Wednesday, May 28, 2014

"Giải phóng"



Những ngày tưởng niệm Quốc Hận lần thứ 39 của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản trên con đường lưu vong đã trôi qua. Không khí tưởng niệm đau buồn, hình ảnh sôi sục căm hờn, những nắm tay giương cao hừng hực khí thế đấu tranh cho một ngày quê hương quật khởi ... tất cả đã trả lại thời gian xuôi về dòng dĩ vãng nhưng dư âm vẫn còn đó ... dư âm của 39 lần tưởng niệm từ một "Tháng Tư Đen" tang thương năm xưa không tan vào hư không, nó vẫn vang vọng kinh hoàng trong chúng ta mỗi ngày trên con đường vong quốc ; Hình ảnh tang tóc từ một ngày quê hương bị lũ CSBV "giải phóng" không bao giờ phai mờ trong ký ức đau thương của chúng ta. Ngày 30/04/1975 là ngày Quốc Hận của Quân-Dân-Cán-Chính VNCH và cũng là ngày Quốc Nạn của cả quê hương dân tộc.
   
     Thời gian trôi xa 39 năm nhưng mỗi khi nói hay nghe nhắc đến hai chữ "giải phóng", những người đã từng sống dưới bầu trời tự do của Miền Nam Việt Nam vẫn cảm thấy đau xót kinh hoàng về một ngày 30 của tháng tư xưa, ngày quê hương dân tộc bị bọn CSBV "giải phóng" nhận chìm trong bể máu và nước mắt. Người dân kinh tởm xem nó là  những gì  xấu xa  nhất, độc ác nhất, hải hùng nhất, tang thương nhất trong đời người.

Việt cộng pháo kích......... Việt cộng pháo kích,  bà con ơi. Tiếng kêu la thất thanh, hốt hoảng với tiếng than khóc vang dậy một góc trời. Xác người dân vô tội chết không toàn thây nằm la liệt ngổn ngang trong hoang tàn đổ nát,  trẻ thơ đang nô đùa ngoài sân thì bị những quả đạn pháo của lũ Việt cộng hất tung lên "giải phóng" cuộc đời về bên kia thế giới. Máu đổ, thịt rơi trong khi những quả đạn pháo của lũ "giải phóng" vẫn tiếp tục rót đều đặn vào xóm làng của người dân Miền Nam. Những chiếc xe cứu thương hú còi inh ỏi lao nhanh trên đường phố tiến về hiện trường để tải thương, cấp cứu những nạn nhân, hầu hết là những dân lành, ông lão, bà cụ, phụ nữ, trẻ thơ vô tội ... Ôi "giải phóng"
     Từ  những ngày còn bé của thập niên 60, tôi  đã biết hai chữ  "giải phóng" trong mệnh đề  danh từ "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" qua  báo chí  và  đài  phát thanh, tôi hiểu nôm na là "Việt cộng" và cụm từ "Chống Mỹ cứu Nước-Giải phóng Miền Nam" của những kẻ đi xâm lược Miền Nam mà Dân-Quân-Cán-Chính Miền Nam gọi là Cộng sản Bắc Việ tnhững người gieo rắc máu lửa, kinh hoàng, chết chóc trên mảnh đất miền Nam hiền hòa, thân yêu. Mỗi  khi phố thị, xóm làng bị  pháo  kích thì  tôi  nghe mọi  người  cũng  như  các cơ quan truyền thông nói là "Việt cộng hoặc Cộng Sản pháo kích".

     Sự  hiểu  biết  tăng dần theo từng trang sách vở  và thời gian, tôi  hiểu thêm về hai chữ "giải phóng" trong Tết Mậu Thân máu lửa kinh hoàng, tang tóc  trên  44 đô, tỉnh, thị  của  Miền Nam Việt Nam. Nhà  cửa, xóm làng của người  dân đã  bị  "giải phóng" thành  tro  bụi  nghi  ngút khói trong điêu tàn đổ nát ; Trên 5000 người dân cố đô Huế bị lũ CSBV "Sinh Bắc Tử Nam" và bọn Việt Cộng "MTGPMN""giải phóng" luôn cả  mạng sống và  trên  một ngàn người  bị  "giải phóng" mất tích. Ngày 11/03/1974, trường tiểu học Cai Lậy bị "giải phóng" bằng những quả  đạn  pháo của những người  mang danh "giải phóng" gieo  rắc  sự khát máu, bạo tàn, hận thù trên cả những mái đầu xanh vô tội, trong vụ "giải phóng" này có 32 học sinh bị tử vong và 55 bị thương.

     Ngày 31/03/1972, trận chiến "Mùa Hè Đỏ Lửa" xảy ra  trên  quê  hương, từ Quảng Trị đến tận mũi Cà Mau ngập chìm  trong  máu  lửa  hận thù  bởi  lũ  người  mang  đôi  dép  râu  "giải phóng". Ngày 16/09/72, Người Lính VNCH cắm ngọn cờ chiến thắng trên  Cổ Thành Quảng Trị chấm  dứt trận chiến máu  và  lửa đỏ cả quê hương.

     Những tháng ngày nơi  thao trường đổ mồ hôi, ngoài những buổi học tập về  vũ  khí, chiến thuật, địa  hình là  những buổi học về tâm lý chiến, lý  tưởng và trách nhiệm của Người Lính VNCH đối với quê hương tổ quốc trong cuộc chiến ý thức hệ. Tôi cũng được hiểu thêm về  "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam"  là  một  công  cụ,  một tấm bình phong của CSBV dựng lên vào ngày 20/12/1960 để  lừa  bịp  người  dân, che  mắt thế  giới  trong mưu  đồ  thôn tính  nhuộm đỏ nửa phần còn lại của đất nước và cũng để bành trướng chủ nghĩa cộng sản theo lệnh của quan thầy Nga Sô và Trung Cộng.

     Trên đoạn đường chiến binh mà  tôi  đã bước đi  trong một thời  gian ngắn  vào  những năm cuối cùng của cuộc chiến, tôi  đã chứng kiến xóm làng, nhà cửa của người dân bị  "giải phóng"  thành tro bụi ; Cuộc sống an  lành,  hiền  hòa  của  người  dân  Miền Nam  bị  "giải phóng"  thành những vành  khăn tang vương máu đào đau thương phủ trắng mái đầu, những  vùng nào  bị  "giải phóng" bước qua  là  trở  thành điêu tàn, thê lương, thống khổ và tang tóc.

     Sau khi Miền Nam Việt Nam bị người bạn đồng minh bỏ rơi, bọn CSBV đã   đê  tiện dùng hai chữ "giải phóng" để  che  đậy cho sự  cưỡng  chiếm  và  nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam bằng  bạo  lực  quân  sự  vào  ngày 30/04/1975. Kể  từ  ngày lịch sử sang trang máu, chẳng những Quân Dân Cán Chính VNCH mà ngay cả những người từng ủng hộ, giúp đỡ, che giấu cộng sản trong thời chiến cũng đã thấm thía đến tận cùng  vực  thẳm của  đau  thương  về  hai  chữ "giải phóng" từ con vi khuẩn cộng sản.

     Ngay sau khi cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, bọn CSVN từ  từ thi hành chính sách "giải phóng" độc ác, hận thù như sau :

     _Hằng trăm ngàn Quân Cán Chính VNCH bị  tập trung vào trên 200 trại tù  khổ sai, bị "giải phóng" bằng những cực hình hận thù tra tấn dã man, độc ác, bị cưỡng bức lao  động  vắt cạn mồ hôi, trên hai trăm ngàn người đã bị bọn cộng sản "giải phóng" luôn cả mạng sống.

     _Bọn cộng sản hèn hạ "giải phóng" luôn  nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, nơi  an nghỉ  nghìn thu của những anh hùng QLVNCH đã hy sinh trong công cuộc chiến đấu chống sự xâm lăng của bọn CSBV để bảo vệ quê hương dân tộc.

     _Bọn cộng sản hèn  hạ  trả  thù  những người  còn sống, những người đã  chết, chúng  còn đê  tiện  "giải  phóng"  luôn  Người  Lính  "Thương Tiếc",  một  pho  tượng đồng vô tri, vô giác mang linh hồn của  trên 350,000 anh hùng QLVNCH "Vị Quốc Vong Thân".

     _Cộng sản "giải phóng" phương tiện giao thông của người  dân bằng cách chiếm đoạt, kiểm soát  tất cả  xăng dầu, quản lý sự đi lại của người dân bằng hình thức giấy phép  đi  đường  từ  địa  phương  này sang  địa phương khác.

     _Cộng sản "giải phóng" bao  tử  của  người  dân bằng cách dùng bạo lực thu  mua  lúa  gạo, lương thực với giá rẻ mạt để  trả  nợ  cho  khối  CSQT  mà bọn CSVN đã  vay  mượn để  gây  nên một cuộc chiến tranh tương tàn trong suốt hai  mươi  năm. Phần gạo mốc thì  bán lại  cho dân theo chính sách hộ khẩu, người  dân phải  trợn trừng  nuốt  thêm những  hạt bo bo chan nước mắt  để  kéo lê  kiếp  sống  tang thương trong thiên đàng cộng sản.

     _Cộng  sản  "giải phóng" cướp tiền, bần cùng  hóa  người  dân  bằng hình thức đổi tiền.

     _Cộng  sản  dùng  bạo  lực  "giải  phóng"  tài  sản,  nhà  cửa,  cơ  sở  thương  mại  của người  dân  được tạo dựng  bằng mồ hôi, nước mắt  và  công  sức với chiêu bài đánh "Tư sản mại bản".

     _Cộng sản "giải phóng" những khu rừng hoang nước độc không dấu chân  người thành những vùng "Kinh Tế Mới" để giam lỏng và giết dần những thân nhân của  Quân Cán Chính VNCH đang bị giam cầm trong lao tù và những người dân đã bị "giải phóng" hết nhà cửa, tài sản.

     _Cộng sản "giải phóng" người  dân ra  biển cả,  phó  thác  sinh mạng cho may rủi bằng cách tổ chức những cuộc vượt biển bán chính thức để thu lấy vàng trên xác người cùng chủng tộc.

     _Lũ  cộng sản  không tính người  đã  thông đồng với  lũ  côn đồ "dâm thương" "giải phóng"trần truồng phụ nữ Việt Nam cho người Đài Loan, Đại Hàn ngắm nghía sờ  soạng và  sau đó "giải phóng" luôn thân xác họ sang xứ người làm nô lệ tình dục.

     _Lũ cộng sản tư  bản đỏ "giải phóng" xóa đói  giảm nghèo nên người dân đói  rách lang thang, từ  các  trẻ thơ  năm, sáu tuổi cho đến ông già, bà  lão bảy,  tám mươi  tuổi  phải  lê  lết tấm thân khô cằn trên đôi chân xiêu vẹo khắp đầu đường xó chợ từ sáng sớm đến khuya rao bán từng tấm vé số để mưu sinh trong địa ngục trần gian "thiên đàng cộng sản".

     _Lũ  cộng sản  nhu  nhược  đã "giải  phóng" Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, hai  quần  đảo  Hoàng Sa, Trường Sa, vùng Tây Nguyên Bauxite và đang "giải phóng"  từng  phần  lãnh thổ  dâng quan  thầy Trung Cộng.

     _Lũ cộng sản vô  thần, độc  tài, khát  máu  không tính người đã "giải phóng" chùa chiền, nhà thờ thành bình địa hoặc trở thành tài sản của đảng. Chúng dã man "giải phóng" linh mục, hòa thượng, ni cô, giáo dân và tăng ni phật tử bằng những trận đàn áp đánh đập man rợ.

     _Những  nhà   đấu tranh dân chủ, những nhà bất đồng chính kiến, những người dân oan,  những người yêu nước biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng thì bị  bạo quyền cộng sản dùng bạo lực "giải phóng" đàn áp, đánh đập, bịt miệng đưa vào tù.

     Ba mươi chín năm nay, kể  từ khi nhuộm đỏ nửa phần còn lại của đất nước, bọn CSVN đã "giải phóng"  tan nát  quê hương ; "giải phóng" từng phần đất, biển của quê hương hiến dâng cho Tàu Cộng ; "giải phóng" tất cả quyền tự do căn bản của con người kể cả quyền sống bằng sự cai trị độc tài, độc ác, khát máu, bạo tàn, dã man, thú tính lẫn ngu dốt. Thế mà có những người từng là nạn nhân của "giải phóng" vẫn còn mê muội bởi những lời quyến dụ ngọt ngào như "Việt kiều yêu nước", "khúc ruột ngàn dặm", hoặc vì lợi ích riêng tư mà nhẫn tâm quên thù nhà nợ nước, trở về hợp tác với kẻ thù để được "giải phóng" thêm lần nữa. Không biết đến bao giờ họ mới thức tỉnh và sáng mắt ra ... buồn thay !

     Khi lũ cộng sản có quyền, có bạo lực trong tay thì họ sẵn sàng "giải phóng" những gì mà họ muốn chiếm đoạt. Vì thế hai chữ "giải phóng" của cộng sản được xem là "dùng bạo lực để ăn cướp". Lũ cộng sản ăn cướp quê hương để cai trị bằng chủ nghĩa độc tài, khát máu, bạo tàn ; Ăn cướp tài sản của người dân cũng như của quốc gia để làm giàu ; Ăn cướp đất cha, biển mẹ để dâng hiến hoặc bán cho giặc Tàu cộng ; Ăn cướp cuộc sống, quyền tự do cũng như mạng sống của người dân.

     Đó  là  những  gì  tôi  thấy  và  biết  về  hai  chữ "giải phóng" của chủ nghĩa cộng sản. Không  biết  đến  bao  giờ  lũ  CSVN bạo  tàn, khát  máu mới "giải phóng" được cái đỉnh cao ngu dốt, độc tài, độc ác trong đầu của họ hay họ chờ 90 triệu người dân đứng lên "giải phóng" họ ra khỏi thế giới này.

                                                                             May 28, 2014
                                                                          Hoàng Nhật Thơ

Friday, May 09, 2014

Đại Tá CS Đào Văn Nghệ tiết lộ động trời về gian tặc HCM & Đảng Chó CSVN. (Audio)


Những Cánh Đại Bàng Sau Cơn Bão Lửa.





 Mùa hè Cali có những cơn mưa bất chợt. Riêng buổi chiều nay dù ngoài trời chói chang nắng hạ nhưng trong lòng tôi mơ hồ như đang ngập những cơn mưa. Trước mặt tôi hôm nay là những cánh đại bàng đã phải trải qua một cơn bão lửa. Cái hình ảnh bi tráng ấy thực sự đã gây trong tôi bao điều cảm xúc.
Tôi được một người đàn anh, cũng là cấp chỉ huy của tôi ngày trước, mời đến tham dự Buổi Họp Mặt Khóa Võ Bị Đà Lạt của anh. Buổi họp măt được đặt tên: Bảy Mươi Tuổi Đời – Năm Mươi Tuổi Lính. Chỉ mới nghe qua cái tên thôi, cũng đủ cảm thấy ngậm ngùi. Bởi ở tuổi bảy mươi, liệu các anh còn được gặp lại nhau bao nhiêu lần nữa, để cùng nhắc nhớ một thời trẻ trung, trận mạc. Thời mà hầu hết các anh đã từng là những cánh chim đại bàng xoải cánh trên các trận chiến hào hùng, oanh liệt, nhưng cuối cùng đành phải chấp nhận một kết cuộc tức tưởi, oan khiên.
Cách đây năm mươi năm. Buổi sáng ngày 11.11.1960, hai trăm mười người trai trẻ, xếp bút nghiên chọn đời binh nghiệp, nhập học Khóa 17 VBQGVN. Vì nhu cầu chiến trường, họ đã ra trường sớm hơn dự định. Chỉ sau các niên trưởng Khóa 16 ba tháng. Ngày 30.3.1963, đúng một trăm tám mươi Tân Thiếu Úy tốt nghiệp, hành trang văn võ song toàn, như những cánh chim non rời tổ với đôi cánh sẵn sàng thử thách trước phong ba, theo những mũi tên từ chiếc cung của vị thủ khoa Vĩnh Nhi, bay đi khắp bốn phương trời lửa đạn.
Hôm nay, sau bao vinh nhục, thăng trầm, những chàng trai trẻ ấy giờ đã trên dưới bảy mươi. Từ khắp nơi qui tụ về đây với những mái đầu đã bạc. Nếu không phải vì cái tình đồng môn Võ Bị, có lẽ hầu hết đều đang sống lặng lẽ ở đâu đó, như những cánh đại bàng sau cơn bão lửa, xếp mảnh tàn y giữ lấy cho mình một chút hào khí ngày xưa, dư âm của một thời tung hoành ngang dọc, sống chết cùng đồng đội anh em, để tạm quên bớt phần nào đau đớn từ những vết thương không lành được trong lòng.
Gặp lại nhau, gọi tên nhau mừng rỡ. Ngỡ mình như những chàng sinh viên sĩ quan trai trẻ, ngày nào đứng trên đỉnh Lâm Viên với hào khí ngút trời. Nhựng rồi sau khi hướng về lá Quốc Kỳ cùng hát bài Quốc Ca năm xưa, tất cả đều thấy lòng chùng xuống. Bởi còn có một điều gì đó làm họ đau đớn hơn vết thương trong lòng họ: Quê Hương và Bạn Bè đã mất. Chương Trình được bắt đầu bằng Buổi Lể Tưởng Niệm Truyền Thống Võ Bị, tưởng nhớ và tạ tội cùng Núi Sông, đồng đội, đặc biệt những đồng môn Võ Bị đã hy sinh, mà họ đã chưa trả được món nợ máu xương này. Những mái đầu bạc lại cúi xuống ngậm ngùi, thổn thức theo từng lời bi hùng như phảng phất đâu đây bao oan hồn tử sĩ, của bài truy điệu mà tác giả là vị Chị Huy Trưởng lỗi lạc vang tiếng một thời:

"Lúc bấy giờ... 
Nơi cánh đồng chiêm Bắc Việt
Bên con rạch nhỏ Đồng Nai
Trong cánh rừng sâu Trung Việt 
Phút chốc... Liệt vị... đã trở nên người thiên cổ 
Sự nghiệp đang công đeo đuổi 
Thôi cũng đành đứt đoạn nửa đường 
................ 
Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến 
Đám sương mù tàn tạ mảnh chinh y... 
................... 
Chí tuy còn mong tiến bước 
Nhưng sức không kham nổi đoạn đường."
Trên bàn thờ, tám mươi hai ngọn nến được thắp lên, tượng trưng cho tám mươi hai vị đồng môn đã lần lượt hy sinh lẫm liệt ngoài chiến trường, hay bị giết dã man trong các trại tù Cộng Sản. Con chim đầu tiên gãy cánh, Thiếu úy Phan Tất Trí, chỉ mới bảy ngày sau khi trình diện Sư Đoàn 2 BB, đã anh dũng hy sinh. Thiếu úy Đặng Ngọc Khiết, trưởng toán Biệt Kích Delta, nhảy xuống miền Bắc, sa vào tay giặc, bị xử tử tại chợ Ninh Bình năm 1964. Vị thủ khoa Vĩnh Nhi, với biết bao hào quang đón chờ trước mặt, cũng đã bỏ mình bên bờ sông Bảo Định, Mỹ Tho, vào buổi chiều mồng ba Tết Mậu Thân. Người mang cấp bậc cao nhất, Đại Tá Võ Toàn, vị Trung Đoàn Trưởng nổi danh của SĐ1BB, đã mất theo cùng vận nước vào ngày cuối cùng của Quân Đoàn I. Xác thân ông nằm lại ở một nơi nào đó trên quê nhà. Và người tử trận cuối cùng, vào giờ thứ 25 cuộc chiến: Trung Tá BĐQ Đoàn Đình Thiệu, hy sinh vào lúc 10 giờ sáng ngày 30.4.75 tại Mặt Trân Phú Lâm, khi quyết tử chiến cản đường địch quân tiến chiếm Sài Gòn. Sau ngày cuộc chiến kết thúc trong tức tưởi, Trung Tá Võ Vàng, một cấp chỉ huy nổi danh ngay từ lúc còn là Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, bị bọn CS giết một cách man rợ và hèn mạt tại trại tù Kỳ Sơn, Quảng Nam. Trung Tá Huỳnh văn Lượm, vị Lữ Đoàn Phó của binh chủng TQLC hào hùng, cũng đã chết một cách đau lòng trong trại tù Z30A Xuân Lôc. Tôi cũng thấy đau nhói trong lòng khi được nghe các anh kể lại một đồng môn tài ba, sống anh hùng và chết hiên ngang: Trung tá Phan ngọc Lương, một tiểu đoàn trưởng nổi danh ở SD 1 BB bị trọng thương, cụt chân và phải giải ngũ năm 1972. Sau đó anh làm quân ủy trung ương của đảng Đại Việt, được Tướng Ngô Quang Trưởng mời làm cố vấn chính trị cho Ông. Sau ngày miền Trung mất vào tay giặc, anh tổ chức và tham gia hoạt động quân sự chống lại nhà cầm quyền cộng sản. Không may, anh cùng một số chiến hữu lãnh đạo sa lưới và bị tử hình vào ngày 9 tháng 9 năm 1979. Đúng vào một ngày gió mưa tầm tã. Cái chết oai hùng của anh gây rất nhiều xúc động cho nhân dân thành phố Huế.
Hôm nay, cũng có mặt bà quả phụ Võ Vàng và cháu Võ Hải, trưởng nam của Đại Tá Võ Toàn, đến họp mặt cùng với những đồng môn của phu quân, thân phụ, mang theo nỗi niềm cùng ánh mắt u uẩn của người thân đã mất. Tiếng chiêng trống cùng âm vang não nùng của bài truy điệu làm nhiều người rơi lệ, dẫu nước mắt của họ có lẽ đã khô cằn cạn kiệt. Trong hội trường, hầu hết những vị đã từng là Trung Đoàn Trưởng Bộ Binh, Liên Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, Liên Đoàn Phó Biệt Cách Nhảy Dù, Phi Đoàn Trưởng Không Quân và một số vị Tiểu Đoàn Trưởng nổi danh trên trận mạc. Tôi hình dung tới những cánh đại bàng từng một thời oai phong lẫm liệt trên khắp các chiến trường mịt mù lửa đạn. Sau ngày mất nước, hầu hết đều bị kẻ thù giam cầm hành hạ hơn 13, 14 năm trong các trại tù Nam-Bắc. Ngày trở về, cũng có bao gia đình chia lìa tan tác. Vậy mà trong gần hai ngày được ở bên cạnh họ, tôi không hề nghe một ai tự ngợi ca thành tích, chiến công, hay có một lời oán trách các vị chỉ huy, những Tướng Lãnh đã bỏ họ ra đi trong giờ phút tử sinh.
Đứng trước họ, tôi cảm thấy mình thật nhỏ nhoi. Thoáng xấu hổ về những chiến công, tù tội, cùng sự mất mát đã từng kể lể với bạn bè. Tôi cũng đã từng bị thương tích trong chiến tranh, tù đày ở các trại tù Nam- Bắc. Cha tôi cũng đã bị chết trong một trại tù khi ở tuổi 70. Vợ con tôi cũng đã phải sống cảnh nheo nhóc khốn cùng sau ngày mất nước. Nhưng so với họ, các điều ấy trở nên quá đỗi bé nhỏ, tầm thường. Ngày xưa, tôi đã từng ngưỡng mộ họ, khi họ là những con đại bàng lẫm liệt tung cánh trên khắp miền trận mạc, thì hôm nay, tôi vô cùng cảm phục, dẫu cung kiếm không còn, họ chỉ là những con đại bàng thương tích, mỏi mòn với năm tháng tha hương. Nhưng ở đâu đó trong họ, tôi vẫn bắt gặp hào khí của người lính chiến, lòng vị tha và nhất là tư cách của một cấp chỉ huy.
Tôi lại nhớ tới cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tôi nghiệp cho điều mong ước và những dự tính của của Ông đã phải đứt đoạn nửa đường. Khi quyết định thành lập Trường Võ Bị Quốc Gia, Ông luôn kỳ vọng vào những sĩ quan trẻ tuổi, xuất thân với đầy đủ khả năng văn võ để trở thành những vị Tướng Lãnh liêm khiết tài ba, lãnh đạo Quân Đội, Đất Nước sau này. Tiếc là vận nước điêu linh quá sớm. Chỉ cần vài ba năm nữa, trong số những người đứng trước mặt tôi hôm nay, sẽ có nhiều vị Tư Lệnh tài đức vẹn toàn, giữ vững được giang sơn.
Khóa 17 được chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm đặt tên Lê Lai. Có lẽ cái tên này đã quyện vào số mệnh của họ. Dù tài ba thao lược đến đâu, cuối cùng họ cũng chỉ là những Lê Lai, mà không bao giờ có thể trở thành Lê Lợi được.
Người đàn anh của tôi hôm nay, cũng từng là một vị Trung Đoàn Trưởng trẻ tuổi, thao lược can trường. Chiến thắng Kontum và giữ vững được Cao Nguyên trong Mùa Hè Đỏ Lửa , anh đã góp một phần không nhỏ. Ngày 13.03.75, khi cùng toán quân đầu tiên của Trung Đoàn từ Hàm Rồng, Pleiku đổ xuống Phước An, biết tình hình không thể nào cứu vãn được Ban Mê Thuột, nơi có vợ con mình ẩn trốn trong trại gia binh, anh vẫn hiên ngang đi đầu cùng những người lính khinh binh. Từng đoàn xe tăng T 54 và đại quân Cộng Sản theo QL 21 tràn xuống Khánh Dương, bao vây Bộ Chỉ Huy nhẹ của anh trên đỉnh đèo Chu Cúc, anh cùng vị Sĩ Quan Hành Quân thoát được vòng vây. Nhưng đó cũng chính là lúc anh cảm thấy tuyệt vọng nhất trong suốt cả đoạn đời binh nghiệp. Bị tù đày hơn 13 năm. Sang Mỹ muộn màng theo diện HO, nhờ trình độ Anh Văn khá, anh kiếm được việc làm sớm đủ để lo lắng cho các con ăn học. Bây giờ anh sống lặng lẽ cùng với gia đình ở ngoại ô thành phố San Jose, làm thơ Hoa Tâm và nghiên cứu về Thiền Học. Gặp lại anh em đồng đội cũ, anh luôn dang rộng hai tay như muốn ôm lấy hết cái tình huynh đệ, một thời cùng sống chết bên nhau. Và chỉ có những lúc ấy, chúng tôi mới nhìn thấy đôi mắt anh sáng lên cùng với nụ cười rạng rỡ.
Nếu trong sách sử, có những trang từng ca tụng những người lính chiến bại, thì hôm nay, tôi xin được viết thêm những dòng nhỏ nhoi này để xin ca ngợi các anh, những cánh đại bàng hào hùng sau một cơn bão lửa, vẫn luôn giữ được hào khí và cung cách của mình. Cho dù, đối với các anh, bất cứ một lời ca tụng nào cũng đã trở thành phù phiếm, thừa thải tự lâu rồi.
Đất nước đang ngày một tan tác điêu linh trong tay của đám người bất lương chiến thắng. Nhất định có lúc, dân tộc sẽ viết lại những bản hùng ca dành cho những người bại trận oan khiên tức tưởi năm xưa.

Phạm Tín An Ninh

Nghị Quyết Ngày Quốc Hận 2014 Tại Michigan..


Nhớ Thương !



Ngồi đây hiu hắt lặng thinh
Người đi để lại cuộc tình đơn côi
Nghe mưa lòng chợt bồi hồi
Nhớ thương ngày cũ êm trôi tháng ngày
Cỏ úa ngập lối ban mai
Nơi xa anh có thở dài không anh
Chốn này em vẫn chờ anh
Cho dù là mộng mong manh vẫn chờ
Biết rằng tình ấy ơ hờ
Chốn đây duyên phận thẫn thờ vùi chôn 
Còn đâu hỡi những nụ hôn
Bây giờ xa cách cho hồn ngẩn ngơ

08.05.2014
An Bình Ca