Sunday, July 31, 2011

Chiếc cầu gãy nhịp !




Chiếc cầu thân thương đã gãy rồi,
Dân lành vô tội ... xác nổi trôi,
Hận loài quỷ đỏ quân xâm lược,
Giết hại dân lành ... phá quê tôi.

Feb 2006
Hoàng Nhật Thơ


Nửa Trái Tim Yêu ...




Nửa trái tim yêu đã vỡ rồi,
Chiều mưa tháng sáu chỉ mình tôi,
U sầu hoài cảm ... hồn thương nhớ,
Màu tím buồn tình đã phai phôi.

Jan 2005
Hoàng Nhật Thơ


Màu Tím Buồn !




Màu tím buồn vương sầu đôi mắt ngọc,
Nên cuộc đời mãi mãi vướng thương đau,
Một chiều nào mưa tháng sáu xa nhau,
Lòng hoài cảm dâng sầu đôi mắt tím.

Jan 2006
Hoàng Nhật Thơ



Ký Ức Buồn !




Đêm khuya gió lạnh Xuân sang,
Giật mình trở giấc lòng man mác sầu,
Cuộc đời rồi sẽ về đâu ...
Tóc xanh giờ phủ một màu tuyết sương,
Quê Hương bỏ lại bên đường,
Bạn bè, đồng đội đau thương tan hàng,
Bao người Tổ Quốc nặng mang,
Danh Dự - Trách Nhiệm ... hiên ngang quyên mình,
Kẻ thì bất khuất pháp đình,
Đả đảo cộng sản ... thân hình rụng rơi,
Triệu người lê lết tàn hơi,
Tù Nam, ngục Bắc ,.. cuộc đời đắng cay,
Sắn khô, nước muối qua ngày,
Bo bo đếm hạt ... kéo dài đê mê,
Đêm về càng lắm não nề,
Cùm sắt giá lạnh buốt tê cả người,
Mắt nhìn từng giọt máu tươi,
Theo da thịt rách khắp người tím thân,
Ngủ thì nằm cạnh đống phân,
Tay mang còng sắt, tra chân vào cùm,
Suốt đêm ác mộng hãi hùng,
Kê khai, tra tấn, khẩu cung ... đòn thù,
Thảm thương thân phận thằng tù,
Ngày rời khỏi trại ...đui mù, cụt chân,
Thân tàn tứ cố vô thân,
Đầu đường xó chợ xa gần ăn xin,
Trên người chiếc áo nhà binh,
Một thời kỷ niệm chiến chinh oai hùng,
Đâu đây tiếng pháo nổ đùng ...
Giật mình thơ thẩn đón mừng Xuân sang.

Xuân tha hương
Jan 17, 2006
Hoàng Nhật Thơ


Một Nửa Cuối Đời ...




Anh gãy cánh như vần thơ đứt đoạn,
Em ... hoa tình chưa nở ... hương vội phai,
Chút hương tình quyện phủ vần thơ ai,
Để một nửa cuối đời yêu nhau mãi.

Dec 2005
Hoàng Nhật Thơ


Trờ Về Cát Bụi !




Mấy bước nữa thôi ... thế là xong,
Ai ơi ... xin hãy sống thật lòng,
Tiền Tài - Danh Lợi ... ôi hư ảo,
Trở về cát bụi ... chỉ tay không !

Dec, 2005
Hoàng Nhật Thơ



Một Cung Thương.




Vẳng đâu đây tiếng hát chiều nắng hạ,
Tôi thấy lòng xao xuyến nhẹ trào dâng,
Tiếng hát ai quyện trong gió lâng lâng,
Rồi ru nhẹ hồn tôi vào cõi mộng.

Tiếng hát ai dìu hồn tôi dạo bước,
Chốn tiên bồng ... Lưu, Nguyễn lạc thiên thai,
Quên thế nhân, đau khổ cõi trần ai,
Để lòng được đắm say dù đôi phút.

Tiếng hát dứt ... hồn tôi còn ngây ngất,
Dư âm nào vẫn cứ mãi ngân vang,
Một cung thương bỗng sai lạc phím đàn,
Rơi nhè nhẹ vào tim chàng thi sĩ.

Kể từ đó ... Tôi đêm mơ, ngày tưởng,
Được cùng ai se kết sợi tơ duyên,
Em và Tôi ... chữ nợ định do thiên,
Chiều lạc bước kết duyên tình nắng hạ.

Nov 10, 2005
Hoàng Nhật Thơ



30 Năm ...




Ba mươi năm ... mười ngàn ngày Quốc Hận ...
Ngoảnh lại nhìn ... thoáng tựa một giấc mơ,
Sống lưu vong ... Tôi thật vẫn không ngờ,
Nhìn đất khách ... mới biết mình biệt xứ !

Quốc Hận 2005
Hoàng Nhật Thơ



Thu Về ...




Thu về buồn thoáng lâng lâng,
Lá vàng rơi rụng bao lần đến đi,
Thu sang ... Ta được những gì ...
Thu đi ... Ta lại khắc ghi vết sầu,
Trên cành hoa lá còn đâu,
Lá sầu rơi rụng ... tình đầu cũng phai,
Lá vàng ngập bước chân ai,
Lệ buồn nhỏ xuống lối dài lê thê.

Nov 05, 2005
Hoàng Nhật Thơ


Một Thời Đã Xa ...




Thời gian trôi ... tuổi đời thêm chồng chất,
Ngoảnh lại nhìn mái tóc đã điểm sương,
Kiếp nhân sinh đang bước đến cưối đường,
Mà cố quốc vẫn dặm trường cách trở.

Moi ký ức tìm lại dòng dĩ vãng,
Thuở nô đùa thơ ấu tháng ngày xưa,
Những buổi trưa trốn nắng dưới bóng dừa,
Để mơ tưởng vu vơ nào ai biết ...

Rồi những tháng năm dài bên sách vở,
Tuổi thư sinh áo trắng mộng tương lai,
Chợt tình vương mái tóc xỏa bờ vai,
Để lòng biết yêu ai từ dạo ấy.

Xếp bút nghiên ... chuyện tình riêng gác lại,
Biệt Kinh Kỳ ... cầm súng giữ quê hương,
Máu, mồ hôi tuôn đổ khắp chiến trường,
Bỗng một hôm ... Ôi bàng hoàng buông súng.

Gạt nước mắt giã từ người thương mến,
Bước vào tù cứ ngỡ một tháng thôi,
Ai ngờ đâu bao năm đã dần trôi,
Ngày trở lại ... Ôi tìm trong giấc mộng.

Ôi Độc Lập ... thân biệt giam ngục tối,
Đời Tự Do mang xiềng xích cùm gông,
Hạnh Phúc sao mà tan nát cõi lòng,
Giải Phóng hỡi ... Dân cạn giòng huyết lệ.

Ngày rời trại ... tấm thân tàn lê lết,
Đường về Nam xa thăm thẳm mù khơi,
Tôi bước đi dù nắng hay mưa rơi,
Chân rách nát ... bao lần tôi gục ngã.

Còn gì nữa ... cuộc đời tôi mất cả,
Mất Tự Do khi vừa mất Quê Hương,
Mất người thương ... mất đồng đội, chiến trường,
Mất tất cả quyền làm người để sống.

Ngày từ giã quê nhà đi biệt xứ,
Lệ muốn rơi nhưng còn giọt nào đâu,
Bao nhiêu năm tang tóc bạc mái đầu,
Quê Mẹ hỡi ... gởi lời chào vĩnh biệt !

Oct 31, 2005
Hoàng Nhật Thơ


Lệnh Buông Súng !




Lệnh buông súng ... Ôi bàng hoàng bỡ ngỡ,
Nỗi uất hờn của những kẻ chinh nhân,
Đường chiến binh bao năm tháng xa gần,
Lính gian khổ chưa một lời than thở.

Lệnh buông súng ... Ôi nghẹn ngào cay đắng,
Tôi hỏi lòng "đây là thực hay mơ ..." ?
Bao nhiêu năm chiến đấu giữ ngọn cờ,
Máu tuôn chảy chưa hề buông tay súng.

Lệnh buông súng tan hàng trong tủi nhục,
Đớn đau này còn đau đớn nào hơn,
Ba mươi năm ... bao giấc ngủ chập chờn,
Tháng Tư đó ... Tôi tưởng chừng giấc mộng.

Lệnh buông súng ... Án tử hình nghiệt ngã,
Đưa dân lành vào địa ngục trần gian,
Để Miền Nam tràn ngập những tóc tang,
Giọt nước mắt dân lành thành giọt máu.

Lệnh buông súng bức tử người chiến sĩ,
Kẻ lao tù trong ngục tối cùm gông,
Người quyên sinh sống mãi với non sông,
Và bao kẻ pháp trường mang uất hận.

Lệnh buông súng đẩy đưa người vượt biển,
Lòng biển sâu ,.. bao kẻ đã vùi thây,
Bao nạn nhân hải tặc ... nát thân gầy,
Ôi nước mắt còn giọt nào để chảy.

Lệnh buông súng ... ba triệu người vượt biển,
Chôn cuộc đời trên bước hận lưu vong,
Xa quê hương ... Ôi tan nát cõi lòng,
Ngày trở lại có còn không ... hơi thở !

Oct 31, 2005
Hoàng Nhật Thơ



Hoa Tình Yêu.




Trời vào Thu ... gió chuyển mình se lạnh,
Lạnh đất trời, lạnh cả trái tim côi,
Bao Thu sang ... Đông đến ... Xuân trong đời,
Anh chờ đợi chút nắng hồng sưởi ấm.

Những vần thơ mang bao lời tâm sự,
Cuối đáy sầu của một trái tim yêu,
Rồi vần thơ vương nắng một buổi chiều,
Trong nắng ấm ... Hoa Tình Yêu hé nở.

Tháng ngày qua ... Hoa Tình Yêu kết trái,
Trái mặn nồng ngây ngất vị yêu đương,
Anh và em trao hết những yêu thương,
Trong say đắm thơm nồng từng hơi thở.

Những ngày tháng bên nhau tràn hạnh phúc,
Hạnh phúc này trân giữ đến ngàn sau,
Sống yêu thương hạnh phúc đến bạc đầu,
Ngày sau cuối ... Hoa Tình Yêu vẫn nở.

Nov 22, 2005
Hoàng Nhật Thơ


Thương Tiếc Cánh Hoa Dù !




Anh nằm xuống để lại đời thương tiếc,
Người anh hùng mũ đỏ của quê hương,
Cánh Dù Hoa nở rộ khắp chiến trường,
Đôi giày trận giẫm muôn ngàn xác giặc.

Nhảy saut cuối tung cánh dù vĩnh biệt,
Một cánh dù viễn xứ ... xa quê hương,
Nén hương lòng, bao giòng lệ tiếc thương,
Thương tiếc Cánh Hoa Dù Lê Quang Lưỡng !

Sept 21, 2005
Hoàng Nhật Thơ


Hè Đỏ Lửa (1)




Anh tiến lên trong mịt mờ khói lửa,
Pháo, đạn thù đang giăng phủ như mưa,
Nắng nung người Hè Đỏ Lửa ban trưa,
Thân người lính cơ hồ như bốc cháy.

Anh tiến lên trong màn đêm tăm tối,
Từng tấc đường thần chết đứng đợi anh,
Đất Cổ Thành nhuộm máu bốc mùi tanh,
Máu đồng đội tháng ngày qua gục ngã.

Anh tiến lên trong mịt mờ khói lửa,
Xác bạn bè vừa nằm xuống hy sinh,
Thằng bạn thân miểng đạn ghim đầy mình,
Nó đứng chết nào hay mình đã chết.

Anh hiên ngang đi vào con đường chết,
Để đi tìm sự sống cho quê hương,
Anh quyết tâm chiếm lại từng con đường,
Để dựng lại ngọn cờ vàng ngạo nghễ.

July 2005
Hoàng Nhật Thơ


Hè Đỏ Lửa (2)




Hè Đỏ Lửa ... Anh giã từ phố thị,
Xa mái trường bao kỷ niệm thân thương,
Xa người yêu ... Anh cất bước lên đường,
Vui chinh chiến làm người trai thời loạn.

Khoác chinh y .. Anh tung hoành ngang dọc,
Xác quân thù la liệt dưới chân anh,
Anh giương cao Cờ chiến thắng Cổ Thành,
Máu quân giặc đỏ giòng sông Mỹ Chánh.

Đêm thức trắng canh giặc thù khát máu,
Cho dân lành an giấc chốn hậu phương,
Nắng cháy da ... Anh bước khắp nẻo đường,
Mang bóng mát cho quê hương nước Việt.

Lệnh buông súng Tháng Tư Đen bỡ ngỡ,
Cắn đôi môi ... máu hòa lệ tuôn rơi,
Xếp chiến y ... Anh mang nợ với đời,
Anh ngã ngựa ... Quê Hương mình tan nát.
July 2005
Hoàng Nhật Thơ


Hè Đỏ Lửa (3)




Quê Hương tôi một Mùa Hè Đỏ Lửa,
Lửa kinh hoàng, lửa bùng cháy khắp nơi,
Lửa tang thương bao phủ cả đất trời,
Lửa tàn khốc, lửa đến từ cõi chết.

Hè Đỏ Lửa ... mùa Hè của nước mắt,
Của người dân vô tội khóc tang thương,
Khóc người thân phơi xác ... đỏ phố phường,
Khóc nước Việt phủ một màu tang trắng.

Hè Đỏ Lửa ... mùa Hè của máu đỏ,
Máu bạn bè, đồng đội, máu của tôi,
Bao ngày đêm tuôn chảy không ngừng rơi,
Để dập tắt lửa bạo tàn quỷ đỏ.

Hè Đỏ Lửa ... mùa Hè của tan vỡ,
Vỡ tan này còn đọng mãi trong tôi,
Trong vinh quang ... nụ cười với lệ rơi,
Cờ Vàng đã dựng lại bằng xương máu.

July 2005
Hoàng Nhật Thơ


Trời vào Thu ...




Trời vào Thu ... gió giao mùa se lạnh,
Lá trên cành từng chiếc nhẹ lìa xa,
Mùa Thu buồn ... sầu úa cả hồn ta,
Cây trụi lá như lòng ta đơn lẻ.

Từng chiếc lá rơi rơi từng chiếc lá,
Bay lững lờ vào tận cuối trời xa,
Nhìn quanh đây chỉ có một mình ta,
Đang đếm lá trong nỗi sầu hiu quạnh.

Mar 12, 2005
Hoàng Nhật Thơ


Nhạc & Tình (2)




Dưới NẮNG HẠ ... giọt lệ nào vương đọng,
GIỌT LỆ SẦU cay đắng chuyện tình yêu,
Rồi hóa thành LỆ ĐÁ phủ RONG RÊU,
Và như PHIẾN ĐÁ SẦU nơi hoang vắng.

Lệ rơi khi MƯA NỬA ĐÊM vừa đổ,
Lệ xuôi giòng tuôn chảy tận SUỐI MƠ,
Tìm DƯ ÂM những ngày tháng đợi chờ,
Say ân ái khi TRĂNG MỜ BÊN SUỐI.

Rồi trăng vỡ ... ánh trăng HÀN MẶC TỬ,
Phũ phàng nào ai CẮT NỬA VẦNG TRĂNG,
Để tim em TRĂNG THỀ mãi vọng vang,
Ngây ngất mãi những ĐÊM TÀN BẾN NGỰ.

Lệ ngừng rơi để cho lòng HOÀI CẢM,
Tìm cô đơn trong SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG,
Cho giá băng tê tái những ĐÊM ĐÔNG,
Có ai hiểu cho NỖI LÒNG tan nát.

Mar 13, 2005
Hoàng Nhật Thơ


Nhạc & Lính (1)




Mấy ai hiểu TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH TRẺ,
BIỆT KINH KỲ cầm súng giữ quê hương,
GÓT CHINH NHÂN giẫm nát vạn nẻo đường,
Mang hạnh phúc cho MÙA XUÂN CỦA MẸ.

Họ có mặt TRÊN BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT,
ĐÊM TIỀN ĐỒN lạnh buốt dưới mưa rơi,
Hay đêm xuyên RỪNG LÁ THẤP xa xôi,
Mồ hôi đổ trên môi thành BIỂN MẶN.

Người Tổ Quốc-Không Gian nhìn TUYẾT TRẮNG,
Kẻ Đại Dương ngắm HOA BIỂN mộng mơ,
TẤM THẺ BÀI treo vội vã chơ vơ,
TRÊN ĐẦU SÚNG tiễn một người vừa khuất.

NGẬM NGÙI hát CHO MỘT NGƯỜI NẰM XUỐNG,
Viên đạn đồng một KỶ VẬT CHO EM,
NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI thật êm đềm,
Đêm hò hẹn TRĂNG TÀN TRÊN HÈ PHỐ.

NÓ VÀ TÔI không bao giờ gặp nữa,
Nó muôn đời NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE,
Lá Quốc Kỳ phủ kín MỘT NGƯỜI ĐI,
Giây PHÚT CUỐI nghiêng mình chào vĩnh biệt.

NGÀY TRỞ VỀ ôi muôn ngàn cay đắng,
Kẻ lao tù ... NGƯỜI DI TẢN BUỒN tênh,
ĐÊM NGUYỆN CẦU ... Tôi cầu nguyện ơn trên,
Ngày dựng lại CỜ BAY Thành Quảng Trị.

Aug 11, 2004
Hoàng Nhật Thơ

Nhạc & Lính (2)




Mưa buồn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG,
NHỚ NGƯỜI YÊU nhỏ phố phường ngày nao,
LỜI TÌNH VIẾT VỘI gởi trao,
TÌNH THƯ CỦA LÍNH trăng sao là đèn,
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI nhớ em,
Những lần hò hẹn PHỐ ĐÊM đèn màu,
Bây giờ BIẾT TRẢ LỜI SAO,
NGƯỜI THƯƠNG KẺ NHỚ xa nhau ngút ngàn,
Đôi ta HAI TRÁI TIM VÀNG,
ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ muôn ngàn nhớ thương,
MƯA TRÊN PHỐ HUẾ mù sương,
MƯA RỪNG giăng lối phố phường buồn tênh,
ĐÊM VỀ TƯỞNG NHỚ mông mênh,
SẦU ĐÔNG lạnh giá chênh vênh nỗi sầu,
Chiều nay trên BẾN GIANG ĐẦU,
LÍNH XA NHÀ mãi nhớ câu ước thề,
24 GIỜ PHÉP anh về,
TÚP LỀU LÝ TƯỞNG đam mê rã rời,
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN em ơi,
Lòng anh đã hứa MỘT ĐỜI YÊU EM.

Aug 12, 2004
Hoàng Nhật Thơ

Nhạc & Lính (3)




Trời khuya MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM,
Lững lờ TUYẾT TRẮNG êm đềm nhẹ trôi,
Nhớ thương NGÀY ĐÓ XA RỒI,
Tay trong tay bước NHỮNG ĐỒI HOA SIM,
HOA HỌC TRÒ biết đâu tìm,
NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG đã chìm vào mơ,
ĐỔI THAY sao đến bất ngờ,
Em SANG NGANG để thẫn thờ trong tôi,
TÌNH ĐỜI như áng mây trôi,
Tình em ẢO ẢNH hợp rồi lại tan,
VÒNG NHẪN CƯỚI đó em mang,
NGHẸN NGÀO tôi quấn khăn tang tim mình,
Gởi em LỜI KẺ ĐĂNG TRÌNH,
Chúc em hạnh phúc ... HẬN TÌNH tôi mang.

Aug 19, 2004
Hoàng Nhật Thơ

 

Nhạc và Tình (1)




Nhìn chiều NẮNG HẠ bâng khuâng,
BUỒN TRONG KỶ NIỆM lòng lâng lâng sầu,
KHÓC THẦM cho mối duyên đầu,
Yêu LẦM nên bước qua cầu đắng cay,
GIỌT LỆ SẦU chảy ngắn dài,
NHẠT NHÒA ... DĨ VÃNG ... BẢY NGÀY ĐỢI MONG,
XÓT XA nước mắt lưng tròng,
Nhìn MƯA BONG BÓNG phập phồng vỡ tan,
DUYÊN TÌNH ta cũng lỡ làng,
TÌNH ĐỜI gian dối ngỡ ngàng giấc mơ,
ĐÊM TRAO KỶ NIỆM đâu ngờ,
LẠNH LÙNG người nỡ hững hờ vội quên,
NIỆM KHÚC CUỐI đó không tên,
NỬA ĐÊM NGOÀI PHỐ tìm quên vết sầu,
ĐÊM LANG THANG biết về đâu,
Về đâu để DẤU TÌNH SẦU này phai.

March 2005
Hoàng Nhật Thơ

Trương Văn Sương_Người Tù hai thế kỷ.

Người viết diễn đọc.


     Sáu  năm  tù  vì  "tội"  cầm  súng  bảo  vệ   hai   chữ  "Tự  Do" cho Miền Nam Việt Nam ; 27 năm 4 tháng tù  cho "tội" tham gia lực lượng phục  quốc  tiếp  tục  chiến đấu  để  giành lại  hai chữ "Tự Do" cho quê  hương, dân tộc ... tổng cộng 33 năm 4 tháng tù ... một  bản  án  hèn  hạ, độc ác, phi  nhân của  lũ Cộng sản Việt Nam  áp  đặt  cho  người   hùng  Trương  Văn  Sương  về  "tội"  yêu  nước,  thương  dân. Trên  thế  giới  chỉ  có  những nước cộng sản, đặc  biệt  là  Cộng sản  Việt Nam mới  có "tội"  này để  cưỡng bức  tròng vào cổ  những người  đi  ngược lại  chủ trương và  chính sách độc tài, độc  ác, vô  thần của cái  Đảng "đỉnh cao ngu  đần" nhất nhân loại.

     33 năm 4  tháng ... một  quãng thời  gian hơn  nửa  đời  người  mang gông cùm, bị  hành  hạ, tra  tấn  từ  thể  xác  đến tinh thần ... 1/3 thế  kỷ nằm trong lao tù  cộng sản khắp ba miền Nam, Trung, Bắc cũng  chỉ  vì hai  chữ "Tự Do" cho quê  hương, dân tộc. Nỗi  buồn gãy súng mất quê hương, bị bạo lực tước đoạt quyền làm người, bị gông cùm quỷ đỏ ngăn cách với cuộc sống của nhân loại, không biết tin  tức  gia đình, cuộc đời mang xiềng xích chung thân trong lao tù  không có  ngày  ra ...

     Nghị  lực kiên cường, lý  tưởng cao cả, ý  chí  sắt đá  của anh Sương đã  khiến cho lũ  giặc thù khiếp phục phải  thả anh về  cho dù là tạm tha để  chữa  bệnh. Mẹ   Việt  Nam  mỉm  cười  hãnh  diện  về  đứa  con  tên Trương Văn Sương mang 33 năm 4 tháng tù, từ  cõi chết trở lại với đời, trở  lại với đàn con bơ  vơ mất mẹ, thiếu cha giữa dòng đời tang thương trong địa ngục trần gian bởi  sự  cai trị độc tài, độc ác, thù hằn, ngu dốt của  bầy  quỷ  đỏ  đội  lốt  người.

     Cũng như  bao người  trai trong thời  ly loạn, anh Sương đã  hy sinh quãng đời  thanh xuân tuổi trẻ, hy  sinh hạnh phúc cá nhân ... dấn thân vào  chiến cuộc  với  ý  nguyện đem máu  hồng dập  tắt khói  lửa  chiến tranh do tên tội đồ Hồ Chí Minh và bọn Cộng sản Bắc Việt gây ra trên mảnh đất Miền Nam Việt Nam thân yêu. Ý  nguyện chưa  thành vì  một triệu tay súng của QLVNCH bị  trói từ  một nơi xa nửa vòng trái đất ... Anh  mang gói  hành  trang "Quốc Hận" được  những  kẻ  cướp  nước "khoan hồng" bằng  6  năm tù  đày khổ  sai ...; Sau khi được thả ra từ nhà tù  nhỏ  để  bước vào nhà tù lớn năm 1981, anh đã  vượt biên sang Thái  Lan  và  gia  nhập  vào "Mặt  Trận Thống Nhất Các Lực  Lượng Yêu Nước Giải Phóng VN" của ông Lê Quốc Túy. Anh được huấn luyện  tại  Thái Lan từ  tháng 6/1982 cho  tới  ngày  01/03/1983, anh  dẫn một toán  quân  xâm  nhập  trở  lại  quê  hương, tiếp  tục chiến đấu  để  phá  gông xiềng cho toàn dân ... Nhưng sức  yếu  thế  cô, toán quân của anh bị  sa  vào tay giặc ngay sau đó  tại  Hòn Đá Bạc thuộc tỉnh Cà  Mau ... Anh  hùng Trần Văn Bá cùng một  số  chiến hữu  bị  cộng sản tử  hình ... Anh Sương và  những người  còn  lại  bị  kết  án  chung  thân.

     Những ngày trong tay giặc, nhận lãnh bao cực hình tra tấn dã  man ... Anh vẫn hiên ngang bất khuất tuyên bố  là mình vô tội, có tội  chăng là  bè  lũ  cộng sản  khát  máu, bạo  tàn ...; Anh đã  viết  bản kiểm điểm với  nội  dung  như  sau :

     "Chúng tôi  khẳng định rằng chúng  tôi  vô  tội. Chúng tôi  là  những người có công với đất nước. Mặc dù chúng tôi không đắp được một con đường hay  xây được cái  nhà nhưng chúng tôi  là  những người đã đem mồ  hôi,  nước  mắt, xương máu để  đấu  tranh cho Nhân Quyền-Tự Do- Dân Chủ cho Việt Nam ; Còn  nói  về  có  tội, thì  chính  đảng  CSVN  là những người có tội".

     Anh cũng không  xin  khoan hồng, anh lặng  im  cắn  răng chịu  đựng sự  đau  đớn  từ  thể  xác  đến tâm hồn cho lý tưởng của anh ... hình ảnh người  vợ  hiền ngày  đêm trông  ngóng, tần  tảo  nuôi  bầy  con thơ   dại   lam  lũ  bên  lề  cõi  sống  ... Tâm  tư   quặn  đau  từng  ngày, cõi  lòng xé  nát  từng  đêm  kéo  dài  27  năm  4  tháng  trong   án   tù  chung  thân ... Anh  đã  hy  sinh  bản  thân, hy  sinh  tình  cảm gia  đình, hy  sinh tất cả  để  dấn  thân  vào con đường phục quốc  với  ước  nguyện đem xác  thân lót  đường  quang  phục  quê  hương ... Ước  nguyện  lại   không  thành ! Anh chấn  nhận  hy  sinh  cuộc  đời  trong lao  lý  để  tranh  đấu đòi  hỏi  "Tự  Do-Dân Chủ-Nhân  Quyền"  cho  dân  tộc.
 
     Ngày  12/07  vừa  qua,  anh  được  tạm  thả  về  nhà  để  trị  bệnh ... Anh được "hộ tống" bởi  lũ  công an với những khẩu súng, đạn đã  lên nòng sẵn sàng khạc đạn trên quãng đường dài gần 2000 cây số, từ trại giam Nam Hà  thuộc  miền Bắc về  tận  quê  nhà  ở  thị  xã  Sóc Trăng. Một  người  tù  67  tuổi, tóc  bạc  phơ, bệnh  hoạn  không  còn sức  lực, không tấc sắt trong tay, sinh mạng đang nằm trong tay của  lũ  quỷ  đỏ ... thế  mà tại sao cả  một đảng bạo  tàn khát máu khiếp sợ phải  áp tải  anh  về  quê  nhà... Có phải chăng lũ  quỷ  đỏ  khiếp sợ  ý  chí, nghị lực của anh, một sĩ  quan QLVNCH,  một người tù  "Ngụy" sau  30/04/75, một chiến sĩ  phục quốc can trường, một chiến sĩ  đấu tranh cho Tự Do- Dân Chủ  và  cũng  là  một  người  tù  kiên  cường, bất  khuất.

     Nhìn tấm hình anh đứng trước bàn thờ của người vợ thủy chung, hy sinh chịu  đựng bao  đau thương, đắng  cay đùm  bọc  đàn con  thơ  dại trong địa ngục trần gian, mỏi mòn chờ đợi ngày anh trở  về không một tia  sáng hy  vọng. Cuối cùng anh đã trở  về  nhưng trể  mất ba  năm vì  chị  Sương đã  mang tấm lòng thủy  chung, kiên trinh son sắt  ấp  ủ  hy vọng đoàn viên ra  đi  về  bên  kia  thế  giới ...!

     Niềm đau thương không thốt  nên lời ... Nỗi  xót xa  không kết đọng thành  dòng  lệ ... Anh bình  thản trong  sự  nát  tan  trên trăm ngàn tan nát ... thắp nén nhang trên bàn thờ người vợ hiền yêu quý, thủy chung ! Anh không khóc nhưng  nước  mắt  của  3 triệu  người  Việt  hải  ngoại  và trên 80 triệu người   dân  trong  nước  đã   rơi   xuống  vì   anh  kèm  theo  tấm lòng "Cảm  phục  và  Cảm  ơn" Anh ... Người  Lính  VNCH, Người  Chiến  Sĩ  Kiên  Cường  đấu  tranh  cho "Tự  Do-Dân  Chủ",  Người  Tù   Bất   Khuất  "Trương  Văn  Sương".

     Sự  hy  sinh  cao  cả  của  người  hùng  Trương Văn  Sương  đã  làm  rạng  ngời  thêm "Chính Nghĩa Quốc Gia"  và  cũng  chứng  minh  cho người  dân  trong nước, đặc biệt là thế hệ trưởng thành và chào đời sau biến cố 30/04/75 hiểu rõ  những người  bị  lũ  cộng sản  luôn mồm mắng chửi là "Ngụy" mới chính là những người thật sự yêu nước thương dân.

     Để kết thúc bài viết này, tôi xin được nói lên cảm nghĩ  của tôi về câu nói  của  Anh  Sương "Tôi  muốn  nói  rằng, tôi không có  thù  oán gì. Chế  độ  nào, chính sách nào cũng có  thể  sai  lầm, trường hợp của  tôi, thôi cứ  để  cho lịch sử phán xét. Tôi mong nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng đoàn kết đòi thực thi Nhân Quyền, đòi Dân Chủ  để  đưa đất nước ta tiến lên". Anh Sương nói câu này không phải  vì khiếp sợ lũ bạo quyền cộng sản ... 33 năm 4 tháng tù cũng không làm anh nhục chí ... lao  tù  chỉ giam được thể xác chớ không thể giam được tinh thần, ý  chí của  anh ; Cộng sản chỉ  tra tấn thể  xác  hoặc giết chết  anh chớ  không thể  tra  tấn  hay  giết  chết  lý  tưởng của  anh,  dù  "lực bất tòng tâm" nhưng   con  đường  lý   tưởng  "Tự  Do - Dân  Chủ-Nhân  Quyền"  cho Quê  Hương - Dân  Tộc,  anh cương quyết  phải  đi  đến cùng ; Anh cũng nhắc  nhở  chúng  ta, nhất  là  giới  trẻ  hãy  tiếp  bước  trên  con  đường  27  năm 4  tháng  của  anh ; Anh cũng  muốn "cảm hóa" lũ  quỷ  đỏ hãy quay  đầu  lại   với  quê  hương  dân  tộc,  đừng  để   máu  và  nước  mắt  người  dân  Việt  phải  tuôn  chảy  mãi  và  anh  cũng  không  muốn thấy trong tương lai,  máu của  lũ  quỷ  đỏ  phải  tuôn  đổ  làm  dơ  mảnh  đất  quê Cha, hoen  ố  lòng biển Mẹ Việt  Nam.

     Cảm   phục   thay   sự   hy   sinh   cao   cả   của   Người  Lính  VNCH Trương Văn Sương ; Quý  hóa  thay  chữ  "Nhân" trong lòng "Người Tù hai  thế  kỷ" Trương Văn Sương.

August 10, 2010.
Hoàng Nhật Thơ
              
           

Saturday, July 30, 2011

"Bà đầm" Lý Tống và chai xịt cay.

Người viết diễn đọc.


      Ngày chủ nhật 18/07 vừa qua tại miền Bắc California, một "Bà đầm" Việt Nam với một chai xịt cay đã trở thành đề tài nóng bỏng được bàn luận sôi nổi và châm tiếp ngọn lửa đấu tranh hừng hực trong Cộng Đồng Người Việt tại Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới, đề tài này cũng làm hao tốn bao nhiêu giấy mực của những nhà bình luận, chính trị gia. "Bà đầm" đó là ai mà lôi cuốn được các cơ quan truyền thông Mỹ, Việt vào cuộc ... "Bà đầm" đó là nhân vật như thế nào mà dám làm "phiền" đến các quan "đại nhân" và "trạng sư" nơi "pháp đình" và cũng làm cho lũ Cộng sản Việt Nam "tang gia bối rối" ... Xin thưa, đó là "Ó Đen" Lý Tống.

     Con "Ó Đen" Lý Tống ẩn mình trong vai một "Bà đầm" Việt Nam "đẹp lão"  ngồi thầm lặng giữa đám "Việt kiều yêu nước" đang say mê nhìn và thưởng thức con khỉ văn nô cộng sản Đàm Vĩnh Hưng múa may trên sân khấu theo Nghị Quyết 36 của đảng Cộng sản Việt Nam. Trong một tích tắc lơ đễnh của tên an ninh, trật tự ... "Bà đầm" Lý Tống với dáng điệu "thục nữ" chậm rãi bước về hướng sân khấu, một tay nhẹ vẫy vẫy cành hoa ... tên văn nô cộng sản Đàm Vĩnh Hưng đang say men thần tượng nên đã vô tình mắc bẩy được "Bà đầm" Lý Tống ái mộ xịt cho tí "nước hoa", nhưng có lẽ "Bà đầm" yếu sức nên run run xịt nhầm vào hai con mắt của tên văn nô.

     Hành động và mưu chước của "Ó Đen" Lý Tống là một việc rất bình thường ai cũng biết, nhưng không ai nghĩ ra để đối phó với những tên ca sĩ văn nô cộng sản trong chiến dịch xóa mờ căn cước tỵ nạn chính trị của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia nơi Hải Ngoại. Trong đêm văn nghệ "Tình vào Hạ" của đám văn nô được tổ chức bởi đám bưng bô và sự ủng hộ của đám khán giả "khúc ruột ngàn dặm",  "Ó Đen" lặng lẽ xuất hiện và nhanh như chớp đã xịt chất cay vào mặt tên văn nô cộng sản Đàm Vĩnh Hưng đang xâm nhập vào cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản bằng con đường văn hóa vận trong Nghị Quyết 36.

     "Ó Đen" Lý Tống có hai bản tánh tương phản nhau một cách rõ ràng trên chiến tuyến "Quốc_Cộng" ... Trong công cuộc đấu tranh giải thể lũ cộng sản bạo tàn khát máu đang ngự trị trên quê hương, "Ó Đen" Lý Tống âm thầm làm bao nhiêu chuyện không ai ngờ và làm trước rồi nói sau, đôi khi cũng không buồn để nói ; Nhưng khi nằm trong tay giặc, trực diện với lũ cộng sản bạo tàn, khát máu giết người không gớm tay thì "Ó Đen" Lý Tống hiên ngang, bất khuất, hùng hồn nói trước và làm sau ... Lần vượt ngục thứ nhì sau gần 6 năm tù, "Ó Đen" Lý Tống đã làm được điều mà anh đã từng tuyên bố trước mặt bọn cộng sản  "Các ông có quyền bắt tôi, bỏ tù tôi ... nhưng quyền tự thả, tự phóng thích khỏi nhà tù lúc nào là quyền của tôi" ... và sau đó không lâu, "Ó Đen" Lý Tống đã trốn thoát Trại tù A.30 thuộc tỉnh Phú Khánh ngày 12/07/1980.

     Hành động của "Ó Đen" Lý Tống "SHIT" vào mặt tên Đàm Vĩnh Hưng, đã cương quyết một cách dứt khoát nói lên lập trường của Người Việt Quốc Gia chân chính không chấp nhận cộng sản dưới bất cứ hình thức nào ; "Ó Đen" Lý Tống cũng "SHIT" vào mặt của đám bưng bô vì đồng tiền mà "hư tâm", tiếp tay với giặc tổ chức những buổi văn nghệ "Nghị Quyết 36" trong mưu đồ "giải phóng" mảnh đất tỵ nạn chính trị của Người Việt Hải Ngoại ; "Ó Đen" Lý Tống cũng gián tiếp "SHIT" vào mặt của đám khán giả "Việt kiều yêu nước" đã nhẫn tâm vứt bỏ hai chữ "Quốc Hận" bên ngoài cổng hội trường trước khi bước vào ủng hộ đám văn nô, tiếp máu cho đảng hại dân, bán nước.

     Ngày 05/04/1975, chiếc "quan tài bay" A37 của "Ó Đen" Lý Tống bị hỏa tiển tầm nhiệt SA7 của cộng sản bắn trúng vỡ tan thành muôn mảnh ... "Ó Đen" vẫn sống.

     Tháng 09/1981, "Ó Đen" Lý Tống rời quê hương tìm tự do bằng đường bộ xuyên qua 5 quốc gia với chặng đường dài hơn 3 ngàn cây số trong thời gian gần 2 năm, trốn thoát 3 nhà tù, cuối cùng bơi qua eo biển Johore Baru đầy cá mập từ Mã Lai qua Singapore năm 1983 ... "Ó Đen" vẫn sống vì bị cá mập chê.

     Ngày 04/09/1992, trên chiếc Air Bus 321-200 của hãng Hàng Không Việt Cộng từ Bangkok, Thái Lan về Sài Gòn. "Ó Đen" Lý Tống thả 50 ngàn truyền đơn kêu gọi đồng bào Tổng Nổi Dậy lật đổ bạo quyền cộng sản và nhảy dù xuống tử địa, nhưng đôi cánh của "Ó Đen" không bung ra (dù bị kẹt không mở), "Ó Đen" bị rơi nhanh xuống "địa ngục trần gian" nhưng Diêm Vương không nhận ... nên "Ó Đen" vẫn còn sống vì nhờ rơi vào giữa ... ao rau muống.

     Mảnh đất tạm dung nơi xứ người là một đơn vị duy nhất còn lại của những "KBC" còn mang nặng hai chữ "Trách Nhiệm" trên vai ; Ngày tàn của lũ Cộng sản Việt Nam tùy thuộc vào sự đấu tranh của những Người Việt Quốc Gia chân chính không chấp nhận cộng sản ; Ngày cáo chung của lũ cộng sản bạo tàn, khát máu chỉ là vấn đề thời gian sớm muộn mà thôi ... Ngày đó sẽ không xa.

     Mẹ Việt Nam hãnh diện có một người con mang tên Lý Tống.

     Việt Nam Cộng Hòa hãnh diện có một công dân mang tên Lý Tống.

     Người Việt Quốc Gia chân chính hãnh diện có một người Việt Nam mang tên Lý Tống.

     Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hãnh diện có một Người Lính mang tên Lý Tống.

     Không Quân Việt Nam Cộng Hòa hãnh diện có một "Ó Đen" mang tên Lý Tống.

Ngày 24/07/2010
Hoàng Nhật Thơ    
     

LỬA MÁU HẬN THÙ.




Ngày 30/04/1975, quê  hương tàn chinh chiến, đất  nước  không còn khói  lửa  binh  đao ... Nhưng người  dân đau  lòng, lịm ngất, hứng chịu một nền hòa  bình đến  không  như  mong ước, vì  dưới  cái  khung trời  hòa bình đó  là  một màu  đen tang tóc, thê  lương, không có  ánh nắng  hồng "Hạnh Phúc", chẳng  có  không  khí "Tự  Do", Hoa "Dân Chủ" rũ  cánh  trên   những  cành "Nhân Quyền" gãy  chết  trong  biển  máu "giải  phóng".

     Trên thế  giới  này chưa có  một quốc gia nào không có  chiến tranh hoặc  sau  chiến tranh  mà  người  dân phải  ào  ạt  bỏ  nước ra  đi  như Việt Nam. Người dân bỏ  lại  tất cả, lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, lìa bỏ mồ mả ông bà, cha mẹ để ra đi tạo lập cuộc sống mới nơi vùng đất lạ ... Người  dân  lìa  bỏ  ngay  cả  quê  hương,  chấp  nhận   một  phần  sống mong manh, chín  mươi  chín  phần chết trên biển cả  bao  la  không bờ bến, trong rừng  sâu  nước  độc  để  mong được hít  thở  bầu không khí  "Tự  Do"  của  kiếp  người   ở   một   vùng  trời  xa  lạ,  một  mảnh  đất không  quen  nào  đó  trên  thế  giới. Tất cả cũng chỉ  vì  cái  chủ  nghĩa  cộng  sản  bệnh  hoạn,  vô  thần,  khát  máu,  người  dân  sợ  lũ  quỷ  đỏ  cộng sản hơn cả  tử  thần, điều này chứng tỏ rằng cộng sản là những gì đáng kinh  tởm  nhất, đáng phỉ  nhổ  nhất  và  là  một cái  gì  nguy hiểm nhất  trên  trái  đất  này  ... nguy  hiểm hơn  cả  bệnh dịch truyền nhiểm chết người , tàn phá  hơn  khối  ung  thư  ác  tính,  kinh hoàng hơn hỏa  diệm  sơn, hãi  hùng  hơn  cơn  sóng  thần, kinh  khiếp  hơn  động  đất, thảm  khốc  hơn  bom  hạt  nhân .v..v...

      Trở  ngược  dòng  lịch  sử ...

     Ngày 19/05/1890, một  đứa bé  chào đời tại làng Hoàng Trù, lớn lên tại  làng  Kim  Liên,  huyện  Nam Đàn, tỉnh Nghệ  An  thuộc  miền  Bắc Việt  Nam  và  đứa  bé  này  là  một  mầm  mống  đại  họa  về   sau  của đất  nước ; Đứa  bé  lớn lên và  trưởng thành qua  nhiều tên khác nhau, nhưng chỉ  có một cái  tên mà  toàn thể  người  dân Việt đều biết, đó  là Hồ  Chí  Minh,  một   tên   sát  nhân  độc  tài,  dâm  ô,  khát  máu,  một  tên  phản  quốc,  một "tội  đồ"  của  quê  hương,  dân  tộc.  Năm 1912,  Hồ Chí Minh  rời Việt Nam bắt đầu cuộc  sống tha  phương  cầu  thực, nhưng sau  này  lũ CSVN bịa  đặt, tuyên truyền là Hồ Chí Minh  đi  tìm đường cứu  nước ... trong  những  năm  dài  bôn  ba  nơi   hải  ngoại  vì  kế  sinh nhai, Hồ Chí Minh đã "giao cấu" với  khối Cộng sản Quốc Tế  và  sinh  ra cái  quái  thai "Đảng CSVN", thảm cảnh  của  dân Việt bắt đầu  từ  đây. Ngày 19/08/1945, Hồ Chí Minh cầm  đầu  cái  đám côn đồ  sát nhân từ  quái  thai  đó  cướp chính quyền  ở  miền Bắc và  thành lập chế  độ  bạo  quyền  máu  ngày  02/09/1945.  Năm 1946, Hồ  Chí  Minh tuyên bố  tại  Hà Nội  một câu  phủ  trùm tử  khí  "những  ai  đi  ngược  lại   đường  lối   và   chính  sách  của  đảng  đề  ra ... người  đó  phải  bị  tiêu diệt", vì  thế người dân miền Bắc phải sống im lặng trong cái án tử hình đang treo lơ  lửng đó ; Những  người trí  thức không chung  đường  với  đảng  đã  bị  giết  chết  dã  man  hoặc  tù  đày  chung  thân   ... máu  nhuộm  đỏ  trang "Nhân  Văn  Giai  Phẩm". Ngay  sau  khi chiến tranh Đông  Dương  kết  thúc,  Việt  Nam  bị  chia  đôi  bờ  Nam  Bắc  tại   vĩ   tuyến 17  bởi  Hiệp  Định Geneve  ngày 20/07/1954 ... đất  nước  không còn  chiến  tranh, nhưng  cả  triệu  người  dân Miền Bắc  đã  công khai  trốn chạy  vào Miền Nam qua công lao, tấm lòng nhân đạo, bác ái  của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm  trước  sự  giám sát  của "Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến"  trong  ánh  mắt  tức  tối,  căm  hờn,   hận  thù   của  Hồ  Chí  Minh  và  bè  lũ  CSVN.

     "Một ngày 54,  cha  bỏ  quê  xa ... chốn đã  chôn nhau,  cắt rốn bao nhiêu  đời ... Một  ngày 54, cha  bỏ  phương trời,  một miền Bắc  âm  u mưa  phùn  rơi ... Một ngày 54, cha  bỏ  Sơn Tây, dắt  díu  con  thơ  vô  sống nơi  Biên Hòa ... dù  là  xa  đó cũng là nước nhà và miền nắng soi vui  gia  đình  ta ..."

     Những người  dân  còn  ở  lại  miền Bắc phải hứng chịu  những trận tắm máu kinh hoàng, tàn nhẫn ... hằng trăm ngàn người  đã bị  Hồ Chí Minh và  đảng cộng sản  giết  chết bằng những hình thức  dã  man  như  chặt  đầu,  chôn  sống,  bỏ  vào  bao  bố   rồi   neo  đá  dìm  dưới  giòng sông .v..v... Lũ  thú  cộng sản máu lạnh còn tàn nhẫn hơn  nữa  là  dùng bạo  lực  sắt  máu  nhuộm  đỏ  cả  luân  thường, đạo lý,  cưỡng bức con đấu tố  cha  mẹ, vợ  đấu tố chồng, họ  hàng đấu tố  lẫn nhau  qua chính  sách  độc  ác  đẫm  máu "Cải  cách ruộng đất".

     Ngày 26/10/1955,  nền  Đệ  Nhất  Cộng Hòa  ra  đời  tại  Miền Nam Việt Nam,  hình thành trên nền  tảng "Tự  Do-Dân Chủ-Nhân  Quyền" được lãnh  đạo  bởi   vị  tổng thống dân  cử  đầu  tiên  trên quê  hương, Tổng  Thống  Ngô  Đình  Diệm, một  chí   sĩ   ái   quốc,  thương  dân ... suốt  cuộc  đời  tận  tụy  vì  quê  hương, dân  tộc ... nắng ấm thanh bình trải  dài  trên mọi  nẻo  đường đất nước ... hạnh  phúc, cơm  no, áo  ấm khắp  mọi  nhà  từ  thành  thị  cho  đến  làng  quê  xa  xôi, hẻo  lánh.

     Trong khi  đó  tại  miền Bắc ... với  dã  tâm,  cuồng vọng  nhuộm đỏ luôn  cả  miền Nam  bằng  máu  của  người  dân, nên  Hồ Chí Minh  đã  dùng bạo  lực bưng bít  người  dân miền Bắc và dựng lên cái  chiêu bài  gian  trá "Chống Mỹ, cứu Nước",  "Giải phóng Miền Nam",  gây  nên  một  cuộc  chiến  tương  tàn, tang tóc, máu  chảy, thịt  rơi  suốt 20 năm trên  mảnh  đất  Miền  Nam  Việt  Nam.

     "Giặc từ Miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào ... Giặc từ miền Bắc  vô  đây, bàn tay  nhuốm  máu  anh  em. Hận thù  đó  cất  cao trong  lòng  người,  hận  thù  đó  khắc sâu  trong  lòng  tôi,  lòng anh ...
     Giặc từ  miền Bắc vô đây, bàn tay chiến tích hận thù ... Giặc từ miền Bắc  vô   đây,  bàn  tay  giết  chóc  hôi  tanh ... Giặc  thù  đỏ  xâm  lăng, giặc thù đỏ bạo tàn ... Giặc thù đỏ giết hại dân lành đốt phá quê hương.
     Ôi vùng Trị Thiên, An Lộc, vùng Tam Biên lửa máu từ  vực sâu hận thù.  Giòng  máu  đỏ  da  vàng  trên  đất  nghèo  nàn  đã  đổ  vì  ai ...
     Vì giặc thù đốt phá quê hương ta ... Vì giặc thù bắn giết đồng bào ta ...  Vì giặc thù còn đó, vì giặc thù còn đó.
     Anh em ơi  vùng lên diệt bạo tàn. Anh em ơi  vùng lên diệt xâm lăng. Anh  em  ơi, nước  có  còn, ta  mới  còn, còn  tự  do  là  còn  cơm  no".

     Hằng triệu thanh niên "sinh Bắc" phải  "tử  Nam" để  lót  thân  xác  trên  con   đường  cuồng  vọng  của  Hồ  Chí  Minh ; Ngày  20/12/1960, Hồ Chí Minh   sinh  ra  một  cái "quái  thai  lai  giống" trên  mảnh  đất  Miền  Nam  Việt  Nam,  đó  là  "Mặt  Trận  Giải  Phóng  Miền  Nam".  Cái "quái thai" ở  miền Bắc "kết hôn" với  cái  "quái  thai  lai  giống"  ở  miền Nam  gieo  rắc  máu  lửa, tóc  tang  trên  mảnh  đất  miền Nam thân  yêu ... Hằng  trăm  ngàn  người  dân  lành,  trẻ  thơ   vô   tội   của  Miền  Nam  Việt  Nam đã  vĩnh  viễn  từ  giã  cõi  đời  trên  con  đường "Chống  Mỹ,  cứu Nước" của  Hồ Chí Minh  và  đảng CSVN.

     Ngày  01/11/1963,  một  biến  cố  chính  trị  đã  chấm  dứt  cuộc  đời vị  tổng thống đáng kính và nền Đệ Nhất Cộng Hòa, (trong phạm vi bài viết  này, người  viết  chỉ   nói  lên  tội  ác  của  Hồ  Chí  Minh  và  đảng  CSVN cùng thảm cảnh của  quê  hương, dân tộc ... nên  xin  được miễn  đi  vào hậu trường chính trị của hai  nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam) ... Từ  sau  biến cố  này, bọn CSBV  đã  gia  tăng  đánh phá Miền Nam Việt Nam ; Trải  qua nhiều thời chính phủ  dân sự  trong  cơn  nghiêng ngả  của  đất  nước ... Ngày 19/06/1965, QLVNCH  đã   đứng   ra   nhận  lãnh  trọng  trách  lèo  lái  con  thuyền  quốc  gia ; Ngày  03/09/1967, Trung Tướng Nguyễn  Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban  Lãnh  Đạo  Quốc  Gia  đắc  cử  tổng  thống  và  tuyên  thệ  nhậm  chức  ngày  31/10/1967,  thành  lập   nền   Đệ  Nhị   Cộng  Hòa.  Tổng Thống  Nguyễn Văn Thiệu đã  lãnh đạo toàn thể Quân-Dân-Cán-Chính VNCH trong  cuộc chiến đấu  cam  go  bảo  vệ  từng tấc  đất  của  quê  hương, đánh đuổi  bọn CSBV xâm lược  gieo  rắc  tang thương, máu  lửa  kinh hoàng  trên  mảnh  đất  Miền  Nam  Việt  Nam  thân  yêu.

     "Chuyện một đêm khuya  nghe tiếng nổ, nổ vang trời ... chuyện một đêm khuya  ôi  máu đổ, đổ  lệ  rơi ... chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo ... mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao. Bà  mẹ  đau  thương nghe  muối  đổ, đổ trong lòng ... chạy giặc ôm con qua  những cảnh, cảnh hờn vong và  người con yêu đã chết trên tay lúc nào ... xót  xa  vạt  áo  trắng  hôm  nay  hoen  máu  đào ...
     Ai ... Ai  đã  cướp  con tôi ... Ai  giết  con  tôi  giữa  cơn  mộng  đêm thái bình ... Ôi  thương lời  nói tội tình, hàm bao đớn đau ... giờ mẹ con đành  cách  nhau.
     Bà đặt con lên trên đám cỏ phủ sương mờ, tội gì con ơi  khi lứa tuổi tuổi  còn thơ ... Bà nhẹ đưa môi hôn trán con yêu  giá  lạnh, vuốt ve lần cuối  trước  khi  xa  con  suốt  đời".

     Phố  xá,  xóm  làng  điêu  tàn, đổ  nát  trong  Tết Mậu Thân 1968 ... máu  đổ, thịt  rơi  khắp nơi ... máu  đỏ, thịt  xương vương  vãi  trên bàn thờ  tổ  tiên trong những ngày tết  thiêng  liêng cổ  truyền  của  dân tộc, những em bé  thơ  ngây  vô  tội  đang hớn hở  vui  cười  trong chiếc  áo  mới  chưa  kịp tung tăng khoe  với xóm làng trong ba  ngày tết, đã  tan xác  hoặc  gục  ngã  bên  xác  mẹ  trong vũng máu  bởi những quả  đạn pháo  hận  thù  của  những  kẻ  khát  máu  mang danh  đi "Giải  phóng Miền Nam" ...

     "Xác  ai  đây, chết  hôm qua  đến nay  còn  thấy, vắt  cơm  gầy  nằm trong gói  giấy  dưới  chân tường nhà  ai  đang cháy, đốt  đêm  đen trái châu  treo  thay  đèn  lấp  lánh,  cầu  chữ  Y,  lộ  Hàng Xanh ... lửa  vào  thiêu  tám  nẻo  đường  thành. Đầu  Xuân, súng  nổ  gieo  rắc  tóc  tang ... giờ   đây  nhuốm  lửa  thiêu   đốt  phố  phường ... Xuân  nào  giết  trẻ  hiền  lương ... Xuân  nào  banh xác  mẹ  hiền ... một  lần thêm  vài  trận chiến,  mộ  dày  thêm ..."

     Riêng tại  Cố Đô Huế, gần hai  ngàn  người  dân đã  bị  lũ  cộng sản dẫn đi  thủ  tiêu, gần sáu  ngàn  người  dân phơi  xác khắp  nơi  nơi bởi "mật  lệnh" chúc  Xuân  nhuộm  đỏ  miền  Nam  của   Hồ  Chí  Minh ... bao nhiêu cuộc đời của người dân nơi đất Thần Kinh đã  gãy  theo nhịp cầu Tràng Tiền, xác  người  không nguyên vẹn  trôi  nổi  bập bềnh trên giòng sông hoặc chìm dưới giòng nước Hương Giang  loang  máu  đỏ ...

     "Tình người về  giữa đêm Xuân chưa dứt cuộc vui, giặc đã  qua  đây gây cảnh nổi  trôi. Cầu  thân  ái  đêm nay  gãy  một nhịp rồi, nón lá sầu khóc điệu Nam  Ai, tiếc thương lời  vắn dài. Vì  sao  không thương mến nhau còn gây khổ  đau làm lỡ  nhịp cầu ... Mối thù  chờ  sang ngày nào nối  lại  nhịp  cầu  rửa  hờn  cho  nhau ..."

     Sau  sự  thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân, Hồ Chí Minh tức lồng lộn, lâm trọng bệnh và  ôm cuồng vọng khát  máu  ra  đi  gặp  Lenin ngày  02/09/1969. Lực lượng CSBV kiệt  quệ  nên  đảng  đã dùng bạo lực gom góp, vơ  vét những thanh thiếu niên  mới  14, 16 tuổi  đưa vào  chiến  trường miền Nam trong trận  chiến "Mùa Hè Đỏ Lửa" 1972, máu  và  lửa  đỏ  khắp nơi  nơi ... một  lần  nữa, giấc  mộng  điên  cuồng  xâm  lăng  của CSBV  đã  bị  QLVNCH đập  tan.

     Trong  ngày  kỷ  niệm  Quân Lực  19/06/1973  tại  thủ  đô  Sài Gòn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  đã  nói :

     "Hòa bình dù mỏng manh như hiện tại, cũng không phải là một món quà tự nhiên mà có, ngồi chờ tự dưng nó đến, càng không phải nhờ  sự kêu gọi thiện chí hay van xin lòng nhân đạo của cộng sản mà được như một số người chủ bại ngây ngô lầm tưởng. Trái lại, hòa bình mà không nô lệ cộng sản, là nhờ nơi sức mạnh, nơi tinh thần, nơi ý chí của cả dân tộc  quyết tâm chiến đấu  để  tự  tồn, thực  hiện bằng xương, bằng máu của hằng ngàn, hằng vạn thân xác anh em, bằng hy sinh vô bờ bến của hằng  ngàn, hằng  vạn  đồng  bào ..."

     Cuộc  chiến tang thương trên mảnh đất Miền Nam kéo  dài cho đến một ngày chế  độ  VNCH  bị  bán đứng bởi  quyền  lợi  của  các  cường  quốc trong  hai  khối  tư  bản và cộng sản ; Quân Lực VNCH bị  người  bạn đồng minh trói  tay  trước số  đạn  dược khổng lồ  không mức giới hạn của khối Cộng sản Quốc Tế yểm trợ cho bọn CSBV cưỡng  chiếm  Miền  Nam  Việt  Nam  ngày  30/04/1975.

     Không có  chiến tranh  là  đồng nghĩa  với  hòa  bình, nhưng tại  sao hằng  trăm  ngàn  người  hốt  hoãng, kinh hoàng  rời  khỏi  quê  hương trong ngày tàn chinh chiến, trên ba triệu người phải bỏ  nước ra đi  vào những năm sau đó  để  trốn chạy khỏi cái  nền hòa bình sau cuộc chiến ...?

     "Một ngày 75, con bỏ  hết giang sơn, hai  mươi năm tình yêu người, yêu cuộc sống, giờ  nơi  nước mình niềm vui  thay  nỗi  vui, Sài Gòn đã chết rồi phải mang tên xác người. Một ngày dĩ vãng ôi  gần hay xa, đất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa ... đời của cha  con  hai  lần vẫy chào ... chào từ giã quê hương trong hận đau. Đời  hai  lần ta  bỏ  quê, bỏ  nước ... phải  nuôi  ngày  mai  về  ôm  Tổ  Quốc".

     Buổi chiều  của  ngày đại  tang 30/04/1975, "Hòn Ngọc Viễn Đông" một tên  gọi  thân thương, mỹ  miều  của  thành phố  Sài Gòn thân  yêu  đã  bị  lũ "Đôi  dép  râu  giẫm  nát  nền  dân  chủ_Nón cối  Hồ  che  lấp chữ  tự do" cưỡng bức đổi  chủ, thay  tên. Nỗi  đau  thương, uất  nghẹn  hằn  lên  ánh  mắt  xót  xa ...

     "Sài Gòn  ơi ... Ta  mất  người như  người  đã  mất tên ... như giòng sông nước quẩn quanh  nguồn, như  người  đi  cách  mặt  xa  lòng ... ta  nhủ   thầm  em  có  nhớ  không ... Sài  Gòn  ơi ... đâu  những  ngày  khi thành phố  xôn  xao trong niềm  vui  tiếng hỏi  câu chào, sáng đời  tươi thắm vạn sắc màu, nay  còn  gì  đâu ...
     Sài Gòn ơi ... Ta  mất người như người đã mất tên ... như  hàng cây lá  đỏ  trông tìm, mặt trời  soi  dáng nhỏ  dịu  hiền, đã  ngậm ngùi  trên môi  lắng  im ... Sài Gòn  ơi ... Ta  mất người  như  người  đã  mất  tên, như  mộ  bia  đá  lạnh  hương  huyền,  như   trời   xa   đã   bỏ  đất  liền, còn  gì  đâu ..."

     Những ngày  đầu  đặt bước chân lên  trại  tạm cư   trên đất khách ... nỗi  kinh  hoàng,  hoang  man,  sợ  hãi  từ   những  ngày  hỗn  loạn cuối tháng tư  đen  vẫn còn hằn đau trong ánh mắt ... ám ảnh từng giây phút ... xót  xa  trong mỗi  buổi  ăn  viễn xứ ... quặn  đau  từng  giấc ngủ  lưu  vong. Miền Nam Việt Nam rơi  vào  tay  cộng  sản, một  chuyện  không ai  ngờ, ngay chính những người  cộng sản cũng không dám nằm mơ ... nhưng  nó  đã  thật  sự  xảy  ra ...

     "Sài Gòn  ơi, nắng vẫn có  còn vương trên đường, đường ngày  xưa mưa có  ướt ngập lối người về, rồi mùa Thu lá còn đổ xuống công viên,
bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng hay đang khóc thương cho  người đi.  
     Tôi  giờ  như  con  thú  hoang lạc  đàn, từng ngày  qua ... từng  kiếp sống  quên  thời  gian ... kiếp  tha  hương  lắm  đau  thương,  lắm chua cay ... Tôi  gọi  tên  ai  mãi  thôi .
     Sài Gòn ơi ... Tôi xin hứa rằng tôi trở  về ... Người tình ơi ... Tôi xin giữ  tròn  mãi  lời  thề, dù  thời  gian có  là  một  thoáng  đam  mê,  phố phường vạn  ánh  sao  đêm,  nhưng  tôi  vẫn  không  bao  giờ  quên ..."

     Những người  may mắn đặt bước chân lên vùng đất  tự  do  từ  cuộc di  tản kinh hoàng, từ chuyến vượt biển hãi hùng đưa ánh mắt thẫn thờ còn hằn nỗi  thương đau  trông về  trùng khơi, xót  thương  cho  những người không may mắn đã  gởi  thân xác dưới lòng biển cả ; Xa  mờ  xa bên  kia  bờ   đại  dương là  quê  hương  mến  yêu  chất chứa bao nhiêu kỷ   niệm  thân  thương   của  những  tháng  ngày  được  cưu  mang  và  nuôi dưỡng lớn khôn bằng giòng sữa mẹ ngọt ngào ... Hai hàng lệ nóng chợt  lăn  dài ...

     "Chiều  nay  có  một người đôi mắt buồn, nhìn xa xăm về quê hương rất  xa. Chợt nghe  tên Việt Nam  ôi  thiết  tha  và  rưng rưng lệ  vương mắt nhạt nhòa. Bạn  ơi, đó là người di  tản buồn ... ngày ra đi lặng câm trong đớn đau ... rồi  đêm khuya  về  trong đôi  mắt sâu, đời  như  chôn vào  con  phố  u  sầu.
     Cho  tôi  xin lại  một ngày ở  nơi, nơi  thành phố cũ, cho  tôi  xin  lại một đời, một đời  sống với  quê hương, cho tôi  đi  lại đoạn đường hàng cây  vương đầy bóng mát, cho  tôi  an  phận ngàn đời  bên bờ  đê  vắng làng  tôi ..."

     Ngọn lửa chiến tranh cháy ròng rã  suốt hai  mươi  năm đã  tàn trên quê hương ... nhưng ngày tàn chinh chiến cũng  là  ngày  khởi  đầu  cho những thảm cảnh tang  tóc nhất, đau  thương  nhất, xót  xa  nhất  trong dòng lịch sử quê hương, toàn bộ đất nước Việt Nam bị ngập chìm trong biển máu cộng sản ...! Những người trai hùng một thời đem xương máu bảo  vệ  hai  chữ  "Tự Do"  cho Miền Nam Việt Nam, xếp  mảnh tàn  y  rơi  vào cạm bẩy  giết  người  mờ  ám  của  lũ  cộng sản với  chính sách gian trá "một tháng học tập cải tạo", thời gian một tháng này đã  bị  lũ cộng sản gian tà, xảo  quyệt  giải  phóng thành  vài  năm  cho  đến  gần hai  mươi  năm  hoặc  mãi  mãi  không  trở  về.

     "Anh ở  lại giam mình trong trại K18, chum lồ  ô  lịm kín đời người, nhà cách ly  chờ  chôn người  tù  K18, chết  vội  vàng manh áo rách bó thây. Về đi em, đừng lên thăm nữa em ơi, gặp nhau thêm càng đau đớn cho  nhau, đừng khóc nữa, van em đừng khóc em  ơi, tình đôi  ta  đành hẹn  lại  kiếp  sau.
     Em  trở  về   với  cuộc  đời  cô  phụ  trông  mòn  mắt,  nơi  chồng  đi không có  ngày về, đời  nát tan chờ  mong người  tù  K18,  sống dật dờ năm  tháng  úa  héo  tan.
     Giờ  chia  ly, lòng ta  trăm mối  đau thương, ngoảnh trông theo  nào em quá  xa  ta, còn nước mắt tuôn rơi  nào tiễn chân em, đành xa nhau chờ  hẹn lại  kiếp sau. Về  đi  em, đừng lên thăm nữa  em  ơi,  gặp nhau thêm càng đau đớn cho nhau, đừng khóc nữa, van em đừng khóc em ơi, tình  đôi  ta  đành  hẹn  lại  kiếp  sau ...!"

     Trở ngược dòng lịch sử  với  một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, gần một trăm năm đô  hộ  bởi  giặc Tây ... người dân Việt không bỏ nước ra đi ; Hai  mươi  năm  chiến  tranh  khói  lửa  ngút  trời,  người  dân Việt vẫn  không rời  bỏ  quê  cha, đất tổ. Nhưng sau cuộc chiến thì  chẳng những người  dân miền Nam  ào  ạt  bỏ  nước  ra  đi,  mà  ngay cả  người  dân  miền Bắc cũng  tìm cách chạy  bỏ  cái  thiên đàng  cộng  sản,  làn  sóng vượt biển cả  bao  la không bờ  bến bằng những chiếc thuyền gỗ  mong manh  với   bao  hiểm  nguy  chờ   đón,  để   mong  được   hít  thở   bầu không khí  tự  do  nơi  đất  khách  quê  người. Ba  triệu thuyền nhân Việt Nam lênh đênh trên con sóng dữ giữa trùng khơi bao la, xuất phát từ  một đất nước sau chiến tranh đã  lột mặt  nạ  của  lũ  "giải phóng", đánh  thức  lương  tâm  nhân  loại  trên  toàn  thế  giới  về  đại họa của chủ  nghĩa  cộng  sản  vô  thần.

     "Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh đi, ra đi trên sóng cuộn thấy gì ở  quê  hương ... xa  xa  ôi  núi  mờ  xa  dần, một  giọt  nước  mắt  khóc phận  thân.  Hò  ơi ... hò ơi ... phận  kẻ  lưu  vong.
     Đêm nay trên bản đồ có một thuyền ra đi, hiên ngang trên sóng gào tự  do đón chào, xin chào tự  do với nỗi niềm cay đắng, nhìn lại  bến bờ nước  non  mình  muối  mặn, khóc nghẹn ngào ...! "

     Với  bản chất đần độn, gian trá  và  độc  ác cố hữu trong những cái đầu của "đỉnh cao ngu dốt",  lũ CSVN đã dùng bạo  lực  bần cùng hóa người dân bằng hình thức đổi  tiền, đánh tư  sản  mại bản ... cột bao tử  người  dân  bằng chính  sách hộ  khẩu ... bóp  nghẹt  sự  mưu  sinh của người  dân bằng cách ngăn sông, cấm chợ, giấy  phép đi  đường từ  địa phương  này qua  địa  phương khác, quản  lý  tất  cả  xăng dầu  để  cột chân  người  dân  trên  phương tiện giao  thông ... lùa  dân  vào  tử  địa nơi  rừng  sâu, nước  độc  được  che  đậy  bằng  tấm  bình  phong  vùng "Kinh Tế Mới", thời  gian mười  năm cuối  đáy  địa  ngục này  từ 1975 đến 1985, lũ cộng sản ngu đần gọi là thời kỳ  bao cấp. Những năm cuối thập niên 70  và  đầu  thập niên  80  là  quãng thời  gian người  dân liều mình bỏ  nước ra  đi  nhiều nhất, người thì dùng tàu bè  để  vượt biển ... kẻ  thì   dùng  phương  tiện  sẵn  có  là   đôi  chân  để   vượt  biên  bằng  đường  bộ.

     "Tôi ra  đi  giữa phố không đèn ... tôi  ra  đi trốn mắt người quen ... tôi  ra  đi  rời xa kỷ niệm, xa người thương xa cả bạn bè, tôi ra đi trong lòng  u  uất, nỗi  đắng  cay  nặng  trên  bờ  vai  ôi  tương  lai.
     Tôi ra đi với nỗi ưu phiền, tôi ra đi với nỗi sầu riêng, xa con thơ còn đang bập  bẹ, xa  tình  yêu  đang thuở  mặn nồng, tôi  ra  đi  mang  đầy nuối  tiếc,  nỗi  xót  xa  tôi  để  nơi  nào ..."

     Ngay  sau  ngày  30/04/1975,  chính phủ  Hoa Kỳ  đã  ban hành lệnh cấm   vận  đối   với  CSVN.  Lũ  cộng  sản  kiêu  căng,  hống  hách  với  hào quang cướp được Miền Nam Việt Nam,  bọn chúng tự  cao, tự  đại,  tự   phong  cho  mình  là  "đỉnh  cao  trí  tuệ" của  loài   người,  nên  đã  khép  kín  cánh  cửa  thiên đàng "ngu  đần" của  bọn chúng  lại. Trong những năm đầu  trên bước đường lưu  vong, người  Việt xa  xứ  thương nhớ người thân trong từng hơi thở ... hình ảnh quê hương nghèn  nghẹn  trong mỗi  buổi  ăn ... trăn trở  trong  từng  giấc  ngủ  xót  xa cho  đồng đội,  chiến  hữu  đang thống khổ, tang thương trong gông cùm  nơi  lao  tù  cộng  sản ...

     "Giọt nước mắt cho  anh, giọt nước mắt cho  em, giọt nước mắt cho bạn bè. Lệ  khóc cho  mẹ  già, lệ  khóc cho người tình ở  lại quê hương.
     Lần  cuối   siết  tay  nhau,  lần  cuối  khóc  bên  nhau,  lần  cuối  sao nghẹn  ngào, còn  đó  bao  đoạn đường, còn  đó  bao  cuộc  tình  bỏ  lại sau  lưng.
     Sài Gòn  ơi ... Ta  có  ngờ  đâu  rằng ... mẹ  hiền  xưa,  giờ  về  cùng đất  lạnh ... Bạn bè  xưa, giờ  phương  Bắc lưu  đày ... Người  tình  xưa, giờ  đang  sống  điêu  linh...
     Sài Gòn  ơi ... Ta  có  ngờ  đâu rằng ... một  ngày  qua  là  một ngày  ly  biệt,  một ngày qua  là  ta  mất nhau rồi, một ngày qua là muôn kiếp chia  phôi ... một   ngày  qua  là  ta  mất   nhau  rồi,   một  ngày  qua  là muôn  kiếp  chia  phôi ..."

     Những ngày tháng tha  hương ... bao  nhiêu  đêm trường  giật  mình trở giấc trong bóng tối giữa căn phòng trống vắng hoặc trên chiếc sofa lạnh giá ... nỗi nhớ, niềm thương về mẹ già, vợ hiền, con thơ còn kẹt lại trên   quê  hương  thống  khổ   đã   dâng  lên  nghèn  nghẹn  con  tim ... mắt  bổng  nhạt  nhòa ... kẻ   viễn   xứ   ôm  tâm  tư,  nỗi   lòng   xót  xa  thiếp  vào  giấc  ngủ,  mơ  thấy  mình  trở  về  thăm  lại  quê  hương ...

     "Ghé  hỏi  cỏ  cây ...  cỏ  cây  khóc,  gió  than  van  kể  từ   khi  mất quê hương, gió ra khơi đưa người vượt biển. Mẹ chờ thư  về  ngồi thèm thuồng miếng trầu cay ... trẻ  thơ  lang thang vì cơn đói  suốt bao ngày, vợ  chờ  tin  chồng  ngày  về  quá  xa  xăm ... Bao  năm giải  phóng như  thế  này  phải  không  anh ..."

     Cuộc sống  ấm no, hạnh phúc của người dân ... một sớm, một chiều đã  bị  lũ  quỷ  đỏ "giải  phóng" trở  thành  thống  khổ, đói  rách,  tang thương ;  Người dân bị "cách mạng hóa" biến thành vô sản ; Nhờ  vào "đỉnh cao  ngu  đần " của  đảng, nên  bát  cơm  trắng  của  người  dân  đã  "tiến nhanh,  tiến mạnh,  tiến vững chắc" thành  những hạt  bo  bo, sáng ăn, chiều nhịn, tối đói co ro rã rời thể  xác, đau giấc ngủ  sau một ngày bị đảng cưỡng bức "lao động vinh quang". Người Việt tha hương mới  vừa  đặt chân lên đất khách, đã  cố  gắng  làm đủ  mọi  thứ  nghề, chắt chiu  từng đồng, gởi những gói quà nhỏ bé đầy tình thương về cho thân nhân đang quằn quại, thoi  thóp dưới  đôi  dép  râu "giải  phóng".

     "Em gởi  về  cho  anh dăm bao thuốc lá, anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay. Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may, mẹ  may hộ  con quê hương quá đọa đày. Gởi về cho chị  dăm ba  xấp vải, chị  may  áo  cưới hay chị may áo tang. Gởi về  cho em kẹo  bánh thênh thang, em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng. Con gởi  về  cho  cha  một manh  áo  trắng, cha  mặc  một  lần  khi  ra  pháp  trường  phơi  thây, gởi  về  Việt Nam nước  mắt  đong  đầy, mơ  ước  một  ngày  quê  hương  sẽ  thanh  bình.
     Em gởi về cho anh một cây bút máy, anh vẽ cuộc đời như  ước vọng mong  manh.  Gởi   về   cho  mẹ  dăm  gói  chè  xanh,  mẹ  pha  hộ  con nước mắt  đã  khô  cạn. Gởi  về  cho  chị  hộp diêm nhuốm lửa, chị  đốt cuộc đời  trong hoang lạnh mù  sương. Gởi  về  cho  em chiếc nhẫn yêu thương, em bán cho đời  để  tìm đường vượt biên. Con gởi  về  cho  cha vài  viên  thuốc ngủ, cha  ru  cuộc đời  trong tử  tù  chung thân. Gởi  về Việt Nam khúc hát ân cần, mơ ước yên lành trong giấc ngủ da vàng ..."

     Người Việt tha hương trên khắp thế giới chạy đua  với  thời  gian vì kế  sinh nhai  trong cuộc sống  mới  nơi  xứ  người, nên  bạn  bè, người thân  thỉnh  thoảng  mới  có  dịp  gặp  nhau  trong ngày  cuối  tuần  hay những ngày  nghỉ  phép  hoặc  nghỉ   lễ ... tay  bắt,  mặt  mừng  chia  sẻ  từng  nỗi   xót  xa  lạc  loài  trên  đất  khách ...

     "Giờ  đây mỗi  đứa còn lạc loài  mỗi nẻo ... đứa Cali ... đứa Paris ... đứa đèo heo gió hút ... Gặp nhau từng hàng lệ xót xa, buông những câu chào đôi ba sinh ngữ ... Bonjour, Au revoir, Hello, Good bye ... Con ôm đầu  chua  xót  đắng  cay ...
     Thưa Mẹ, thưa Mẹ, thưa Mẹ .. quê hương mình đã chết rồi Mẹ ơi ... Mẹ  ơi ... Mẹ  Việt  Nam  ơi ..."

     Tiếng  Việt  còn,  người Việt quốc gia  còn thì  quê  hương Việt Nam không  bao  giờ  chết.  Hằng  năm  vào  tháng  sáu,  Cộng Đồng Người  Việt  Quốc  Gia  Hải  Ngoại  từ   nhiều  nơi  hân  hoan  góp  mặt,  tham   dự   ngày "Diễn  Hành Văn  Hóa  Quốc Tế" tại  thành  phố New York, Hoa Kỳ ; Những  tà  áo  dài  Việt Nam  thướt  tha  với  rừng  Cờ  Vàng Ba Sọc Đỏ  phất phới  tung bay  trên đường  phố  New York ... Đây  là  một  trong  những  phương  thức  duy  trì, phát  triển  và  bảo  tồn  Văn  Hóa  Việt  Nam  và  cũng  là  một  chiến  thắng  của  Người  Việt Quốc Gia  trên  mặt  trận  chính  trị   đối  đầu  với  lũ  CSVN  nơi  hải  ngoại. Lũ bạo quyền CSVN có văn phòng Tòa Đại Sứ đặt tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ngay  trên thành phố  New York, nhưng lá  cờ  máu  không được phép xuất hiện trong đoàn người diễn hành cho dù bọn chúng đã  nhiều lần  tìm  cách  này  hay  cách  khác ; Dù  hiện  nay,  bạo  quyền  CSVN có bang giao với các quốc gia tự do trên thế giới, nhưng lá cờ  máu chỉ treo  rũ  ở  trong  văn  phòng bọn chúng  mà  thôi, chưa  có  một  lá  cờ  máu  nào dù  chỉ  nhỏ  bằng miếng  đất "xéo" dám treo nơi  công cộng, chưa có  một  tên cộng sản nào  dám cầm lá  cờ  máu  đi  ngoài  đường phố, trong khi  lá Cờ  Vàng Ba  Sọc Đỏ hiện  diện, tung bay ngạo nghễ  khắp  nơi   trên  thế  giới  tự  do ... Đây  là  một  sự   nhục  nhã   của  lũ mặt  dày  bạo  quyền  CSVN.

     Chương  trình  đoàn  tụ  trong  chính sách  nhân  đạo  của  thế  giới  tự  do  và  Hoa Kỳ,  đặc  biệt  là  chương  trình  tù  nhân  chính  trị  của chính phủ Mỹ  đã  giúp cho  những người  Việt đoàn tụ  với  thân nhân, một chuyện mà trước đó không một ai dám nghĩ đến hoặc chỉ nghĩ đến trong  giấc  mơ  lạc  loài  trong  giấc ngủ  tha  hương trên đất khách ...

     "Tôi  xin gởi  về  anh lời  mừng tái ngộ, mười mấy năm qua mà ngỡ như  giấc chiêm bao, ôi  giấc chiêm bao lặng lẽ  từng cơn tiếc  cơn đau, ôi  giấc  mơ  chập  chùng  đại  dương  nhớ  thương  nhau.
     Tôi xin gởi về em lời mừng tái ngộ, con mắt xưa em cười giờ  in dấu chân chim. Tôi tóc xanh đã bồi hồi sợi tơ trắng sương đêm, em có nghe trong  lòng  mình  một  ray  rức  không  tên.
     Gặp  lại  nhau  trên  xứ  người ngập hoa vàng, những cánh hoa màu vàng của  ngày đầu  yêu  đương,  ấp  úng mãi  thôi  buổi hẹn xưa trong chiều  hồng, cũng  những cánh hoa  vàng  nhận rồi  cho  lại  cho  nhau.
    Gặp trên con phố giàu rực ánh đèn, cơn gió núi xa lạ nào làm chạnh lòng không em, có  vẫn như  xưa hẹn hò  nhau tuổi học trò, bàn tay tìm bàn  tay  mà  ngẫn  ngơ  rồi  ngẫn  ngơ.  
     Thân  thương  lời  chào  nhau   mừng  ngày  tái   ngộ ... một  thoáng nhớ nhung điệu hò giờ xa quá quê xưa ... Ôi  đã  lâu những giọt  lệ  cạn khô  lắng trong tôi, ôi  phút giây tái  ngộ  lạ  lùng mưa  cứ  tuôn rơi ..."

     Những tổ  chức, hội  đoàn, đoàn thể  đấu  tranh  nói  riêng, ba  triệu  người  Việt  Quốc Gia  sống  lưu  vong  trên  khắp thế  giới  nói  chung,  là  một   lực  lượng  có  sức  mạnh  chính  trị  đáng  kể  nơi   hải  ngoại, một  lực lượng có  cùng chung một  tiếng  nói  chính  nghĩa  giương cao  lá  Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ quyết  tâm tranh  đấu  cho  đến  một ngày  giải  thể  bạo  quyền  CSVN.

      "Hãy  nhớ  và  hãy  nhớ  người Việt Nam đang lạc loài, hãy thương và hãy quý tình đồng bào ta với  ta. Hãy biết và hãy biết rằng ngày mai khi  ta  về,  hãy  nhuốm  ngọn  lửa  hồng  thắp  sáng  vạn  niềm  tin ..."

     Trước ngày 30/04/1975, hằng triệu người  Việt  hai  miền Nam Bắc đã  chết  vì  tham vọng  điên  cuồng trong "sự  nghiệp  vĩ  đại" của  Hồ Chí  Minh ; Từ  ngày  30/04/75  cho  đến  hôm  nay, có  hơn  một  triệu người  Việt  đã  chết  vì  "sự  nghiệp  cách  mạng" của Hồ  Chí  Minh.

     Tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  là  bệnh  hoạn,  cuồng  vọng   khát  máu, là  vong  bản ... nên  tên  già  Hồ  đã  cầm đầu  cái  đám lâu  la, côn đồ CSVN quay  lưng  lại  với  quê  hương, dân tộc ... gục mặt làm tôi  mọi cho khối CSQT. Ngày nào thì "chống Mỷ, cứu Nước", "đánh cho  Mỹ cút", bây  giờ  cái  nôi  cộng  sản  Liên Xô  đã  sụp  đổ, khối  cộng  sản Đông  Âu   đã  tan   rã   thì   lũ   CSVN   một   mặt   trơ   trẻn   lạy   lục  "rước Mỹ  cứu Nước" chống lại  hiểm họa  xâm lăng của Trung Cộng,  một   mặt   thì  "triều  cống"  từng  phần   quê   cha,  biển  mẹ   để   đội "Háng" Quốc ... đây là  bản chất gian tà, ươn hèn, khiếp nhược của  lũ CSVN.

     Đạo đức Hồ Chí Minh là  độc ác, nhẫn tâm giết vợ, không nhìn con, Đạo đức  Hồ  Chí  Minh  là  "dâm dục" bước  qua  bao  đời  thiếu  nữ, hại đời  bao cô  gái  thanh xuân, hiếp bao  trẻ  thơ  trong trắng mà  tên  ác  quỷ  này  cười toe  toét dâm  ô,  khả  ố  bảo  là  cấy  "hạt giống đỏ" ... Cuộc sống  dâm  dục  bệnh hoạn  của  tên  dâm tặc  già  này  đã  được đảng CSVN, cái  đám bộ  hạ  dùng bản  mặt che  đậy "hạ  bộ" của  Hồ  Chí  Minh,  để   bưng  bít  tạo  ra   huyền  thoại   ma  là  Bác  vì  quê hương, dân tộc  nên  sống độc thân không  có  vợ  con, chưa  từng  biết  mùi  vị  đàn  bà. (viết đến đây, tôi  cảm thấy tức  cười  và  quạu cái  tên dâm tặc Hồ Chí Minh cùng cái  đảng CSVN, nên  xin  được chửi  thầm một  câu).

     Bọn CSVN luôn mồm láo  phét "hồ hởi, phấn khởi" khoe khoang là "giải phóng" miền Nam và "thống nhất" đất nước. Cũng nhờ  cái đám "cách  mạng" vào "giải phóng" Miền Nam  mà  người  dân Miền Nam Việt Nam không còn  bị  lũ  Việt cộng  ác  ôn  pháo  kích, đốt  phá  xóm làng, nhưng  toàn  thể  người  dân Việt Nam  phải  nhận  lãnh  và  hứng chịu   những   gì   tang  thương  nhất  của  tang  thương   trên  trái   đất  này ; Cũng  nhờ   vào  sự  "thống  nhất" đó  mà   người  dân  Việt Nam  mới  hiểu  rõ  bộ  mặt  vong bản, phản quốc  của Hồ Chí Minh và  đảng CSVN  dâng  hiến  quê  cha,  đất  tổ  cho  ngoại  bang.

     Chế độ CSVN có rất nhiều luật, nhiều đến nỗi dày đặc như một khu rừng già nên được gọi là rừng luật, trong cái rừng luật này có một ngôi trường  đại  học  luật  danh   tiếng  chỉ   dành  riêng   cho  đảng  CSVN, đại  học  luật "U Minh",  tên  thủ  tướng  Việt  cộng Nguyễn Tấn Dũng cùng các tiến sĩ, thạc sĩ "ngố" của bạo quyền đã tốt nghiệp từ  đại  học này. Đảng CSVN đã  dùng cái  rừng luật đó  để  che  đậy cái  luật rừng mà bọn chúng đã tròng lên cổ những người đòi  hỏi "Tự Do-Dân Chủ" với tội  danh "tuyên truyền chống phá  nhà  nước" hoặc "âm mưu  lật  đổ chính quyền" chiếu theo điều "79" và "88" trong bộ luật rừng hình sự.

     Hồ Chí Minh và đảng CSVN chẳng những tàn sát, giết hại dân lành,  trẻ  thơ   vô  tội ... bọn  chúng  dã  man   tắm  máu  luôn  cả  tôn giáo ... Thánh giá Chúa, Tượng Đức Mẹ, Tòa Sen chốn thiền môn cửa phật đã gãy vụn dưới dép râu "giải phóng" ... tiếng kinh cầu, tụng niệm đã  trở thành tiếng kêu  gào  thảm  thiết,  bi  ai  bởi  những  kẻ  mang  danh  đi "chống Mỹ,  cứu  Nước". Tội  ác tày  trời  của  Hồ Chí Minh  và  đảng  CSVN  gây  ra  gần  một  thế  kỷ  nay  trên  đất  nước Việt Nam, đã  và đang được những  sử  gia, những  nạn  nhân, những  nhân  chứng  sống  ghi  lại  từ   giòng máu tang thương, từ  giòng nước mắt  uất  nghẹn của  người  dân Việt  Nam, từ  sự   quặn  đau  của  hồn thiêng  sông  núi  để   lưu  xú  vạn  niên  cho  hậu  thế  nguyền  rủa. Trang  sử  hào  hùng  của  dân tộc  đã  bị  lũ  CSVN  giẫm  lên  hoen  ố ; Đất tổ, quê  cha, biển  mẹ  đã  bị  lũ  quỷ   đỏ  cắt  xén  dâng  hiến  cho  giặc ; Sự   ươn  hèn,  khiếp  nhược, tham quyền cố  vị  của  lũ  bạo  quyền sẽ  đưa  đất nước đến chỗ diệt  vong.
                                                                                                                                                           Chúng ta phải lấy máu đào của  chúng ta  để  viết lại  trang sử  mới,  một trang sử  không có bóng dáng lũ CSVN hay  bất cứ  một dấu  chân  xâm  lược   nào  trên   quê  hương  ;  Chúng  ta  phải  dùng  giòng  máu anh hùng, hào  kiệt  được truyền lại  từ  các  bậc tiền nhân, từ khí hùng bất  khuất của hồn thiêng sông  núi, quyết  tâm tiêu  diệt lũ  bạo  quyền  CSVN,  để   mang  lại   một  nền   hòa  bình  thật  sự   theo  đúng  nghĩa của nó, đặt  trên   nền  tảng "Nhân Bản-Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền"  vĩnh  cửu   trên   đất  nước Việt  Nam  ngàn  ngàn  đời  mến  yêu.                                                                

"Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hưng Đạo Vương, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm, chưa một lần khuất phục ngoại xâm.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
Quyết bảo vệ giang san, từng tấc đất, từng cây cỏ,
Từng phố phường, từng con đường, từng bờ biển quê hương,
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hai Bà Trưng, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm chưa một lần khuất phục ngoại xâm.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi.
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
VIỆT NAM, VIỆT NAM, VIỆT NAM, VIỆT NAM".

17/11/2010
Hoàng Nhật Thơ