Saturday, November 30, 2013

Mưa Buồn !


Mưa rơi từng hạt bên ngoài
Lệ lòng từng giọt u hoài lòng ta
Lặng nhìn đếm hạt mưa sa
Hạt rơi trên lá, hạt nhòa mắt mi
Hạt rơi xóa vết chim di
Hạt rơi tí tách thầm thì trong đêm
Hạt vương buốt lạnh môi mềm
Mưa rơi, lệ nhỏ đẫm thềm tương tư !

Nov 29, 2013
Hoàng Nhật Thơ


Lá Thư Trần Thế


Tác giả : Hoài Linh
Trình bày : Hoàng Nhật Thơ-Hạ Như-Hoàng Hạ Phương Thy

Friday, November 29, 2013

Đêm Nguyện Cầu


Tác giả : Lê Minh Bằng
 Đọc lời Kinh Cầu Nguyện : Hạ Như
Trình bày Hoàng Nhật Thơ

Chuyến Hải Hành Cuối Cùng !

Thư  Người Thủy Thủ già  HQ 17 gửi chiến hữu cùng Tàu ,
Bạn thân mến
Thấm thoát hơn 38 năm rồi bạn và tôi ít người gặp nhau, ít lời trao đổi, ít thư thăm hỏi.  Không ai trách ai bởi hiểu rằng vì nỗi buồn và ấm ức của người bỏ Nước, vì cuộc sống khó khăn của người tỵ nạn, mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi bức xúc khác nhau.
Tuy nhiên mọi người đều có nỗi băn khoăn về nhau từ giờ phút chia tay vội vã hồi 4 giờ sáng ngày 30/4/1975 ngoài khơi Vũng Tàu.  Chúng mình có 187 người,100 người đã nhãy xuống thương thuyền động cơ để về nước, bao nhiêu người đi tù, bao nhiêu người sống sót gặp lại gia đình?  86 người cùng tôi đến được Phi Luật Tân rồi cũng tan hàng vội vã tại cầu tàu Subic Bay chiều tối ngày 7/5/75 , bây giờ cuộc sống thế nào?  Xin cầu mong tất cả bình yên.
Nhân dịp Hội Hải Quân Bạch Đằng tổ chức cuộc Hội Ngộ của các chiến hạm và đồng bào  di tản tôi mong muốn gặp qúy Bạn nên ghi tên tham dự.  Kèm theo chúng tôi xin viết một đoản khúc nhắc lại hoạt động của Chiến Hạm trong Chuyến  Hải Hành Cuối Cùng, gợi lại vài kỷ niệm để  hàn huyên khi mừng gặp nhau tại San Jose.
Chân thành,
Trương Hữu Quýnh

  Chuyến Hải Hành Cuối Cùng

Ngày 17 tháng tư 75 HQ17 từ phiá bắc Phan Rang đến vùng Cà Ná để cùng các chiến hạm bạn hải pháo chận đứng sự di chuyển của Cọng Quân trên quốc lộ 1, đặt biệt yểm trợ HQ503 vào gần bờ cứu vớt quân bạn triết thoái.
Hôm sau, khi HQ503 bị Việt Cọng tấn công, dù xa bờ, đại pháo của HQ17 cũng chận bớt trọng pháo của VC. Ssau khi bị trúng đạn, HQ503 ra khỏi tầm đạn của địch dù HT503 bị thương cùng nhiều nhân viên và một số sỉ quan, nhân viên khác đã hy sinh. 
Tiếp theo HQ 17 được lệnh trực chỉ Trường Sa thay thế HQ16.  Thủy thủ đoàn HQ17 lên đường với nhiệm vụ tại quần đảo xa xôi bỏ lại đằng sau bạn bè còn đổ máu và gia đình bơ vơ trong loạn lạc.
Điểm ngừng máy đầu tiên của HQ17 tại vùng Trường Sa là đảo Nam Yết.  Quân bạn trú đóng tại Nam Yết qúa mừng rỡ khi HQ17 đến vì nghĩ rằng sẽ được đón về đất liền, nhưng hốt hoảng thất vọng khi HQ17 cho biết sẽ tiếp tục hải hành đến vùng Song Tử Tây ở phía Bắc. Chúng tôi rời Nam Yết và để lại cho người trên đảo lời hứa, nếu được lệnh rút về chúng tôi sẽ không bỏ các Anh.
HQ17 tiếp tục tuần tiểu vùng Song Tử Tây.  Sáng 29 tháng tư nghe Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu tuyên bố yêu cầu người Mỹ rút khỏi VN trong 24 giờ, HQ17 bắt đầu rút quân bạn trên Song Tử Tây, rồi về Nam Yết tiếp tục triệt thoái quân bạn về Vũng Tàu.  Chiều tối 29 khi cách bờ khoảng 40 hải lý, Hạm Trưởng HQ17 liên lạc BTL/HQ/V3/ZH để hỏi địa điểm đổ quân, được TL/V3/ZH trả lời “Tùy anh”.
Chiến hạm đến cửa biển Vũng Tàu đêm khuya 29 tháng tư và cố gắng vào cửa sông Lòng Tào về Sài Gòn.  Vì thấy ghe thuyền ồ ạt ra biển cùng nhiều đạn trọng  pháo nổ gần Tàu nên HQ17 đành quay đầu ra khơi.  Đến thời điểm này HQ17 chưa biết HQ đã có chương trình di tản và nhiều chiến hạm đã đến được Côn Sơn.
Khoảng 03:00AM ngày 30 tháng tư 75  chiến hạm dùng hai thương thuyền động cơ bỏ hoang trên biển để cho 2 ĐĐ Địa Phương Quân triệt thoái lên bờ.  Một giờ sau giữ được thêm hai thương thuyền khác cặp bên Tàu, HT cho tập họp nhân viên và tuyên bố đây là buổi họp chia tay, sau buổi họp mọi người có quyền rời Tàu xuống thuyền về nhà tìm gia đình hoặc ở lại theo Tàu cùng Hạm Trưởng (HT) ra đi.
Thủy thủ đoàn HQ17 gồm 187 người, chỉ có 86 người theo Tàu ra đi.  Trước khi đi Chiến Hạm tiếp tục quanh quẩn tại cửa biển Vũng Tàu vớt đồng bào trên các thuyền con, các chiến hữu trên các tàu nhỏ không thể vượt đại dương và hy vọng may tìm gặp gia đình thủy thủ đoàn đã chạy ra biển. Tiếc thay chỉ có HT HQ 17 là người may mắn được HQ11 cho biết đã vớt được gia đình của mình.  Mãi qua nhiều năm về sau cố tìm hiểu cách nào vợ con mình lên được HQ11 để ra biển, khi tìm cám ơn anh San K10HQ  HT HQ11 và quý bạn bè đã giúp đỡ, nhờ tin tức góp nhặt, chúng tôi mới hình dung được hành trình của gia đình mình.
Số là tối 29 tháng tư 75 cư xá HQ Thị Nghè bị pháo kích, mọi người đã di tản hết, anh Nguyễn Viết Tiến K8HQ gặp gia đình chúng tôi hớt hải lui tới trước nhà khi cửa cầu Avalanche qua HQCX đóng cứng, đã đưa gia đình chúng tôi xuống một LCVP chờ đón ai trước cửa rạch Thị Nghè để qua HQ11.  Chiếc LCVP ra được giữa dòng sông lúc HQ11 tách bến khởi hành.  May thay anh Nguyễn Đình Lâm K12HQ trên PCF thấy được, đã bốc gia đình chúng tôi, đuổi theo bắt kịp HQ11 ở Quatre Bras sông Lòng Tào.  Chúng tôi xin biết ơn Hải Quân,xin tri ân các anh Tiến, San, Lâm và qúy bạn bè đã giúp đỡ.
Sáng sớm ba mươi tháng tư,  Hải Quân biết được HQ17 ở Trường Sa về đến trong vùng, đã yêu cầu HQ17 đảm nhận nhiều công tác. Sau khi ghé HQ11 gần vùng Côn Sơn đón gia đình, HT cho Tàu  quay ngược  lại hướng về bờ, cứu vớt các tướng lảnh và quân nhân trên LCM Giang Cảnh, trên PCF đang chết máy ngoài cửa Soài Rập, cứu HQ615 đang trôi trên đường đi Côn Sơn, đón thủy thủ đoàn và gia đình cùng người bỏ quê hương trên HQ470.  Hai chiến hạm sau cùng đã được nhận chìm để khỏi lọt vào tay địch.
HQ17 trở lại Côn Sơn sau khi Hạm Đội đã khởi hành đi Phi.  Sau đó chiến hạm còn ngừng lại để vớt toán nhân viên kỷ thuật Mỹ thuộc đài kiểm báo Côn Sơn nên lên đường đi sau cùng.
Ngàỹ 7 tháng 5 đến gần Subic Bay, sau khi tháo bỏ đạn dược và nghiêm chỉnh cử hành lễ hạ-thượng kỳ Việt-Mỹ, chiến hạm tự vận chuyển vào vịnh, cặp cầu.Chốc lác sau khoảng một tiếng đồng hồ, hơn 1500 khách di tản đã rời khỏi chiến hạm.
HT trở về phòng, thu vội hành lý sẵn sàng lên bờ.  Ra hành lang hữu hạm, HT khựng chân vài phút,nhìn quanh Tàu lần cuối.  Bỗng trên hệ thống phóng thanh quen thuộc, tiếng vị Niên Trưởng, thầy củ HQ của HT, vang lên “mời thủy thủ đoàn tập họp sau lái để đưa HT rời Tàu lần cuối”. Chào vĩnh biệt Anh Em xong, bước chân lên cầu thang, đưa tay lên trán, HT ngẩn ngơ không biết đối tượng nào mình đang chào tay.
Sau 14 năm phục vụ Hải Quân, hơn 11 năm đi biển, chúng tôi phục vụ VNCH trên mọi loại chiến hạm từ  nhỏ nhất đến lớn nhất, hy vọng đi hết Tàu sẽ được lên bờ.  Tiếc thay chiến hạm cuối cùng, Tuần Dương Hạm Ngô Quyền HQ17 không về được bến mẹ.  Sau 38 năm lưu vong, niềm hy vọng sẽ có được mảnh đất nơi quê hương VN tự do để gửi vùi thân xác không còn nữa.  Hôm nay chỉ còn lại một chút tình, tình gia đình, tình bè bạn, tình chiến hữu, chúng tôi rất trân qúy gìn giữ và an phận là người  “Thủy Thủ Không Tàu”.
Trương Hữu Quýnh

Cựu Thiếu Úy TLC Nguyễn Ngọc Lập : Hóa giải trước khi hòa giải....



Tuesday, November 26, 2013

Đời Người-Giấc Chiêm Bao !


Đời người như giấc chiêm bao
Phù du khoảnh khắc hư hao rồi tàn
Một mai nhắm mắt ngỡ ngàng
Trần gian từ tạ vội vàng phủi chân
Sáu tấm ván phủ kín thân
Xuôi tay buông cả dương trần ... ra đi
Một hơi tàn cuối thở khì
Trần gian gởi lại ... được gì mang theo ..!

Nov 26, 2013
Hoàng Nhật Thơ

Sunday, November 24, 2013

Tổng Thống Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.


(26.10.1956- 26.10.2013) KỶ NIỆM 57 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH CỦA NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA. Chính phủ nước Việt Nam Cộng Hòa được chính thức thành lập vào ngày 29.10.1955, và ra mắt hàng vạn đồng bào tại dinh Độc Lập. *Việt Nam là một nước Việt Nam Cộng Hòa. * Quốc trưởng được lấy danh hiệu là Tổng Thống VNCH. * Một Ủy Ban được thiết lập để soạn thảo dự án Hiến Pháp. *Các luật lệ hiện hành vẫn tạm giữ nguyên. Tất cả những nhân vật trong chính phủ cũ được lưu lại Xữ Lý Thường Vụ theo Sắc lệnh sô1/ Tổng Thống Phủ. 29.10.1955 THÀNH LẬP NỘI CÁC ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA: Đây là nội các được lưu dụng lại theo săc lệnh số 1. Tổng Thống kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng: Ngô Đình Diệm Bộ Trưởng Nội Vu: Bùi văn Thinh Bộ Trưởng Tư Pháp: Nguyễn Văn Sĩ Bộ Trưởng Ngoại Giao: Vũ văn Mẫu Bộ Trưởng Tài Chính và Kinh Tế: Trần Hữu Phương Bộ Trưởng Thông Tin: Trần chánh Thành Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dụcvà Thanh Niên: Nguyẽn Dương Đôn. Bộ Xã Hội Y Tế: Vũ Quốc Thông Bộ Trưởng Lao Động: Huỳnh Hữu Nghĩa Bộ Trưởng Canh Nông: Nguyễn Công Viên Bộ Trưởng Bộ Công Chánh: Trần Văn Mẹo Bộ trưởng Bộ Điền Thổ và Cải Cách Điền Địa: Nguyễn Văn Thời Bộ Trưởng Đại Diện Phủ Thủ Tướng Nguyễn Hữu Châu Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng: Trần Trung Dung. Đứng đầu ngành hành pháp là tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Ứng cử viên được ra tranh cử ba nhiệm kỳ liên tiếp. Hiệp trợ ngành hành pháp là Nội các gồm 14 bộ trưởng. Lập pháp có Quốc hội chỉ có một viện duy nhất gồm 123 dân biểu với nhiệm kỳ ba năm chọn theo từng đơn vị bầu cử. Phong trào Cách mạng Quốc gia chiếm 66 ghế, cộng thêm những đảng thân chính phủ thì khối này chiếm 101 ghế. Đảng phái và Số ghế Phong trào Cách mạng Quốc gia 66 Tập đoàn Công dân Vụ 18 Đảng Công nhân 10 Phong trào Tranh thủ Tự do 7 Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập) 2 Đảng Đại Việt (đối lập) 1 Độc lập (không liên kết) 19 Sau đây là một số nét tiêu biểu về các hoạt động của Chính Phủ Ngô Đình Diệm trong những ngày đầu thành lập: *Ngày 4.3.1956, ngày đầu phiếu tổng tuyểng cử Quốc Hội Lập Hiến nước VNCH. *Ngày 8.3.1956 Tướng Trần Văn Soái cùng với 1.056 sĩ quan và 4.600 binh sĩ Hoà Hảo, dự lễ hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm tại Cái Vồn. *Ngày 15.3.1956 Khai mạc khoá họp đầu tiên. Niên trưởng là Ông Dư Phước Thiện sinh năm 1889, người ít tuổi nhất là ông Đinh Thế Sĩ. *Ngày 22.3.1956 Dân Biểu Trần văn Lắm được bầu làm Chủ Tịch Quốc Hội. *Ngày 30.3.1956 Ký thỏa hiệp Việt Pháp về việc triệt thoái hết quân đội Pháp trước ngày 30.6.1956. * Ngày 25.4.1956 Quân đội Pháp rút hết khỏi Việt Nam. * Ngày 31,7.1956 Quốc Hội bàn về Quốc Kỳ và Quốc ca, không chọn được cờ và bài hát nào, quyết định hoãn bàn. *1.8.1956 Quốc Hội gia hạn dự thi Quốc kỳ và Quốc ca VNCH tơi ngày 15.9.1956. *Ngày 5.10.1956, có thông tư và thông báo vê việc cấm dùng tiếng "Cụ" khi viết hoạc nói chuyện với Tổng Thống, được phép gọi Tổng Thống hoặc Ngô Tổng Thống. Không được dùng tiếng " Ngài" củng như " Ngài Tỉnh Trưởng". Quốc phục là áo lam, khăn đen, ngày đại lể. *Ngày 17.10.1956 Quốc Hội tuyên bố không chọn được bản quốc ca hay mẫu quốc kỳ nào khi dự thi, có tổng cộng 350 mẵu cờ và 50 bài nhạc đã dự thi. *Ngày 26.10.1956 TUYÊN BỐ HIẾN PHÁP VNCH. Dân chúng được phép đốt pháo 3 ngày ăn mừng ngày QUỐC KHÁNH 26, 27, 28.10.1956. Thuế chợ được miển trong ngày quốc khánh 26.10.1956. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã để lại trọn vẹn sự quý mến của toàn quân, toàn dân miền nam VN! Công đức của Ông đã là một vết son trong việc thành lập một quốc gia son trẽ và hùng mạnh như VNCH. Gia tài quý giá nhất mà ông đã để lại trong tư tưởng người miền Nam, đó là ý thức sâu sắc về Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập và Dân Sinh Hạnh Phúc. Ông là một tấm gương sáng chói trong việc DỰNG NƯỚC và CHỐNG CỘNG SẢN XÂM LĂNG miền Nam VN. ĐỌC THÊM: 1.VNCH - Nạn Nhân Của Chính Sách NGẬM MÁU PHUN NGƯỜIhttp://www.nhohue.org/vnch011.htm 2. Tài liệu về VNCH của tác giã Pham Kim Vinh http://giaocam.saigonline.com/HTML-P/VSPhamKimVinh/PhamKimVinhTTTaiLieuDeNhatVNCH.pdf 3. HIẾN PHÁP NƯỚC VNCH: http://www.buinhuhung.com/TT_ND_Diem/Hien_Phap_VNCH_1956.htmNguyen Thi Hong, ngày 25.10.2013

Saturday, November 16, 2013

Về Dưới Mái Nhà


Nhạc phẩm : Về Dưới Mái Nhà
Tác giả : Xuân Tiên
Trình bày Hạ Như

Friday, November 15, 2013

Mong Một Ngày...




Nhẫm tính đốt tay bao năm rồi

Thời gian viễn xứ lặng buồn trôi
Từ ngày cất bước rời quê mẹ

Xứ người mấy độ nắng phai phôi

Từng đêm thao thức sầu cố quốc
Ngày dài nghiêng ngả bóng đơn côi
Mong một ngày mai tròn ước nguyện
Gởi nắm xương tàn trên quê tôi.

Nov 15, 2013
Hoàng Nhật Thơ

Thursday, November 14, 2013

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, 38 Năm Sau... - Những Nén Hương Lịch Sử !




NGHĨA TRANG BIÊN HOÀ 38 NĂM SAU : 

Những Nén Hương Lịch Sử : 

Đầu tháng 4, 1975 phái đoàn quốc hội Hoa kỳ qua thăm Việt Nam để ước lượng tình hình lần cuối. 
Bộ tổng tham mưu VNCH đem vũ khí tối tân chiến lợi phẩm của cộng sản ra trưng bày. Chuẩn bị buổi thuyết trình qua đề tài yêu cầu quân viện. Đoàn xe của dân biểu Mỹ chạy ngang qua nhưng không ghé lại theo chương trình. Phái đoàn Mỹ cũng chạy ngang qua nghĩa trang Biên Hòa nhưng chẳng ai quan tâm hỏi han. Lên bộ tư lệnh quân đoàn III để hỏi tin tức chiến trường. Họ có ý lấy thành tích ra tận mặt trận nghe tiếng pháo của Bắc quân. Không kèn, không trống rồi các ông bà dân biểu về Mỹ, đó là lần sau cùng lập pháp Hoa Kỳ quay lưng lại Việt Nam. 
Nhưng có 1 người dừng lại. 
Đại tướng Frederick C. Weyand, nguyên tư lệnh quân lực Mỹ cuối cùng tại Việt Nam lúc đó là tham mưu trưởng lục quân. Ông được tổng thống Mỹ ủy nhiệm qua Việt Nam lượng định tình hình quân sự vào giờ chót. Trên đường thăm quân đoàn III, trực thăng của đại tướng đã bất ngờ đáp xuống nghĩa trang Biên Hòa. Cuộc viếng thăm hoàn toàn ngoài chương trình. Toàn thể liên đội chung sự lúc đó chỉ có 1 chuẩn úy Thủ Đức mới ra trường là sĩ quan trực. 
Là giáo sư bị động viên, anh sĩ quan có đủ chữ nghĩa để hướng dẫn ông đại tướng từ Ngũ Giác Đài và phái đoàn đến thăm. Mộ sơn trắng là tử sĩ chết từ 1968. Mộ đắp đất có bia là chết từ 72, 73. Mộ chưa có bia là vừa hy sinh trong tháng qua. Mộ có cắm cờ là mới đem về. Thi hài các chiến binh Xuân Lộc thuộc sư đoàn 18 còn nằm trong nhà xác. Ông tướng hỏi tổng số bao nhiêu mộ. Thưa hơn 16 ngàn. Tiếp theo, anh chuẩn úy đã theo đúng nguyên tắc nên chỉ dẫn cho đại tướng làm theo thủ tục. Đưa đại tướng ra phần mộ chiến sĩ vô danh. Đưa hương cho ông tướng tưởng niệm. Đại tướng làm đúng theo lời hướng dẫn. Ông chắp tay rồi quỳ gối trước phần mộ và cắm hương. Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh quân đoàn III đứng yên lặng phía sau. 
Đại tướng Weyand đã làm một cử chỉ đẹp nhất của người chiến binh Hoa Kỳ đối với tử sĩ Việt Nam vào ngày giờ sau cùng. Bắt tay anh chuẩn úy bằng cả 2 tay, đại tướng từ giã nghĩa trang quân đội VNCH. Anh phóng viên của AP chụp hình, nhiếp ảnh gia của Stars and Tripes đi theo đã quay được những thước phim vô cùng xúc động. 
Đại tướng về Mỹ báo cáo tình hình cho tổng thống. Dù biết rằng bất khả nhưng ông vẫn ghi rằng muốn chặn đứng Bắc quân cần có ngay lời tuyên bố quyết liệt của Hoa Kỳ và B52. Nhưng chuyện nghĩa trang Biên Hòa ông giữ cho riêng ông. Lúc còn tại chức ở Việt Nam, tướng Weyand luôn luôn tin tưởng rằng nếu được yểm trợ đầy đủ về tinh thần và vật chất, QLVNCH sẽ chiến thắng. Chuyến đi Việt Nam lần cuối vào tháng 4-75, ông tướng thấy lòng tan nát. Ông đã mất tháng 2-2010, thọ 93 tuổi. Mong rằng sau này có người chiến binh Cộng Hòa ghé lại nghĩa trang quốc gia vùng Thái Bình Dương tại Honolulu, tìm mộ đại tướng và thắp một nén hương. 
Những nén hương sau 75 : 
Cuối tháng 4-75 cơn hồng thủy ập đến, chẳng còn ai quan tâm đến nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Đơn vị công binh phụ trách công trường nghĩa dũng đài vẫn tiếp tục công tác. Những tấm ciment cuối cùng đã đổ xong và kéo lên đỉnh ngọn kiếm. Anh lính công binh đứng trên đỉnh kiếm của Nghĩa dũng đài ngó về Saigon thấy trực thăng Mỹ lần lượt bốc người đi. Ngó ra xa lộ thấy quân dân từ Long Khánh tất tả rút về. 
Bên dưới liên đội chung sự tràn ngập xác đưa về bằng các loại phương tiện. Cả dân lẫn quân, tất cả các binh chủng. Nhiều gia đình có thân nhân tự lo tẩm liệm, nhận quan tài và đào huyệt chôn cất lấy. Chiều 30 tháng tư qua ngày 1 tháng 5-1975 hàng trăm xác còn lại đã được chôn tập thể. Không còn nén hương nào dành cho người nằm dưới lòng đất quê hương. Phải đến đầu thập niên 80 các gia đình tại Việt Nam mới tìm lên thăm mộ. Có nhà cải táng về quê, có gia đình tu sửa tại chỗ. 
Những nén hương thời sự : 
Trong suốt 38 năm qua nghĩa trang Biên Hòa đã trải qua những giai đoạn hết sức đau thương nhưng đặc biệt là vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Mười năm đầu nghĩa trang bị tàn phá, phế bỏ và xâm lấn chung quanh trên các phần đất chưa có mộ và người ta vô tình chiếm dụng cả những nơi nhiều xác vô danh chôn tập thể bên dưới. Một đơn vị huấn luyện tân binh trồng cây và xây tường chung quanh để làm nơi tập lính. Vẫn còn có tử sĩ và mồ tập thể bên ngoài bức tường. Khi đơn vị rút đi, nghĩa trang được giao cho dân sự với tên mới là Bình An. 
Tuy gọi là nghĩa địa nhân dân nhưng thực sự không có dân sự nào được chôn tại đây. Các công trình chung xuống cấp, hư hỏng và hoang phế. Đồng hương và chiến hữu về tảo mộ chui nên làm được đến đâu hay đến đó. Chính quyền địa phương quản trị nghĩa trang không có lệnh chính thức từ trung ương nên quyết định rất tùy tiện. 
Cho đến cuối tháng 2 vừa qua, những hình ảnh phổ biến đã cho những tin tức mới về một nghĩa trang xưa đầy kỷ niệm. 
Mục tiêu đơn giản : 
Năm 1975 chúng ta mất cả miền Nam. 50 thành phố, thủ đô Saigon, bộ tổng tham mưu và dinh tổng thống. Riêng nghĩa trang quân đội dường như 16 ngàn chiến hữu vẫn nằm yên dưới lòng đất. Các công trình kiến trúc tuy hoang phế và chịu đầy thương tích nhưng vẫn còn đó. 
Bây giờ 38 năm sau, ông cựu thiếu tá thiết giáp QLVNCH 72 tuổi, quê Bến Tre, nguyên chỉ huy trưởng trung tâm hành quân tiểu khu Châu Đốc, tóc bạc, quần áo chững chạc, phong thái điềm đạm lại là người dướng dẫn cho các viên chức cao cấp cộng sản Việt Nam và tư bản Hoa Kỳ viếng thăm nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Chúng ta không thể có được hình ảnh như vậy từ 10, 20 hay 30 năm trước. 
Khỏi phải đoán già đoán non, chẳng phải nghe cộng sản nói hay nhìn cộng sản làm. Ai cũng biết với Hà Nội đây là thủ đoạn chính trị. Cộng sản bày tỏ tinh thần hòa giải muộn màng qua hình ảnh nghĩa trang. Phía Hoa Kỳ dù có thiện chí nhân đạo nhưng cũng có nhu cầu ngoại giao. Phía chúng ta đơn thuần là tình chiến hữu. Ông già Bến Tre Nguyễn Đạc Thành chỉ có mục đích lo cho xác anh em, lo chỗ anh em ta nằm được sạch sẽ. Tìm cách đưa anh em dưới mộ tập thể vùi dập bên ngoài vào bên trong gần kề các chiến hữu. Ngày xưa đất nghĩa trang trên 120 mẫu, 16 ngàn tử sĩ an táng trên lưng con ong theo vòng cung từ tâm điểm Nghĩa dũng Đài ra phía ngoài. 
Năm 75 quân dân chánh phe cộng sản mặc sức chiếm ngụ chung quanh phần đất chưa xử dụng. Nhìn vào bản đồ không ảnh, ta thấy việc chiếm đóng vô tội vạ lấn cả vào khu có mộ chính thức cũng như khu mồ tập thể. Bức tường xây quanh hiện chỉ còn 60 mẫu. Biết rõ chuyện xẩy ra như thế, không tìm cách cấp cứu, các công trình xây cất quy mô bên ngoài sẽ đè lên xương cốt chiến hữu, làm ngơ sao đành? 
Chuyện tao, tao tính : 
Ở San Jose có một góa phụ của tù cải tạo, quê Cần Thơ. Bà tả lại chuyện ra Bắc thăm chồng. Dẫn các con nhỏ dưới trời mưa tầm tã đứng bên hai bờ rào nhìn thấy chồng trong trại đau ốm gần chết. Cộng sản không cho thăm. Hai bên rào cùng khóc dưới trời mưa. Người tù miền Nam biết đây là lần cuối nên ra dấu cho vợ tìm đường nuôi con. Bà vợ ông trung tá vùng 4 nói rằng: 
_ " Tụi cộng sản này vô nhân đạo, không có lương tri, không nói được. Việc mày mày tính, việc tao tao tính " 
Bà về lại Sài Gòn đóng tàu đem con vượt biển. Sau khi định cư ở Mỹ, bà trở về tìm xác chồng ở miền Bắc đem chôn tại miền Nam. 
Việc mày mày tính, việc tao tao tính. Đó chính là con đường đấu tranh của chúng ta đối với chiến dịch nghĩa trang Biên Hòa. 
Sau 38 năm tảo mộ chui, 16 ngàn chiến sĩ nằm trong lòng đất lại bị bưng bít không có khói hương tưởng niệm. Nay là lúc nghĩa trang Biên Hòa phải đưa ra ánh sáng. Giữa thanh thiên bạch nhật, hình ảnh nghĩa trang phải được thân nhân biết đến, 80 triệu dân trong nước biết đến. Đồng minh Hoa Kỳ phải biết đến. Toàn thể đồng bào hải ngoại phải biết đến. Và sau cùng chính quyền cộng sản phải biết đến.

Phúc Võ

Saturday, November 09, 2013

Friday, November 08, 2013

Ngăn Cách


Nhạc phẩm : Ngăn Cách
Tác giả : Y Vân
Trình bày Hạ Như

Thơ Không Tên



Ngập ngừng bỡ ngỡ bước vào đây
Thơ, Văn giăng kín dưới trăng đầy
Văn nhân, thi sĩ vui múa bút
Lữ khách dừng chân ngất ngưởng say
Đời người một kiếp trăm năm ấy
Nghiêng vai đã hết thoáng mây bay
Cầm, Kỳ, Thi, Tửu ... cùng đối, họa
Vui kiếp nhân sinh góp bàn tay !

Nov 08, 2013
Hoàng Nhật Thơ

Monday, November 04, 2013

Hiu Hắt Đời Nhau



Tác giả : Lê Vũ
Trình bày : Hạ Như ( NTNV)


Tình mộng tan rồi còn nỗi đau
Tình vương từng sợi tóc bạc màu
Phải chi ngày ấy đừng mơ tưởng
Bây giờ đâu hiu hắt đời nhau !