vùng) làm Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng BTTM, cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát làm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Chuẩn tướng Lê Văn Thân, Tư lệnh phó Biệt khu Thủ đô, Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức giữ chức Tổng Cục trưởng TCTV.

● Trong quá trình hình thành, ngoài sự thay đổi về cơ cãu, Bộ Tổng Tham mưu cũng đã thay đổi danh xưng một vài lần. Tháng 4/1964, Trung tướng Nguyễn Khánh ký sắc lệnh đổi Bộ Tổng Tham mưu thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bao gồm Lục quân, Không quân, Hải quân và Địa phương quân-Nghĩa quân. Tổng Tư lệnh QLVNCH (tức Tổng Tham mưu trưởng) lúc bấy giờ là Trung tướng Trần Thiện Khiêm. Sau khi Tướng Khiêm đi làm Đại sứ, Tướng Khánh biến đổi Văn phòng Tổng Tư lệnh thành Nha Đổng lý Văn phòng Tổng Tư lệnh và bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm Đổng lý Văn phòng (10/1964). Danh xưng Bộ Tổng Tư lệnh sau đó lại được đổi thành Bộ Tổng Tham mưu, khi Tướng Khánh bị gạt bỏ khỏi chính quyền (2/1965).

BỘ TỔNG THAM MƯU QL.VNCH, NHỮNG GIỜ CUỐI CÙNG

Trưa ngày 29 tháng 4/1975, các vị tướng có thẩmquyền tại Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đã ra đi. Đại tướng Cao Văn Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975 cùng với Chuẩn tướng Thọ (trưởngphòng 3); Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tiếp vận rời Bộ Tổng Tham mưu từ trưa ngày 29/4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô vào cuối tháng 3/1975, cũng đã ra đi. ( Giữa năm 1968, Tướng Nguyễn Văn Minh đã giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô lần thứ 1; đến năm 1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 thay thế Trung tướng Đỗ Cao Trí tử nạn; từ tháng 11/1973 đến tháng 3/1975, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh, Tổng thanh tra Quân đội).

Trước tình trạng nhiều vị tướng lãnh đã "từ nhiệm", tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số tướng lãnh và cựu tướng lãnh giữ các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức Tổng Tham mưu trưởng; Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn tướng, đã về hưu từ tháng4/1974, làm Phụ tá Tổng tham mưu trưởng; cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát, được cử làm Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô; chuẩn tướng Lê Văn Thân, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 2,làm Tư lệnh phó phụ giúp Tướng Lâm Văn Phát; Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng Công binh, Thứ trưởng Định cư trong Nội các Nguyễn Bá Cẩn, giữ chức Tổng cụctrưởng Tiếp vận. Sau khi nhận chức Tổng tham mưu trưởng, chiều 29/4/1975, Trung tướng Vĩnh Lộc đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang còn ở lại Sài Gòn tại phòng họp bộ Tổng Tham Mưu và yêu cầu "mọi người đừng bỏ đi, hãy ở lại để làm việc với tất cả trách nhiệm".

Về tình hình chiến sự, từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài Gòn và Biên Hòa, các đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến để chận đánh Cộng quân. Tại Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.

Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi Bộ Tổng Tham mưu, thì vào 10 giờ 15 phút (theo ghi nhận của cựu đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận, có mặt tại Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô sáng 30/4/1975 và nghe đài Sài Gòn vào giờ phút đó), Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù đang tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.

Khi nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Nhảy Dù đã lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là Trung tướng Vĩnh Lộc, Tân Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả tướng lãnh và các đại tá đã họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch phòng thủ Tổng hành dinh Bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không còn ai.

Trước tình hình đó, Thiếu tá Tài đã bốc điện thoại quay số gọi về văn phòng Tổng Tổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi Thiếu tá Tài là ai? Vị chiến đoàn trưởng đã trả lời:

- "Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống".

Vài giây sau, thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy:

- "Đại tướng Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện gì đó?"

Thiếu tá Tài trình bày:

- "Tôi đang chỉ huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu thì có lệnh ngưng bắn, nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đã liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội để xin quyết định.

Tướng Minh trả lời:

- "Các em chuẩn bị bàn giao đi!",

Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại:

- "Bàn giao là như thế nào thưa đại tướng, có phải là đầu hàng không?"

Tướng Minh đáp:

- "Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập".

Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay:

- "Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống".

Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp:

- "Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2 ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu."

Tướng Minh trả lời:

- "Tùy các anh em".

Theo lời Thiếu tài Tài, sau này, khi bị CQ giam trong trại tù, ông đã gặp Trung tá Võ Ngọc Lan, Liên đoàn trưởng Liên đoàn phòng vệ Tổng thống phủ. Trung tá Lan nói với Thiếu tá Tài:

- Lúc đó, moa đứng cạnh Tướng Minh, moa nghe toa nói vào cứu Tổng thống.

Thiếu tá Tài giải thích:

- Tổng thống là vị lãnh đạo tối cao của Quân lực, phải cứu ông ra để có người chỉ huy quân đội.

ĐỌC THÊM

1. "Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH: Những Ngày Cuối Cùng":http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/VNCH/Ngaycuoi_BTTMuu.htm

2.Tử Thủ Sau Lệnh Đầu Hàng: Giết 1,000 VC, Diệt 32 Xe Tăng CS. http://hoa-hao.com/kktd/binh_luan/bl_30_tu_thu_sau_lenh_dau_hang_vc_bi_giet.html

3. Danh sách các Tướng Lảnh VNCH

Trinh khánh Tuấn, 21.2.2014

Thursday, February 20, 2014

Hãy Mở Mắt To Mà Đọc...


Hãy mở mắt to mà đọc !!!
Sự thật mất lòng. Thật đáng buồn !!! Nhục quá !!!
*******
!!!
Hai Nguyen, US/OCC/J (Ret.) 

Một nhân viên chánh phủ liên bang cấp cao người Mỹ da trắng, y nói rằng:
Một mặt các người Mỹ gốc Việt hợp tác khăng khít (closely co-operate) về kinh tế và tài chánh với chế độ “kẻ thù” của các anh qua việc các anh đổ 18 tỷ đô la về Vietnam hàng năm qua ngả du lịch, chuyển ngân, du hí, và đầu tư (Note: Wells Fargo Bank có đủ tài liệu cấp cho GAO).
Mặt khác, một số tổ chức cộng đồng (a certain number of your community organizations) các anh nộp thỉnh cầu (petition) chánh phủ Mỹ xin dùng áp lực kinh tế với Vietnam để đòi cho các anh vài điều mà các anh có thể tự làm lấy, nhưng chính hành động của các anh (hợp tác kinh tế với chế độ thù nghich) rồi các anh phản lại thỉnh cầu của các anh. Các anh là lũ hề (you, bunch of comedians)
Ông hỏi: "Trả lời tôi, các anh là loại người gì”? (Please answer me, what kind of people are you?)
Qua 2 tuần tôi mong đợi hồi âm của các bậc cao minh, uyên bác, nhưng không thấy. Tuyệt vọng! Tôi không còn tin người Viêt nào đủ thông minh uyên bác có thể đối đáp lại người chửi xéo dân Việt tỵ nạn ta.
Như thế có nghĩa là toàn thể cộng đồng người Mỹ gốc Việt không có một ai cao minh uyên bác cả. Đau buồn thay hơn 4 ngàn năm văn hiến!!!Tôi chỉ đọc thấy một vài bài chửi thề vô học thức, hạ cấp (low life, uneducated) và tất cả đều LẠC ĐỀ, không ai trả lời đúng câu hỏi. Bài nào lạc đề, tôi xóa bỏ ngay không thèm đọc cho là rác rưởi không đáng mất thì giờ.
Tiện đây tôi kể lại toàn bộ cuộc mạn đàm tại bửa cơm chung hôm nớ:
Cũng trong dịp Monthly-Neighborhood-Get-Together-Buffet Dinner này, một bà bác sĩ Sue (OB GYN) da màu chĩa vô “Chính BS Martin Luther King là người đã đấu tranh cho chúng tôi có nhân quyền, tự do, bình đẳng.Chúng tôi phải tự dành lấy bằng mạng sống.Chúng tôi không nộp thỉnh cầu tới chánh phủ như bản chất ỷ lại của các anh vừa làm. Các anh biết việc làm nào bẩn thỉu, các anh muốn người khác làm cho mình (Your dirty job you want somebody else doing it for you)”. Nếu không có BS King, người Mỹ gốc Việt các anh ngày nay chẳng khác gì người Tàu qua đây lao động đường xe lửa hoặc giặt ủi. Ai muốn có gì, phải tự tranh đấu dành lấy.
Ở Mỹ có câu nói không ai cho ai ăn cơm thí (There is no free lunch). Những người dân ở Việt Nam ươn hèn (coward rats) không dám tự mình dành lấy bình đẳng, tự do, nhân quyền. Nước Mỹ không thể cứu giúp một dân tộc ươn hèn (a nation full of coward rats) nếu họ không tự cứu họ trước (we only help those who help themselves)
Một ông khác là sĩ quan hải quân về hưu, nói:
“Tôi muốn nói cho các người bạn Mỹ gốc Việt các anh biết rằng chánh phủ Mỹ không đóng vai trò cảnh sát quốc tế (policeman of the world). Nước Vietnam bắt bớ giam cầm những người đối kháng là việc nội bộ của riêng họ. Các anh không thể thỉnh cầu chánh phủ Mỹ làm cảnh sát hoặc quan tòa buộc một nước có chủ quyền (a sovereign nation in power) thả những người đối kháng mà, ai có thể biết được, chính phủ nước đó cho họ là tội phạm. Các anh quá lạm dụng (abusive) quyền công dân Mỹ. Nhân đây tôi cho các anh biết, các người Cuba nói riêng hoặc Latinos nói chung, lực luợng cử tri, chánh trị và kinh tế của họ to lớn hơn các anh nhiều lần. Các chánh trị gia đều tiến sát gần (approach) họ. Họ chưa hề thỉnh cầu (petition) chánh phủ điều gì. Vì họ thông minh và thực tế hơn người Mỹ gốc Việt các anh (they are smarter and more realistic than you folks)--tức là chúng ta ngu hơn bọn xì--quả vậy.
Ngồi cùng bàn, ông Tom chủ văn phòng bất động sản Century 21, phát biểu: "Cũng như mọi cộng đồng thiểu số khác. Họ (người Việt) có 3 loại người:
*-1 loại cực kỳ thông minh đóng góp rất nhiều cho xứ sở này (their adopted land). Tôi biết có tới hàng ngàn người Việt là quân đội Mỹ cấp tá, BS, Kỹ Sư, Giáo Sư, Bác Học. Điển hình (a case in point) cách nay 6-7 năm tôi đã đọc Newsweek Magazine, ký giả lão thành (renowned journalist) George Wills viết 1 bài dài về 1 bà bác học Vietnam--ý ông nói Mme. Dương Nguyệt Ánh (Click HERE)
Nói rằng món nợ của bà đã trả cho nước Mỹ hoàn toàn đầy đủ, kể cả tiền lời (Your debt to America has been paid in full, with interest).
*Loại 2 là bọn ích kỷ, cơ hội chủ nghĩa (selfish opportunists) những người dễ ghét--đáng khinh bỉ-- (despicable folks). Loại người này sẵn sàng bán linh hồn cho qủy dữ (they are ready to sell their souls to devils) trục lợi cá nhơn. 18 tỷ dollars Dr. George vừa nói là từ loại người này đổ vào Vietnam. Họ là những con cừu đen.
*Loại 3 là loại ngu xuẩn nói nhiều làm ít (All-talk idiots). Họ ngu xuẩn tới nỗi không có lý trí. Họ nhu nhược ươn hèn, ỷ lại, lạm dụng quyền công dân. Họ ngu xuẩn đến nỗi không biết được rằng chánh phủ và nhơn dân Mỹ chỉ hành động việc gì có lợi chung cho đất nước va nhơn dân Mỹ (common interest of America and the American people). Các thỉnh cầu của loại người này, nếu là tôi (Ông Tom) tôi ném ngay vào thùng rác.
Vợ chồng tôi nói với nhau: Ờ nhỉ. Người mình ngu thật đấy. Dinner Buffet đầu tháng 4 ni, mình không nên góp đồ ăn đến dự nữa. Làm người Việt nhục lắm. Chỉ muốn độn thổ thôi. Nghĩ thấy dại. Ghi tên vào Thỉnh Nguyện Thư làm dek gì! Thì tại mình ngu chúng biểu ăn cứt mình cũng ăn. Rồi mới hôm rầy có tên nào trong ban tổ chức dụ con nít ăn cứt gà còn tuyên bố rằng "Nếu ông Obama không có phản ứng hay hành động nào thích đáng (no reaction or appropriate action) cho bản thỉnh cầu, chúng ta sẽ đem 135,000 chữ ký cho đảng đối lập. À ra thế, mình chỉ là công cụ búp bế (puppets) của lũ idiots. Bi chừ chúng biểu 135,000 người có tên trong bản thỉnh cầu làm theo lời chúng dạy. Bút sa gà chết mà.
Ta là người chịu ơn chánh phủ và nhơn dân Mỹ quá nhơn đạo cưu mang chúng ta qua đây, gíúp đỡ ta bước đầu, tìm nơi ăn chốn ở, làm ăn gây dựng sự nghiệp. Khi có đủ lông cánh ta đem tiền bạc về bơm cho những kẻ mà do chính chúng đã gây ra cho chúng ta phải bỏ nước ra đi. Giờ đây ta còn để cho những người (Mỹ bình thường) nhìn ta như những con vật ghẻ lở, loài sâu bọ.
Hai Nguyen, US/OCC/J (Ret.)


Trồng Người ...



"Trồng người lợi ích trăm năm"
Dân ... ngày vất vả, đêm nằm đói meo
Chính sách "Xóa đói, giảm nghèo"
Nhờ Đảng lãnh đạo, dân nghèo ... mạt thêm
Ngày chưa "giải phóng" ... ấm êm
Đảng vào "giải phóng" ... dân rêm cả người
Dân Nam tắt hẵn nụ cười
Trẻ thơ mất tuổi xinh tươi của đời
Chiến khăn quàng đỏ ... hỡi ơi
Thắt cổ, xiết họng ... tàn hơi tháng ngày
"Thiên đường cộng sản" mây bay
Đảng cho bánh vẽ ... đắng cay ăn hoài
Gần nửa thế kỷ đường dài
Dân ăn bánh vẽ ... mồm nhai lệ trào
Tháng Tư Đen ... ngở chiêm bao
Dép râu "giải phóng" ... lệ trào, máu rơi !

Feb 20, 2014
Hoàng Nhật Thơ



Wednesday, February 19, 2014

28 Tuần Thao Trường Đổ Mồ Hôi.



Có lẽ từ trước tới giờ, chưa có khóa nào Đặc biệt bằng Khóa 8. Những cái đặc biệt được nhìn thấy ở mọi phía và ở cùng mọi mức độ. Chính những cái đặc biệt này, Khóa 8 có nhiều kỷ niệm nhất. Có thể đó là một kỷ niệm buổi xa trường và cũng là buổi trường dời đi? Tại sao chúng ta không bảo ngày đi Diễn binh ở Sàigòn những lúc chúng ta hồi hộp nhất lại là những kỷ niệm khó quên nhất? Ồ, thực nhiều kỷ niệm, có kỷ niệm xôn xao như lòng biển, có kỷ niệm êm đềm như dòng sông. Mỗi trạng thái, tình cảm thay đổi làm cho kỷ niệm thêm nhiều sắc độ. Ở đây, chúng ta hảy thử làm một cuộc hành trình trở về nguyên thủy của những kỷ niệm đó để xem thời gian đã vẽ lên khuôn mặt chúng ta những gì và như thế nào?

Ngày mới đến trường Bộ Binh, anh em khó quên được cảnh Huynh Trưởng khăn Tím ra đón đàn em. Nhớ lúc di chuyển từ Quang Trung qua Thủ Đức, xe chạy còn cách xa trường vài trăm thước, anh em còn nói nói cười cười, chỉ trỏ xuống đường nhưng khi xe vào đến Chợ Nhỏ, anh em bỗng nhiên im thin thít kỳ lạ.

Có cái gì làm anh em sợ? Thử Đức đâu có gì? Vẫn cổng trường quét vôi trắng; vẫn hàng chữ trường Bộ Binh kiêu hùng bạc mưa nắng trên vách đá. Chúng đâu có gì! Phải chăng anh em sợ vì những huyền thoại Huynh Trưởng Bộ Binh? Ồ, huyền thoại luôn luôn dựng đứng sự thật bằng mọi giá. Sự thật đơn vị trong chốc lát lại trở thành sự thật kinh hoàng. Đó, huyền thoại Huynh Trưởng đó! Rồi cái gì tới sẽ tới. Ba mươi giây xuống xe. “Các ông vui sướng lắm, các ông cười phải không?” Ào ào, vội vã, cuống quýt lên, anh em Ba-lô, Sac-marin, Valy … vắt xuống té ngã hỗn độn. Từ khán đài bên kia Bộ Chỉ Huy, có nhiều người chạy ra.

“Ê, mày, ai đội nón gì kỳ vậy? Huynh Trưởng đó. Chết bà, điệu này là thác rồi!” Ba mươi giây xuống xe nữa. Hàng chục xe GMC chở chật kín người không đầy tí-tắc, vắng hoe, trống lặng. Nhà binh cái gì cũng phải lẹ lên chứ. Vâng, ba mươi giây mà Huynh Trưởng. Anh em chạy túa ra thành nhiều toán. Rồi đọc tên. Có mặt. Chạy qua toán kia. Xong toán này tập hợp, so hàng, khẩu lệnh. Cái gì trang bị chuẩn bị. Tao đếch biết. Trên kia, Huynh Trưởng có dáng người lùn, nhỏ thó có hàm răng hô hét vang. “Đàn em không tuân lệnh phải không?” Hưởng ứng khẩu lệnh này là hàng chục lời hét của các Huynh Trưởng khác đứng xung quanh. “Đàn em khi dể Huynh Trưởng đó Huynh Trưởng! Tối đa đi Huynh Trưởng!…” Anh em rét run.



   

Bên Quang Trung chúng tôi chỉ biết Ba-lô chuẩn bị hay nón chuẩn bị chứ nào biết trang bị chuẩn bị. Không cần biết gì hết. Thi hành cái đã. Sau một lần bỡ ngỡ với khẩu lệnh mới, anh em quen đi. Nhưng cái quen đôi lúc cũng đáng phiền thật. Huynh Trưởng cho đàn em trang bị lên trang bị xuống cả chục lần. Nào Ba-lô, Sac-marin, Valy … chật kín đồ đạc, nặng nề, nhấc lên nhấc xuống mỏi nhừ cả cánh tay. Có người sơ xuất để thành sắt Ba-lô vướng vào mắt làm toẹt cả làn da, xong màn đó, anh em được phép ngồi xuống.

Nằm quanh. Ôi! Vũ Đình Trường thật bao la! “Ông kia suy tư phải không? Ra trình diện Huynh Trưởng coi! Một lên, hai lên … Ông kia, nhớ đào phải không? Một lên, hai lên … Ông Ma giáo phải không? Thưa Huynh Trưởng, em Phật Giáo chứ đâu phải ma giáo! Đàn em xưng em với Huynh Trưởng đó Huynh Trưởng! Ông đứng dậy chạy mười vòng cột cờ, vừa chạy vừa hô " Tôi không nhớ người yêu nữa ". Coi! Rồi chạy, hít đất, nhảy xổm, bò đủ cả. Mệt, thở hùng hục. Người nào người nấy ngồi xếp bằng ngay ngắn, hai tay bỏ thẳng trước đầu gối, mắt nhìn thẳng về phía trước, yên lặng. Huynh Trưởng ở phía trên căn dặn cách làm phiếu nhập trường, lý lịch. Xong phát phiếu cho anh em. Cấm đầu cấm cổ viết. Rồi tất cả, Anh em đứng…dậy! Đâu phải đứng là… dậy xong. Mà ôi thôi cả chục lần đứng là… dậy! Trước mỏi tay, giờ mỏi chân. Lúc đó, anh em qua nhằm vào buổi chiều. Buổi chiều có nắng vàng tuôn trong kẽ lá, có con nhện giăng tơ, có ru em ngủ… anh hầu quạt đây, có gió mát, có giàn dương vi-vu. Buổi chiều hôm đó trời đẹp nhưng ôi sao lòng ta như gió bão. Cứ tưởng là xong màn giấy tờ, anh em sẽ được Huynh Trưởng ưu ái hướng dẫn chạy để chào Vũ Đình Trường. Nhưng chờ mãi, trời tối dần mà sao không thấy (Không biết đó là điều đáng mừng hay đáng buồn?). Dù vậy, anh em cũng được chạy. Nhưng chạy từ Vũ Đình Trường về Đại Đội. Đến nơi, anh em nhìn lên bảng Đại Đội của mình. Tiểu Đòan 3 Liên Đoàn Sinh Viên. Mình vào Tiểu Đoàn 3 rồi. Cố gắng tập nhớ tên Đại Đội, Tiểu Đoàn để lúc nào rảnh biên thơ về cho gia đình hay nữa chứ! Trời bấy giờ đã tối hẳn, đèn đuốc ở mỗi Đại Đội được bật sáng trưng. Anh em được so hàng, cắt chia thành Trung Đội, Tiểu Đội. Thằng Cương qua Trung Đội khác rồi, chết cha! Thằng Được ở Tiểu Đội mình, đỡ lắm! An ủi, dù sao bên cạnh mình cũng có thằng bạn quen để giúp đỡ lúc khi cần. Qua màn phân chia xong để trang bị xuống đi ăn cơm. Hướng về nhà ăn… “Ủa sao không thấy gà-men? Con khỉ! mày ngu lắm! Ở đây là Thủ Đức chứ đâu phải ở Quang Trung đâu!”. Ừ nhỉ, cứ tưởng như bên ấy, mỗi lần ăn cơm, lấy gà-men ra xếp hàng đi ăn. Có lúc cầm gà-men trong tay anh em gõ vang lên như điệu nhạc ở hãng đồng, hãng nhôm.

Lại ba mươi giây ăn cơm. Nuốt chưa đầy chén cơm, lại đứng… dậy. Rồi ghế chuẩn bị sẳn sàng, ghế… vô, ghế ra cả chục lần nữa. Trở về trại làm một màn giấy tờ nữa xong, Huynh Trưởng cho đàn em đi ngủ. “Nếu đàn em nghe một hồi chuông dài, đàn em hãy tắt đèn ngủ hết”. Vâng, tắt đèn ngủ, Trung Đội 1 nằm Chambre này, Trung Đội 2 nằm Chambre kế… Vừa đặt Ba-lô lên giường chưa đầy năm phút, Huynh trưởng từ đâu lù lù bước vô. Không ai hô “Phắc”, móc giò lên giường hết, khổ lắm! Kỹ luật Quân Đội mà! Lần thứ hai sau đó độ mười phút, huynh trưởng lại xuất hiện hô “Phắc” chậm, móc giò lên giường nữa. Lại khổ.

Những ngày kế tiếp, tập hợp điểm danh, đột kích, tập cơ bản thao diễn, hít đất, chạy Vũ Đình Trường… đủ món. Những món ấy ngày nào cũng như ngày nấy không thay đổi. Có thay đổi chăng là thay đổi những toán Huynh Trưởng qua hướng dẫn đàn em. Vì đàn em còn yếu đuối, còn quờ quạng lắm nên Huynh Trưởng cho đàn em đột kích mười lần. Đột kích quen đi rồi sẽ thành phản ứng nhanh khi địch pháo kích. À thì ra thế. Tất cả điều không phải là hình phạt mà là tập luyện có ích lợi cụ thể. Hít đất đâu phải là muốn cho anh hít mãi để gãy tay. Bò đâu phải là muốn cho anh bò mòn da thịt dưới ngực, dưới bụng. Hít đất là tập “Tay cứng đá mềm”. Bò là tập vượt qua chướng ngại vật hàng rào kẽm gai hay tránh hỏa lực bắn thẳng.

Ba tuần Tân Khóa Sinh đi qua thật nhanh, Những Huynh Trưởng: Tư, Trấn, Duệ, Phát, Phụng, Long, Châu … đã để lại cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm. Mặc dù những kỷ niệm đó đã thấm biết bao mồ hô chúng tôi.


Đêm làm lễ gắn Alpha rồi cũng đến đúng như sự mong ước hằng lâu của chúng tôi. Đêm đó đối với anh em là đêm Giao Thừa chẳng khác. Buổi chiều trước khi gắn Alpha, người nào người nấy cũng lo sửa soạn lại bộ quần áo vàng. Nào Cravate, mũ Casquette, dây lưng, bút nịt vàng, rồi giầy vớ … Tất cả đều ở trong thế chuẩn bị hết. Giống như một cuộc chạy đua Marathon, các lực sĩ được chăm sóc kỹ lưỡng. Xong đâu đấy, Anh em được dẫn ra Vũ Đình Trường. Chỉ khối người cao được đi, người lùn bao giờ cũng lỗ, họ ở nhà chờ đợi. Anh em ở Vũ Đính Trường cũng chờ đợi cái khoảng khắc trái sáng được mở bùng lên và cấp hiệu Alpha mới toanh gắn lên vai áo. Từ lúc đó trở đi, anh em trở thành Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ). Anh em đã trở thành “người lớn”.

“Người lớn” đây là để chỉ tình trạng anh em hết thời gian Huynh Trưởng hướng dẫn. Trở thành một SVSQ rồi, anh em mới bắt đầu thấy lo đủ thứ. Và ra đường, anh em phải cẩn thận. Không khéo là lãnh củ và hít đất đấy! Làm đàn em nhỏ nhất trong trường đi ra khỏi cổng Đại Đội phải chào tất cả Huynh Trưởng. Nào khăn tím, khăn hồng, khăn nâu, khăn đỏ, khăn vàng. Kể cả Sĩ Quan nữa, khá mệt.

Buổi sáng, anh em phải dậy lúc 6 giờ nếu đi học phòng và 5 giờ nếu đi học bãi. Sau khi điểm danh, làm vệ sinh cá nhân xong, anh em đi làm sạch sẽ doanh trại. Công việc tạp dịch gồm chà láng, lượm rác, dội cầu … Trước khi Chỉ huy người ta, anh phải trải qua một thời gian làm lính như họ. Như thế, chúng ta mới hiểu rõ sức hạn và công việc của họ. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng là như thế. Sau khi làm tạp dịch xong, anh em dùng điểm tâm rồi đi học. Đại Đội này hướng về F 406, Đại Đội kia hướng về cổng số 9 …

Không ai có thể bảo rằng: “Cái học làm quan đã hỏng rồi, mười người đi học chín người thôi!”. Bằng chứng là anh em học dữ lắm chứ! Đêm đốt nến học đến hai ba giờ sáng. Làm như học thi Tú-Tài, Cử-Nhân không bằng vậy. Nhưng dù sao, cũng công nhận một điều, khi sang F khác đầy đủ điều kiện học thì lại có một số anh em ngủ gục. Vì sao? Có thể trả lời:

- Thưa Đại úy, tối hôm qua Đại Đội gác tuyến đấy ạ!.

- Ngày hôm sau, Đại Đội có gác tuyến không?

- Thưa Đại Úy có ạ!.

- Ủa, sao kỳ lạ vậy!.

Đúng là bệnh lười, bệnh ngủ nó xui khiến anh em nói dối. Hãy báo động đi chớ! Anh Dũng, Anh Dũng đây, Anh Dũng nghe rõ trả lời SOS. Vậy là Chết. Đại Đội về tới trại sẽ bị Cán Bộ phạt. Cái tội ngủ nó lớn lắm. Nhưng phạt là phạt biết sao bây giờ. Không lẽ tự thú tôi mệt quá tôi nhắm mắt để đó á. Ồ coi như ne-pas tất cả. Đến ngày thi giai đoạn 2, chết cha thiếu bài. Hùng hục mượn vở bạn chép. Nào Quân Pháp, bài “Xúc phạm thuần phong mỹ tục” chắc không thi đâu! Chẳng lẽ Đại Úy Vượng ra câu có mấy thành tố tội hiếp dâm sao! Bỏ! Còn Vũ khí học, bài ống kính nhắm M.86 C, M.86 F của đại bác 57 ly, khỏi cần chép, dở Course vũ khí nặng ra coi, có mà. Nhưng ê, nặng quá mậy! học chắc chết! Ráng lên: rớt ra Trung Sĩ đấy! Vâng phải ráng rồi. Đêm đốt nến rực sáng cả Chambre. Những con người ưu tú của đất nước, cúi đầu chăm chỉ học bài. Trông cảnh tượng “bi tráng” quá! Còn anh em Đại Đội khác ở kế F409 siêng hơn. Kéo nhau qua phòng học đó mở đèn, mở quạt ngồi vào ghế học bài lẩm bẩm. Lính gác đêm đi ngang, giựt mình, “Ủa đêm rồi, trường còn dạy nữa sao?” Nhưng “Thưa không, anh em Đại Đội 31, 35 qua học đấy ạ!” Ấn tượng sáu mươi mấy người Huynh Trưởng khóa 9A và 9C ra trường sớm bằng ngõ số 9 làm cho anh em Tiểu Đoàn 3 phải học. Dù thế nào cũng phải học. Anh em biết rõ phận mình rồi. Gửi gấm thi cử cũng vô ích! Vấn đề, anh không phải đậu cao để đi chỗ tốt mà thực sự anh có đậu hay không thôi. Đó, đó là ý nghĩ chung của anh em. Từ Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Đội Trưởng đến Trung Đội Trưởng, vị Sĩ quan nào cũng khuyên răn các anh, phải ráng mà học không thì rớt đấy! Tội nghiệp! Chúng tôi không thể quên vị Đại Đội Trưởng đáng kính luôn luôn nhắc nhở chúng tôi học bài. Vị Đại Úy tốt nghiệp khóa Sình lầy làm cho chúng tôi vừa kính vừa phục. Nhớ đêm nào, anh em học bài phòng thủ, một Tiểu Đội bê bối trong vấn đề ăn cơm làm cho Đại Úy giận dữ phạt dã chiến cả Đại Đội. Không gì tếu bằng Đại Đội vừa chạy vừa ôm gà-mên. Đó có phải là đoàn quân không? Vâng, thưa đoàn quân nhưng mà đoàn quân tả tơi, hốc hác vì bị phạt dã chiến.

Cứ ngỡ là 25 tháng 8 ra trường nào ngờ phải học thêm hai tháng nữa. Hai tháng nghĩa là tám tuần lễ và tức sáu mươi ngày. Sáu mươi ngày dài dăng dẳng ôn tập bù lại những ngày học ôn cấp Tiểu đội và đi diễn binh Sài-Gòn. Lại mệt. Vâng, Quân trường có bao giờ cho anh em khỏe lâu đâu. Nhớ những ngày tập diễn binh ở Vũ Đình Trường rồi ra xa lộ Đại Hàn, anh em bắt phát ngán. Cả tháng trời, chúng tôi ôm Garant mà đi vòng vòng cái Vũ Đình Trường dưới ánh mặt trời không phải là chuyện không có thật. Những ngày đầu, vác Garant, anh em thấy ê-ẩm cả vai, tay chân rã rời nhắc lên không muốn nỗi. Nhưng sau rồi riết cũng quen. Anh em cứ tưởng tượng lại ngày nào cũng đi những bước chân anh em đặt lên kế tiếp nhau khiến cho Vũ Đình Trường hiện ra những con lộ mà đá sạn dạt hai bên nằm thẳng băng thật rõ trông giống như đường xe lửa vậy. Nhìn vào chúng, anh em có thể đoán ra sự luyện tập của chúng ta như thế nào. Nhất là khối tạp dịch. Những người lùn hãy trông vào, diễn hành khổ lắm đấy các bạn ạ!

Rồi ngày 19 tháng 6, ngày diễn binh ở Sàigòn cũng tới. Hai giờ sáng, khối diễn hành được đánh thức. Xong công việc vệ sinh cá nhân, điểm tâm, thay đồ, anh em vác súng xếp hàng ra xe chở về Sàigòn. Đến ngay vị trí đã định, các Đại Đội tập hợp so hàng xong, giá súng, dùng cà phê, bánh mì hột gà. Anh em được tan hàng trong nửa tiếng rồi tập hợp. Bấy giờ là sáu giờ, anh em đứng chờ diễn binh cho đến tận chín, mười giờ.

Lúc bắt đầu đi anh em bỗng cuống quýt cả lên. Không phải vì đi không được mà vì tiếng trống đánh ở khán đài chính quá nhỏ đến độ không còn nghe nữa, nên khối Thủ Đức đi hỗn loạn. Dân chúng hai bên đường la ó lên làm cho một số anh em mất bình tỉnh hơn. Nhưng khi đến gần khán đài nghe được tiếng trống, anh em mới bắt đầu sửa lại hàng ngũ đi ngang và đánh tay đều. Về đến trường, anh em nào cũng thấy buồn. Mặc dù, lỗi không phải do anh em hay các Sĩ quan gây ra, nhưng tất cả ai cũng đều thấy mình có một phần Trách nhiệm và Danh dự trong đó.

Vì thời gian học bù mà khóa 8 mãn khóa chậm hơn tất cả. Có lẽ từ trước đến giờ, trường Bộ Binh chưa có chuyện khóa đàn em ra trường trước khóa đàn anh? Vậy mà lần này, nhà trường phải thay đổi thông lệ đó. Hai khóa đàn em 9B/72 và khóa 2A/73 ra trường trước khóa 8/72 B+C. Bởi cơ sự đó, đàn em gọi khóa 8 là khóa Cơ hữu. Khóa nhận lãnh đủ mọi công tác. Anh em chán nản, nhưng vị Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng bảo chúng ta nên hãnh diện vì được nhà trường giao công tác. Nhà trường có tin tưởng mới giao chứ đâu phải muốn giao là giao. Vâng đúng vậy. Chúng ta nên hãnh diện. Hãnh diện vì là khóa ở lâu nhất tại đây, vì được lãnh công tác do cấp trên giao phó. Hãy cố gắng chu toàn nhiệm vụ. Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức hùng anh mà! Thời gian sẽ qua rất nhanh. Tám tuần lễ hay bao nhiêu tuần lễ cũng bằng thừa nếu chúng ta xem mọi việc bằng một con mắt bình thường. Đừng bao giờ nóng! Hãy Wait and See, ngày tháng chẳng bao lâu đâu các bạn.


Bây giờ là tháng Chín. Chỉ còn hơn tháng nữa, khóa này sẽ ra trường. Ngày ra đi, chắc hẳn vui buồn lẫn lộn. Vui là vì mang một cấp hiệu mới, cao hơn cấp hiệu cũ, buồn là vì phải giã từ những nơi in dấu vết mình từng sinh hoạt. Cứ tưởng tượng vác Ba-lô lên vai đi ra khỏi trường, bỏ lại sau lưng mình Vũ Đình Trường từng thấm đượm bao giọt mồ hôi của mình, bỏ lại mái tranh Chambre Đại Đội từng che mưa nắng nơi mình trú ngụ và phải chào giã biệt những con đường Bình Long, Long An, An Xuyên… đầy bóng cây râm mát.

Dù sao đi chăng nữa, những nơi đó cũng đã ghi một phần nào sự hiện diện của mình. Giống như ngày bãi trường thời thơ ấu, những khuôn mặt rạng rỡ nắng hương Quân trường ngày nào còn bên nhau đầy đủ, bỗng chốc lát khuất dạng bay đi tan tác nơi mỗi chân trời. Bẳng đi một thời gian sau, thử kiểm điểm lại lại coi chắc sẽ có thằng còn thằng mất. Tuổi trẻ trong thời chiến là phải chấp nhận. Vâng, chúng ta chấp nhận nhập cuộc, chấp nhận với tất cả ý nghĩa thương đau của nó. Làm gì mà phải than van? Hai mươi tám tuần lễ ở đây, mười hai tuần lễ ở Quang Trung và tám tuần lễ chiến dịch đủ làm chúng ta chịu đựng. Con đường trước mặt vẫn mở ra tiến tới một chân trời. Còn ngần ngại gì nữa hở các bạn? Hãy lên đường đi vào lịch sử! Lần cuối, hãy nắm chặt tay chào nhau đi những bằng hữu yêu dấu.


Trường Bộ Binh, ngày 9/9/73
SVSQ Võ Thành Trinh
Trung Đội 331


Tuesday, February 18, 2014

Anh Đi Vào Bất Diệt !



Trang sử Việt sáng ngời một danh tướng
Với lời thề giữa bão lửa cuồng phong
"Thân tôi còn-Còn An Lộc Bình Long"
Một lời nói uy phong và trung liệt.

Tháng Tư Đen .... Anh đi vào bất diệt
Không quy hàng, không tháo chạy thoát thân
Sinh Vi Tướng Bất Khuất Tử Vi Thần
Anh tuẫn tiết ... Quân Dân buồn vỡ lệ !

Jan 18, 2014
Hoàng Nhật Thơ

*Cảm tác theo bài viết về Tướng Lê Văn Hưng của chiến hữu Trịnh Khanh Tuấn.


"Ngày Nào Tôi Còn, An Lộc Còn !"



LỜI CAM KẾT CỦA TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG:

"NGÀY NÀO TÔI CÒN AN LỘC CÒN"

(Thân tặng các cháu hậu duệ VNCH một góc chiến sử của quân lực VNCH, các cháu có thể bấm vào ngay hình của tướng Hưng để đọc thêm nhiều bài viết khác liên quan đến trận An Lộc)

Ngày 18 tháng 4/1972, đợt tấn công thứ ba của bộ đội vào An Lộc bắt đầu. Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, chỉ huy toàn bộ lực lượng trú phòng, đã cam kết: "Ngày nào tôi còn, An Lộc còn.". Lời nói đó của Tướng Hưng có giá trị lịch sử, An Lộc đã không bị cộng chiếm chiếm như bà Nguyễn Thị Bình tuyên bố tại hoà đàm Paris.

Trong hơn 2 tháng tổng chỉ huy lực lượng VNCH tại mặt trận An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng đã cùng với quân sĩ các cấp giữ vững phòng tuyến tỉnh lỵ Bình Long. Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đã nêu gương sáng cho các sĩ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6/1972, một nhóm phóng viên từ Sài Gòn đã đến bộ tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến trường An Lộc, một phóng viên VTVN đã viết về tướng Hưng như sau. 

Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận Bình Long. Căn hầm tù mù, 1 ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi (phóng viên) được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, còn thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.

Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống còn của Bình Long. Nếu không còn mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc thì An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân, Tướng Hưng còn lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin với bóng đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng 1 máy phát điện, hai máy còn lại phải phòng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ cho thời gian 1 tuần lễ. 

Theo lời yêu cầu của Tướng Hưng, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất thì đã phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đã chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ý nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc, trong hơn hai tháng trời khói lửa. 

Trong trung tâm Hành quân tù mù, Ðại úy Quí, sĩ quan báo chí Sư đoàn 5 BB, trình diện Tướng Hưng và giới thiệu từng người trong nhóm phóng viên. Tướng Hưng mặc áo thun xanh và có nụ cười hiền từ, ông bắt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10 mét, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun thì cũng mình trần.

Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phóng viên thực hiện 1 “show” dã chiến, anh em nhận rõ khuôn mặt gầy gò rất có nét của ông. Ðiểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh sau hơn hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đã lên tới 7,500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay vì nói về mình đã chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã giữ vững An Lộc và tình cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn Bình Long. 

Sau cái bắt tay giữa hai tiểu đoàn Nhảy Dù vào ngày 8 tháng 6/1972 lực lượng trú phòng tại An Lộc dò dẫm tiến lên mạn Bắc Quốc Lộ 13 và nới rộng thêm vòng đai phòng thủ. Ngày 12 tháng 6/1972 khi cờ Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa bay trên đỉnh đồi Đồng Long, Tướng Lê Văn Hưng tuyên bố với phái viên Vô Tuyến Việt Nam, "Thành phố An Lộc được hoàn toàn giải tỏa."

BÀI LIÊN HỆ:

1.Trận An Lộc 1972

2. An Lộc 1972, niềm kiêu hãnh của QL:VNCH

3. Con Người và Cái Chết của Tướng Lê Văn Hưng

4.Bình Long An Lộc, niềm kiêu hãnh của QL.VNCH

5. Trả lại sự thật cho chiến sử VNCH, một Chiến Công Bị Quên Lãng. http://www.michaelpdo.com/LeNguyenVy.htm

6.Phút Thành Thần của Tướng Lê Văn Hưng

7.Thiếu Tướng Lê văn Hưng

Trịnh Khánh Tuấn, 18.2.2014