Sunday, November 24, 2013

Tổng Thống Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.


(26.10.1956- 26.10.2013) KỶ NIỆM 57 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH CỦA NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA. Chính phủ nước Việt Nam Cộng Hòa được chính thức thành lập vào ngày 29.10.1955, và ra mắt hàng vạn đồng bào tại dinh Độc Lập. *Việt Nam là một nước Việt Nam Cộng Hòa. * Quốc trưởng được lấy danh hiệu là Tổng Thống VNCH. * Một Ủy Ban được thiết lập để soạn thảo dự án Hiến Pháp. *Các luật lệ hiện hành vẫn tạm giữ nguyên. Tất cả những nhân vật trong chính phủ cũ được lưu lại Xữ Lý Thường Vụ theo Sắc lệnh sô1/ Tổng Thống Phủ. 29.10.1955 THÀNH LẬP NỘI CÁC ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA: Đây là nội các được lưu dụng lại theo săc lệnh số 1. Tổng Thống kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng: Ngô Đình Diệm Bộ Trưởng Nội Vu: Bùi văn Thinh Bộ Trưởng Tư Pháp: Nguyễn Văn Sĩ Bộ Trưởng Ngoại Giao: Vũ văn Mẫu Bộ Trưởng Tài Chính và Kinh Tế: Trần Hữu Phương Bộ Trưởng Thông Tin: Trần chánh Thành Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dụcvà Thanh Niên: Nguyẽn Dương Đôn. Bộ Xã Hội Y Tế: Vũ Quốc Thông Bộ Trưởng Lao Động: Huỳnh Hữu Nghĩa Bộ Trưởng Canh Nông: Nguyễn Công Viên Bộ Trưởng Bộ Công Chánh: Trần Văn Mẹo Bộ trưởng Bộ Điền Thổ và Cải Cách Điền Địa: Nguyễn Văn Thời Bộ Trưởng Đại Diện Phủ Thủ Tướng Nguyễn Hữu Châu Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng: Trần Trung Dung. Đứng đầu ngành hành pháp là tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Ứng cử viên được ra tranh cử ba nhiệm kỳ liên tiếp. Hiệp trợ ngành hành pháp là Nội các gồm 14 bộ trưởng. Lập pháp có Quốc hội chỉ có một viện duy nhất gồm 123 dân biểu với nhiệm kỳ ba năm chọn theo từng đơn vị bầu cử. Phong trào Cách mạng Quốc gia chiếm 66 ghế, cộng thêm những đảng thân chính phủ thì khối này chiếm 101 ghế. Đảng phái và Số ghế Phong trào Cách mạng Quốc gia 66 Tập đoàn Công dân Vụ 18 Đảng Công nhân 10 Phong trào Tranh thủ Tự do 7 Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập) 2 Đảng Đại Việt (đối lập) 1 Độc lập (không liên kết) 19 Sau đây là một số nét tiêu biểu về các hoạt động của Chính Phủ Ngô Đình Diệm trong những ngày đầu thành lập: *Ngày 4.3.1956, ngày đầu phiếu tổng tuyểng cử Quốc Hội Lập Hiến nước VNCH. *Ngày 8.3.1956 Tướng Trần Văn Soái cùng với 1.056 sĩ quan và 4.600 binh sĩ Hoà Hảo, dự lễ hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm tại Cái Vồn. *Ngày 15.3.1956 Khai mạc khoá họp đầu tiên. Niên trưởng là Ông Dư Phước Thiện sinh năm 1889, người ít tuổi nhất là ông Đinh Thế Sĩ. *Ngày 22.3.1956 Dân Biểu Trần văn Lắm được bầu làm Chủ Tịch Quốc Hội. *Ngày 30.3.1956 Ký thỏa hiệp Việt Pháp về việc triệt thoái hết quân đội Pháp trước ngày 30.6.1956. * Ngày 25.4.1956 Quân đội Pháp rút hết khỏi Việt Nam. * Ngày 31,7.1956 Quốc Hội bàn về Quốc Kỳ và Quốc ca, không chọn được cờ và bài hát nào, quyết định hoãn bàn. *1.8.1956 Quốc Hội gia hạn dự thi Quốc kỳ và Quốc ca VNCH tơi ngày 15.9.1956. *Ngày 5.10.1956, có thông tư và thông báo vê việc cấm dùng tiếng "Cụ" khi viết hoạc nói chuyện với Tổng Thống, được phép gọi Tổng Thống hoặc Ngô Tổng Thống. Không được dùng tiếng " Ngài" củng như " Ngài Tỉnh Trưởng". Quốc phục là áo lam, khăn đen, ngày đại lể. *Ngày 17.10.1956 Quốc Hội tuyên bố không chọn được bản quốc ca hay mẫu quốc kỳ nào khi dự thi, có tổng cộng 350 mẵu cờ và 50 bài nhạc đã dự thi. *Ngày 26.10.1956 TUYÊN BỐ HIẾN PHÁP VNCH. Dân chúng được phép đốt pháo 3 ngày ăn mừng ngày QUỐC KHÁNH 26, 27, 28.10.1956. Thuế chợ được miển trong ngày quốc khánh 26.10.1956. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã để lại trọn vẹn sự quý mến của toàn quân, toàn dân miền nam VN! Công đức của Ông đã là một vết son trong việc thành lập một quốc gia son trẽ và hùng mạnh như VNCH. Gia tài quý giá nhất mà ông đã để lại trong tư tưởng người miền Nam, đó là ý thức sâu sắc về Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập và Dân Sinh Hạnh Phúc. Ông là một tấm gương sáng chói trong việc DỰNG NƯỚC và CHỐNG CỘNG SẢN XÂM LĂNG miền Nam VN. ĐỌC THÊM: 1.VNCH - Nạn Nhân Của Chính Sách NGẬM MÁU PHUN NGƯỜIhttp://www.nhohue.org/vnch011.htm 2. Tài liệu về VNCH của tác giã Pham Kim Vinh http://giaocam.saigonline.com/HTML-P/VSPhamKimVinh/PhamKimVinhTTTaiLieuDeNhatVNCH.pdf 3. HIẾN PHÁP NƯỚC VNCH: http://www.buinhuhung.com/TT_ND_Diem/Hien_Phap_VNCH_1956.htmNguyen Thi Hong, ngày 25.10.2013

No comments:

Post a Comment