Tuesday, August 07, 2012

Tuổi Trẻ Trên Dòng Lịch Sử.

Các bạn trẻ trong và ngoài nước thân mến,
Từ khi Vua Hùng lập quốc cho đến nay, Việt Nam đã trải qua hơn 4 ngàn năm lịch sử. Một phần trong giai đoạn dựng và giữ nước của tiền nhân trên dòng sông lịch sử bị đắm chìm trong 1,000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm đô hộ bởi giặc Tây ... chúng ta đều có những anh hùng, nữ lưu hào kiệt xuất thân từ giới trẻ đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ giang sơn ... vì thế tuổi trẻ được xem là nguồn nhân lực dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú không bao giờ cạn kiệt của quê hương ... Tuổi trẻ là rường cột nước nhà, là tương lai của đất nước.
Trở ngược dòng lịch sử từ ngàn năm trước ... đứng trước hiểm họa mất nước bởi sự xâm lăng của giặc Tàu và Mông Cổ ... thế hệ trẻ thời đó ý thức được trách nhiệm của người con dân Việt khi Tổ Quốc lâm nguy ... Họ đã đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, đập tan dã tâm xâm lược của Trung Quốc, bẻ gãy vó ngựa xâm lăng của đoàn quân Mông Cổ bách chiến bách thắng khi giẫm lên mảnh đất nước Nam ... bảo toàn lãnh thổ để dòng sử Việt có những anh hùng dân tộc kiệt xuất tiêu biểu cho giới trẻ được lưu truyền đến ngàn đời sau còn nhắc nhớ.
 @_Dưới thời nhà Hán đô hộ nước ta, vì căm hận Tô Định cai trị hà khắc và độc ác lại thù Tô Định giết chồng, nên vào tháng 3 năm Canh Tý 40 bà Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị khởi binh chống quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô là Mê Linh, đánh đuổi Tô Định chạy về nước. Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu 41, nhà Hán cho Phục Ba tướng quân Mã Viện sang xâm lược nước Nam.
Tháng Giêng năm Nhâm Dần 42, Mã Viện tiến quân sang đánh nhau với quân của hai Bà. Quân Nam lúc bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai. Hai bà thấy thế giặc mạnh không thể chống nổi bèn lui quân về giữ Cẩm Khê.
Năm Quý Mão 43, Hai Bà Trưng chống cự quân nhà Hán, thế cô bị thua. Hai Bà không muốn lọt vào tay giặc nên đã nhảy xuống sông Hát Giang tự vận. (nhạc Đêm Mê Linh)
@_Hai trăm năm sau khi Hai Bà Trưng tuẫn tiết, Nước Việt bị đặt dưới sự đô hộ tàn ác của nhà Đông Ngô. Năm Mậu Thìn 248, một trang nữ lưu đã đứng lên khởi binh chống lại sự đô hộ khi bà mới 22 tuổi. Các nghĩa binh thấy bà làm tướng can đảm bèn tôn làm chủ tướng và gọi bà là Nhụy Kiều tướng quân tức là Bà Triệu Ẩu.
Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh, vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận sang làm thứ sử Giao Châu, An Nam, đem theo 8000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hổ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập. Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được 5, 6 tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn 248, lúc mới 23 tuổi.
Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng con, Bà Triệu nói 1 câu nổi tiếng "Tôi chỉ muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ngư ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tí thiếp cho người".
@_Năm 938, danh tướng Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chinh thức kết thúc hơn một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua trị vì từ năm 939-944 và ông cũng là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. (nhạc Bạch Đằng Giang)
@_Đời nhà Tiền Trần dưới triều đại Vua Trần Thái Tông (1225-1258, một người thanh niên tuổi trẻ tên Trần Quốc Tuấn đã trở thành vị danh tướng kiệt xuất Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân Nguyên Mông lần đầu vào năm 1258 khi ông vừa mới 26 tuổi. Đầu năm 1285 dưới triều đại Vua Trần Nhân Tông tức là 27 năm sau, quân Nguyên Mông lại xua quân ào ạt xâm lăng lần thứ hai, tiến công vào vùng Thanh Hóa, Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không, nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân. Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Vua Trần lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khẳng khái trả lời "Bệ Hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng". Khí khái và can trường thay trong câu nói của một vị danh tướng hết lòng vì đất nước.
Tháng 5 năm 1285, Ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp ... quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông. Cuối năm 1287 dưới triều đại Vua Trần Nhân Tông, nhà Nguyên xua quân xâm lược nước Nam lần thứ ba. Lúc này danh tướng Trần Hưng Đạo đã 55 tuổi nhưng ông vẫn can trường anh dũng chỉ huy lãnh đạo quân Nam tiêu diệt đoàn quân lương của giặc ở Vân Đồn, chủ tướng của giặc là Thái Tử Thoát Hoan phải rút lui nhưng danh tướng nước Nam, Trần Hưng Đạo bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư âm lịch năm Mậu Tý 1288. Thoát Hoan nghe tin đội quân thủy đã vỡ tan, liền dẫn tàn quân tháo chạy về nước, dọc đường bị quân Việt chận đánh tan tác ... Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước.
Tháng Tư (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1289, luận công đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo Đại Vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp là nơi ông được phong ấp, nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Tháng Sáu âm lịch năm Canh Tý 1300, Ông lâm trọng bệnh và mất ngày 20 tháng 8 cùng năm. Ông thọ khoảng 70 tuổi. Nghe tin Ông mất, triều đình nhà Trần phong tặng Ông là "Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được dân tộc tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng hơn cả là Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi Ông lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
@_Đời nhà Trần, Dưới triều đại Vua Trần Phế Đế, một người thanh niên tuổi trẻ tên Lê Lợi đã chiêu mộ nghĩa quân, ông chỉ huy và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong 10 năm kháng chiến chống giặc Minh lúc ông được 33 tuổi.
Sau khi bức Vua Trần dời đô từ Thăng Long về Tây Đô Thanh Hóa và giết hằng loạt quần thần trung thành với nhà Trần. Tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu lập nên nhà Hồ.
Triều đình nhà Minh, Trung Quốc nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đã đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Hồ Quý Ly liên tục bị thất bại và đến tháng 6 năm 1407. Vương triều Hồ và nước Đại Ngu sụp đổ.
Nhà Minh thực hiện chích sách xóa bỏ nền văn minh sông Hồng bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt khiến dân Việt uất ức, căm giận. Hơn 1000 năm, các triều đình Trung Quốc không đồng hóa được văn hóa Việt nên việc làm của nhà Minh đã đem lại một kết quả xấu cho sự đô hộ của họ.
Mùa Xuân năm Mậu Tuất 1418, người anh hùng áo vải Lê Lợi đã cùng những anh hùng hào kiệt như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lư Nhân Chú ... tất cả 50 vị tướng văn và võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Ông tự xưng là Bình Định Vương kêu gọi toàn dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân Minh xâm lược để cứu nước.
Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn thường chỉ thắng những trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Có những lúc Lê Lợi chỉ còn một mình trốn chạy. Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn, ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh. Một lần bị quân Minh vây gắt ở Chí Linh ( có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ dưới quyền hết lương thực, tướng dưới quyền là Lê Lai theo gương Kỷ Tín (tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang thời chiến tranh Hán Sở) phải đóng giả làm Lê Lợi dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lãnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị quân Minh giải về Đông Quan và bị giết.
Sau khi dẹp tan quân Minh, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô Đại Cáo để báo cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh. Đây là áng văn chương nổi tiếng, rất có giá trị đời Lê, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, tức là Vua Lê Thái Tổ chính thức dựng lên vương triều nhà Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai 1430.
Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế kỷ 10, Đại Việt có nguy cơ trở lại thành quận, huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm cai trị của nhà Minh tại Đại Việt và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến.
Theo sách "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" thì Lê Thái Tổ là vị vua nhiệt tình, hăng hái dấy nghĩa quân đánh dẹp giặc Minh trong 10 năm. Đến khi lên ngôi, Ông đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, thành lập phủ, huyện, thu nhập sách vở, mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp.
Vua Lê Thái Tổ lên ngôi được 5 năm thì qua đời vào ngày 22 tháng 8 nhuận âm lịch năm 1433, được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, hưởng thọ 49 tuổi. Vì nhớ công Lê Lai đã chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, ông dặn lại đời sau phải làm giỗ Lê Lai trước giỗ ông 1 ngày. Vì thế đời sau truyền lại câu "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".
@_Thời Hậu Lê, dưới triều đại vua Lê Hiến Tông (1717-1786), có 3 người thanh niên trẻ tuổi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài của hai tập đoàn phong kiến, Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này và nhà Hậu Lê. Đó là ba anh em nhà Tây Sơn, Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ cũng là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh Trung Quốc từ phía Bắc.
Năm 1771, lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Nhạc cất binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chính quyền chúa Nguyễn tại Tây Sơn. Trong giai đoạn xây dựng thế lực, Nguyễn Huệ đã giúp anh mình là Nguyễn Nhạc xây dựng kinh tế và huấn luyện quân sự lúc ông được 18 tuổi.
Về sau, quân của Nguyễn Nhạc không chống nổi quân của chúa Nguyễn, thành Gia Định bị thất thủ và sau đó ông liên tiếp thua trận. Nguyễn Nhạc tuổi cao, lắm bệnh, bất lực không thể cứu ứng cho Nam Bộ nên đã nhường ngôi hoàng đế, đất đai và binh quyền cho Nguyễn Huệ và thỉnh cầu ông vào cứu. Để chuẩn bị Nam tiến, Nguyễn Huệ tổng động viên binh lính, ngày đêm tập luyện. Tuy nhiên, khi ông chưa kịp tiến vào Nam thì được tin Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu viện hoàng đế nhà Thanh là vua Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng Đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống vượt Ải Nam Quan vào Đại Việt chiếm đóng Thăng Long. Các tướng giữ Bắc Hà của ông lui về giữ Biện Sơn cố thủ.
Ngày 22/11 năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung.
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân 1788, đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét và nghiên cứu tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mùng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh và vào ăn Tết ở Thăng Long.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, dưới sự chỉ huy và lãnh đạo trực tiếp của Quang Trung Đaị Đế, tinh thần ba quân tướng sĩ dâng cao mãnh liệt và với một niềm tin quyết chiến, quyết thắng đã tiến công như vũ bão đánh tan đạo quân xâm lược nhà Thanh, kết quả là chủ tướng của giặc Sầm Nghi Đống phải tự vận, Ông vua "cõng rắn cắn gà nhà" Lê Chiêu Thống phải chạy theo Tôn Sĩ Nghị thoát thân qua bên kia biên giới.
Như vậy, sớm hơn dự kiến ... chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng chào đón của người dân. (nhạc Đại Phá Quân Thanh)
Vua Quang Trung là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn ở ngôi từ 1778-1792 sau Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những nhà lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, ông được xem như là một danh tướng, một vị hoàng đế kiệt xuất của Việt Nam.
Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, ông lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40.
Nước Nam là một quốc gia nhỏ bé, tài nguyên thiên nhiên phong phú với một dân tộc hiền hòa nên nhiều lần bị Trung Hoa xâm lăng và đô hộ trên 1,000 năm với 4 lần Bắc thuộc như sau :
@_Lần thứ nhất " Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc khoảng năm 179 TCN đến năm 39. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 218 năm.
@_Lần thứ hai : Sau khi Hai Bà Trưng thất bại, nhà Hán đã cai trị nước Nam từ năm 43 đến năm 543. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 2 ngót 500 năm.
@_Lần thứ ba : Năm 602, Việt Nam rơi vào thời Bắc thuộc lần thứ 3. Việt Nam bị xếp làm một châu của nhà Tùy, gọi là Châu Giao. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Việt Nam thành thuộc địa của Đại Đường. Thời gian Bắc thuộc lần thứ 3 kéo dài hơn 300 năm từ 602 đến năm 905.
@_Lần thứ tư : Mãi đến năm 1407, Việt Nam bị Bắc thuộc lần thứ 4 từ 1407 đến 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thời Bắc thuộc này chỉ kéo dài 20 năm.
Sau khi chấm dứt sự đô hộ của Trung Hoa trên 1000 năm, dòng sử Việt thăng trầm qua nhiều thời đại và mở mang bờ cõi xuôi nam đến tận Mũi Cà Mau. Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn sụp đổ hoàn toàn cho đến khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Người Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ 19.
Triều nhà Nguyễn có thể được chia làm hai giai đoạn riêng biệt. Giai đoạn độc lập và giai đoạn bị đế quốc Pháp xâm lăng đô hộ. Giai đoạn độc lập (1802-1858) là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước kéo dài 56 năm và trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Giai đoạn bị Pháp xâm lăng đô hộ (1858-1945) là giai đoạn kể từ việc quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị.
Trong thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam, đã có nhiều anh hùng tuổi trẻ yêu nước đứng lên chống quân xâm lược như :
_Nguyễn Trung Trực (1839-1868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, Việt Nam. Ông sinh ra duới thời Minh Mạng, ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Dương.
Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phiêu bạt vào Nam ở làng Bình Nhựt, huyện Cửu An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới. Không rõ năm nào lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận (nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).
Tháng 2 năm 1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân dân chài nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định.
Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ ngày 25/2/1861, Nguyễn Trung Trực về Tân An. Đến ngày 12/4/1861, thành Định Tường thất thủ, quân Pháp kiểm soát vùng Mỹ Tho, thường những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động.
Vào khoảng sáng ngày 10/12/1961, Nguyễn Trung Trực cùng Phó quân binh Huỳnh Khắc Nhượng, Tán quân Nguyễn Học, Võ Văn Quang và hương thôn Hồ Quang Chiêu ... tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến của Pháp. Sau sự việc này, quân Pháp dẫn quân đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù.
Sau khi đốt được tàu của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24/6/1867. Không theo lệnh triều đinh rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật khu ở Sân chim, tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Bìên Tỉnh Kiên Giang. Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) lập thêm căn cứ kháng Pháp.
Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số đó có cả hương chức, nhân dân Việt-Hoa-Khmer), vào 4 giờ sáng ngày 16/6/1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang của cộng sản). Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt 5 sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền.
Hai ngày sau, 18/6/1868, một số sĩ quan Pháp nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 1/6/1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc lập chiến khu tại cửa cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.
Tháng 9/1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Văn Tấn, còn được gọi là Huỳng Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này Tấn trở thành cộng sự cho Pháp) cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.
Có người kể rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và bị đưa về giam ở Sài Gòn. Nhưng theo lời khai ít ỏi của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giam cầm ở Khám Lớn Sài Gòn, thanh tra bổn quốc sự vụ thì sự việc như thế này, trích biên bản hỏi cung :
"Tôi cho biết rõ rằng tôi đã tự ý quy thuận lãnh binh Tấn vì hắn đến đảo, hắn viết thư yêu cầu tôi quy hàng, vì chúng tôi bị bao vây trong núi không có gì để sống, tôi bảo một người dân trói và dẫn tôi đến Tấn. Nếu tôi muốn tiếp tục chiến đấu, hắn không bắt tôi được dễ dàng như thế".
Rất tiếc bản báo cáo của lãnh binh Tấn gửi cho thống đốc Nam Kỳ về việc bắt Nguyễn Trung Trực đã bị thất lạc từ ngày 23/5/1950, vì thế sự việc chưa được tường tận.
Ngày 27/10/1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông về Rạch Giá và đưa ra hành hình tại chợ Rạch Giá, ông hưởng dương khoảng 30 tuổi.
Tương truyền, trước khi bị hành quyết, Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ :
Thư kiếm tùng nhưng tự thiếu niên,
Yêu gian đàm khí hữu long tuyền
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa
Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.
Thi sĩ Đông Hồ dịch :
Theo việc binh nhưng thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài,
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.
Ông đã để lại đời sau một câu nói cho tất cả người yêu nước như sau :
"Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người  Nam đánh Tây".
Người dân thị xã Rạch Giá lập đền thờ ông và kính trọng ông như một vị thần vì thế đền thờ ông còn được gọi là Đình Thần Nguyễn Trung Trực, trước cổng đình thường có 2 câu thơ đối trong bài thơ Điếu Nguyễn Trung Trực của danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt.
Hỏa Hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Thái Bạch dịch thơ :
Lửa bừng Nhật Tảo rêm trời đất,
Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần.
_62 năm sau kể từ khi ông Nguyễn Trung Trực bị Pháp hành hình, người sinh viên Nguyễn Thái Học và cũng là nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp để thành lập một nước độc lập Việt Nam Dân Quốc. Ông sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927 và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp áp giải từ ngục thất Hỏa Lò ở Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 12 đảng viên VNQDĐ sáng sớm ngày 17/6/1930.
Ông sáng lập VNQDĐ khi ông vừa 25 tuổi đời, khởi nghĩa chống thực dân thất bại và thọ án tử hinh khi vừa đúng 26 tuổi.
Ông và 12 đảng viên không một chút sợ hãi khi lên đoạn đầu đài và mang nước Việt thân yêu vào lòng khi khẳng khái hô to "Việt Nam Vạn Tuế" trước khi đầu lìa khỏi cổ. Ông đã để lại cho thế hệ trẻ đời sau một câu nói bất hủ "Không thành công cũng thành nhân".
Thực dân Pháp chỉ tồn tại đến tháng 3/1945 khi Nhật lật đổ Pháp trên toàn bộ Đông Dương.
Ngày 19/8/1945, Hồ Chí Minh lãnh đạo mặt trận Việt Minh cướp chính quyền ở miền Bắc.
Giữa tháng 9/1945, quân đội Pháp quay trở lại  Việt Nam và phong trào toàn quốc kháng chiến chống Pháp đã khởi sự.
Ngày 7/5/1954, Pháp thua tại mặt trận Điện Biên Phủ. Chiến tranh Đông Dương kết thúc và Pháp trao trả quyền độc lập cho Việt Nam.
Ngày 20/7/1954, Hồ Chí Minh và Chính Phủ Pháp ký Hiệp Định tại Geneve chia đôi đất nước Việt Nam. Con sông Bến Hải tại vĩ tuyến 17 được dùng làm ranh giới giữa hai miền Nam Bắc.
Chiến tranh Đông Dương đã kết thúc và Việt Nam đã được trao trả độc lập nhưng tại sao Hồ Chí Minh phải chia đôi đất nước ... Chia đôi đất nước không đơn giản là cho người dân hai miền sống thanh bình, tự do chờ ngày tổng tuyển cử mà Hồ Chí Minh dùng miền Bắc để làm căn cứ địa phát triển và củng cố thế lực đảng CSVN và cũng để dùng miền Bắc làm kho chứa vũ khí, đạn dược từ sự viện trợ của khối CSQT để thực hiện một âm mưu đen tối và thâm độc là cưỡng chiến miền Nam, nhuộm đỏ cả quê hương, bành trướng chủ nghĩa CS nơi vùng Đông Nam Á theo lệnh của quan thầy Nga Sô & Trung Cộng.
Trong thời kỳ chín năm kháng chiến chống Pháp, nhiều người yêu nước của Miền Nam đã đứng lên góp công sức đánh đuổi thực dân Pháp. Năm 1954, cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc, một số người yêu nước đã đặt lầm lòng yêu nước và cuộc đời vào bàn tay của tên cáo già Hồ Chí Minh nên đã tập kết ra Bắc tiếp tay với đảng CSVN gây ra một cuộc chiến tương tàn trên quê hương suốt 20 năm và đã cưỡng chiếm Miền Nam ngày 30/4/1975, đảng CSVN thống trị toàn cõi quê hương đến hôm nay đã trên 37 năm, đảng xem người dân như là nô lệ phải cúi đầu ngậm miệng phục vụ đảng ... đảng cai trị người dân bằng bạo lực độc tài, bạo tàn, khát máu ... điều hành đất nước bằng lòng tham, ngu dốt và phản quốc ; Một số nhà trí thức ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản và số đông dân quê chất phác của Miền Nam đã bị những lời tuyên truyền mị dân và bàn tay phù thủy của Hồ Chí Minh dựng nên cái bình phong "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" ngày 20/12/1960 để che mắt thế giới và cũng để dối gạt người dân Miền Nam lẫn người dân Miền Bắc trong công cuộc thôn tính Miền Nam, nhuộm đỏ cả quê hương bằng chiêu bài "chống Mỹ, cứu Nước".
Trong dòng lịch sử cận đại suốt 20 năm chinh chiến trên quê hương ... chúng ta không thể nào không nhắc đến sự hy sinh của Người Lính VNCH trong cuộc chiến chống bọn CSBV xâm lăng để bảo vệ Miền Nam, anh dũng chống trả bọn Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa vào ngày 14/1/1974. Những Người Lính VNCH cũng có thời tuổi trẻ như các bạn trẻ hiện giờ nhưng tuổi trẻ của họ không may đã lớn lên trong thời lửa khói chiến tranh. Khi tới tuổi nhập ngũ để làm tròn trách nhiệm người dân đối với quê hương, họ đã hy sinh quãng đời thanh xuân, xếp lại sách vở, giã từ gia đình, để lại sau lưng những gì thân yêu nhất, khoác chinh y lao vào lửa khói đem thân xác làm bờ lũy bảo vệ hai chữ Tự Do cho Miền Nam Việt Nam. Ngày 30/4/1975, họ bị bức tử gãy súng vì thế lực chính trị của hai khối Cộng Sản và Tư Bản, chớ họ không hèn nhát buông súng nhìn CSBV cưỡng chiếm Miền Nam, nhuộm đỏ cả quê hương và tiến hành từng bước dâng cả quê hương dân tộc Việt Nam cho lũ giặc thù truyền kiếp từ phương Bắc ngày hôm nay.
Ngày 30/4/1975, Người Lính VNCH gãy súng, quê hương đắm chìm trong bóng đêm tăm tối chỉ có máu và nước mắt. Ngày nay, 37 năm sau kể từ ngày tàn cuộc chiến. Người Lính trẻ nhất của QLVNCH cũng đã gần 60 tuổi. Dù chật vật với thời gian hạn hẹp còn lại của cuộc đời nghiêng nắng hoàng hôn trên đất lưu vong, họ vẫn đóng góp hơi tàn sức cạn vào công cuộc đấu tranh của toàn dân để giải thể bạo quyền CSVN. Họ tranh đấu không phải để lấy lại những gì đã mất ... họ tranh đấu không phải để trả thù cho những năm dài bị tra trấn dã man trong lao tù cộng sản, mà họ tranh đấu cho một Việt Nam không cộng sản ... tranh đấu để tránh họa diệt vong do chính lũ CSVN phản quốc đang dâng hiến quê hương cho Tàu Cộng ... tranh đấu cho người dân Việt Nam và những thế hệ mai sau được sống trong cảnh thanh bình, ấm no và hạnh phúc dưới khung trời Việt Nam Tự Do.
Ngày 30/4/1975, một số các bạn trẻ nơi hải ngoại bây giờ chỉ là những trẻ thơ vào thời điểm đó, được cha mẹ dìu dắt, ẵm bồng hoặc còn đang nằm trong bụng mẹ chạy theo dòng người kinh hoàng di tản hoặc trốn chui trốn nhủi vượt biển hãi hùng, bao nhiêu trẻ thơ đã không may mắn đến được bến bờ tự do vì đã nằm im trong bụng cá ngoài biển khơi hoặc các thiếu nữ Việt Nam không may đã lọt vào bàn tay của bọn hải tặc, bị hãm hiếp trở thành điên loạn, bị giết chết hay bị bán vào các động mãi dâm trên xứ lạ cho đến bây giờ vẫn không có tin tức. Các bạn trẻ may mắn đến được bến bờ tự do nay thành đạt hay ít ra cũng được cơm no, áo ấm nơi xứ lạ quê người và một số bạn trẻ  chào đời trên bước lưu vong của cha mẹ ... dù thời gian bận rộn với cuộc sống, việc làm và học hành, các bạn cũng thu xếp thì giờ xuống đường góp bàn tay tranh đấu hoặc vào các trang webs, blogs, các diễn đàn đấu tranh đóng góp tiếng nói chuyển tải thông tin về quê hương cho người dân và giới trẻ hiểu biết về công cuộc đấu tranh nơi hải ngoại hoặc những tài liệu về tội ác diệt chủng, phản quốc của đảng CSVN mà đảng đã, đang dùng bạo lực bưng bít. Cộng sản chỉ biết dùng sự gian dối để lường gạt người dân, cai trị người dân bằng bạo lực và dối gian vì thế cộng sản rất sợ sự thật, chúng đã tung người ra hải ngoại đánh phá Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Hải Ngoại bằng Nghị Quyết 36, đưa người đánh phá các trang webs, blogs và các diễn đàn đấu tranh trên paltalk. Sự thật là vũ khí sắc bén trong phương pháp đấu tranh chính trị của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Hải Ngoại đối với bọn CSVN, là ngọn lửa đấu tranh chuyển về quê hương thắp sáng lên 90 triệu ngọn lửa trong nước cho một ngày quật khởi thiêu rụi thiên đàng cộng sản trên đất nước Việt Nam.
Ngày 30/4/1975, các bạn trẻ không may còn kẹt lại và các bạn chào đời sau ngày đen tối của đất nước. Các bạn đã sống những năm dài đen tối nhất của quê hương bởi thảm họa cộng sản. Bị nhồi sọ những trang sử hoang đường theo tà thuyết cộng sản, sống không tương lai dưới lưỡi hái búa liềm trên nền cờ máu. Dù các bạn trẻ lớn lên trong thiên đàng cộng sản, bị nhồi sọ dưới mái trường xã hội chủ nghĩa nhưng đầu óc, tinh thần yêu nước của một số các bạn không bị nhuộm đỏ bởi tà thuyết cộng sản vô thần như : nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân, Trịnh Kim Tuyến, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy .v..v... các bạn đã vươn lên từ trong địa ngục máu để tranh đấu đòi Tự Do-Dân Chủ_Nhân Quyền cho Việt Nam và chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng với sự tiếp tay của lũ CSVN phản quốc. Gần đây nhất, một người nhạc sĩ trẻ đau lòng trước cảnh đồng bào bị công an và bạo quyền đàn áp, đánh đập dã man ... anh cũng đã thao thức trăn trở vì đất nước đang đứng trước hiểm họa Bắc thuộc nên anh đã dàn trải tâm tư nỗi lòng của mình trong hai bài nhạc "Việt Nam Tôi Đâu" và "Anh Là Ai". Anh đã bị bạo quyền dùng bạo lực bịt miệng bắt đi mất tích.
Câu "Quốc Gia Hưng Vong-Thất Phu Hữu Trách" hay "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" của tiền nhân kêu gọi khi "Tổ Quốc lâm nguy" đã được thể hiện qua hình ảnh bất khuất, can trường của chị Bùi Thị Minh Hằng. (nhạc Cô Gái Việt)
Thưa các bạn trẻ và người dân trong nước,
_Người dân oan biểu tình đòi đất đai bị lũ tham quan địa phương công khai chiếm đoạt, lũ tham quan ở trung ương vì lo cướp đoạt tài sản quốc gia, lo bán nước nên giả mù giả điếc làm ngơ. Người dân kêu gào đến nhà nước "Thủ tướng ơi ... cứu dân". Thủ tướng Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng là xếp xòng tham nhũng và chúa đảng ăn cướp ... dân oan đã kêu gào cầu cứu đúng người vì thế tình trạng dân oan càng ngày càng nhiều.
_Các cuộc xuống đường biểu tình hay thắp nến cầu nguyện của các giáo xứ bị nhà nước cưỡng chế tài sản, đất đai ... Các giáo xứ càng biểu tình thì các cuộc cưỡng chế mỗi ngày mỗi gia tăng hơn, ông cha, tín đồ bị bắt bớ đánh đập nhiều hơn. Lũ cộng sản là một lũ vô thần nhất định triệt hạ tôn giáo vì thế máu đã loang đỏ từ thánh địa này sang thánh địa khác.
_Các cuộc xuống đường đòi hỏi Tự Do Dân Chủ của các nhà đấu tranh thì bị đảng và nhà nước bịt miệng bằng bắt bớ tù đày và khủng bố vì cộng sản thì làm sao có Tự Do Dân Chủ mà đòi hỏi.
_Các cuộc xuống đường biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược ... càng biểu tình thì Trung Cộng càng lộng hành hơn vì được sự tiếp tay của lũ nội gian CSVN phản quốc. Đảng và nhà nước CSVN ngậm miệng, cúi đầu trước sự ngang ngược của Trung Cộng không phải vì nhu nhược yếu hèn mà vì bọn CSVN rước Tàu Cộng vào xâm lăng và thông đồng với giặc để hà hiếp dân Việt thì làm sao mà bọn CSVN dám lên tiếng chống đối. Nếu chúng ta biểu tình chống Tàu Cộng xâm lăng thì vô tình chúng ta chạy tội giùm cho bọn CSVN bán nước. Hãy đổi các biểu ngữ "Phản đối Trung Cộng xâm lăng" thành "Đả đảo CSVN phản quốc, rước giặc Tàu về xâm chiếm quê hương".(nhạc Việt Nam Tôi Đâu)
Các cuộc biểu tình của dân oan, của các giáo xứ hay các cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lăng trong thời gian qua chỉ được phát động rời rạc và theo từng nhóm ... dân oan biểu tình theo dân oan, đòi hỏi Dân Chủ thì biểu tình theo đòi hỏi Dân Chủ, giáo xứ biểu tình theo từng giáo xứ khi tài sản đất đai bị cưỡng chiếm, biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng thì biểu tình theo chống xâm lăng ... Các cuộc biểu tình rời rạc này chẳng những không làm cho tình hình tốt hơn mà còn trở nên tồi tệ hơn, máy chảy nhiều hơn bởi sự đàn áp, bắt bớ đánh đập của đám người chỉ biết "còn đảng, còn mình". Các cuộc biểu tình này thường được phát động nơi các thành phố lớn như SàiGòn, Hà Nội, Đà Nẳng, Huế ... không nhiều thì ít đã làm cho bạo quyền CSVN nao núng, ăn ngủ không yên cho dù bọn chúng ra tay đàn áp dã man và khủng bố.
Hỡi các bạn trẻ trong và ngoài nước,
Hãy tận dụng tất cả mọi phương tiện truyền thông nhất là từ internet để huy động những cuộc biểu tình trên thành một và phát động đồng loạt ở mỗi địa phương tỉnh, thành trên toàn cõi quê hương. Khi toàn dân trong nước đồng loạt xuống đường biểu tình thì đó là một lực lượng hữu hiệu biểu tượng cho sức mạnh, sự đoàn kết của người dân không còn sợ hãi khi lũ bán nước quá mức dã man bạo tàn và quê hương sắp mất. Những cuộc đại biểu tình này sẽ là cái đà tiến đến Ngày Quật Khởi khai tử bọn CSVN phản quốc.
Tôi nhận thấy có một số người bàn luận ai sẽ là người lãnh đạo Việt Nam sau này khi quê hương không còn cộng sản, rồi tranh luận hay nói đúng hơn là khoe khoang bằng cấp này bằng cấp nọ, khoe tài chỉ huy dưới tay có mấy chục nguời nơi sở làm.
Thưa các bạn,
Đây không phải là thời gian các bạn tranh luận về vấn đề này, mà là thời gian để các bạn tìm ra phương pháp đấu tranh nào hữu hiệu nhất đóng góp với giới trẻ và đồng bào nơi quê nhà để rút ngắn con đường tranh đấu. Cộng đồng người Việt nơi hải ngoại nói chung, các bạn trẻ nói riêng, chỉ là hậu phương yểm trợ người dân quốc nội và vận động quốc tế ủng hộ công cuộc đấu tranh đòi hỏi Tự Do-Dân Chủ và yểm trợ khi người dân trong nước vùng lên. Khi quê hương không còn cộng sản, người dân trong nước sẽ quyết định và bầu chọn người lãnh đạo. Khi đó thì các bạn trẻ hãy đem kiến thức, bằng cấp về để xây dựng lại quê hương, khôi phục nền kinh tế tụt hậu, dựng xây lại một nền tảng văn hóa suy đồi, đạo đức bị băng hoại trầm trọng và lo chính sách an sinh xã hội của người dân.
Hỡi các bạn trẻ,
Từ ngày Hồ Chí Minh mang chủ thuyết tà thần cộng sản về thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương ngày 3/2/1930, một cái áo khoác của Đảng CSVN ngày hôm nay. Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã thi hành chính sách diệt chủng dã man nhất trong lịch sử Việt Nam như ... thảm sát hằng trăm ngàn người dân vô tội trong chiến dịch "Cải cách ruộng đất" tại miền Bắc, chôn sống hằng ngàn người dân vô tội tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968, nả pháo giết hằng ngàn người dân di tản trên "Đại Lộ Kinh Hoàng" vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 11/3/1974, giết những học sinh trẻ thơ, tiêu diệt mầm non của đất nước ... Sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam tính đến hôm nay Việt Nam dưới sự thống trị của cộng sản trên toàn cõi quê hương đã 37 năm, đất nước đã trở nên điêu tàn đổ nát từ lịch sử cho đến địa lý ... xã hội suy đồi văn hóa, đạo đức băng hoại... con người khô cằn từ thể xác đến tinh thần. Người dân sống dưới sự cai trị của lũ bạo quyền CSVN chẳng khác chi là những kẻ nô lệ sống trong gông xiềng, bị cùm mồm, lao động thống khổ để phục vụ đảng, phục vụ một nhóm người đặt quyền lợi cá nhân, đặt quyền lợi đảng lên trên Tổ Quốc và Dân Tộc.
37 năm nay, CSVN luôn mồm dối trá là đất nước đang phát triển ... phát triển cái gì ... có phải chăng là "tệ nạn tham nhũng", bạo lực và ăn cướp tài sản của người dân, của đất nước đã và đang phát triển "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc" từ địa phương đến trung ương. Đảng luôn cho mình là "đỉnh cao trí tuệ" nên tất cả nhân tài trong nước đều bị trù dập ... đảng là "đỉnh cao trí tuệ" nên đã độc quyền cấu kết với dâm thương xuất cảng thân xác phụ nữ và "đỉnh cao trí tuệ" là dâng hiến quê hương cho giặc Tàu.
Đảng CSVN không còn một lý do nào để tồn tại trên quê hương.
Hỡi các bạn trẻ,
Bao nhiêu công đức và xương máu của các bậc tiền nhân đã tạo thành dãy giang sơn hoa gấm hình chữ "S" mang tên Việt Nam, chẳng lẽ chúng ta im lặng cúi đầu nhìn lũ CSVN phản quốc quỳ lại hiến dâng cho Tàu Cộng.
Đất nước đang đứng trên bờ vực thẳm diệt vong bởi thù trong, giặc  ngoài. Muốn cứu nước, việc trước tiên là tiêu diệt kẻ nội gian CSVN phản quốc rồi dựng lại một Đại Hội Nghị Diên Hồng "Bạch Đằng Giang" quét sạch lũ giặc Tàu xâm lược ra khỏi bờ cõi Việt Nam.
Thuở xa xưa Việt gian Lê Chiêu Thống
Rước giặc về dày xéo mảnh quê cha
Tội Chiêu Thống thua Cộng sản rất xa
Tội Cộng sản dâng Sơn Hà cho giặc.(nhạc Hội Nghị Diên Hồng)
"Quôc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách", mọi người con dân Việt Nam đều có trách nhiệm khi Tổ Quốc lâm nguy nhưng trách nhiệm của tuổi trẻ là nặng nề nhất vì tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Dòng lịch sử quê hương đang trông chờ các bạn đứng lên xóa tan ách bạo tàn, độc tài, dã man, khát máu để viết trang sử mới cho một nuớc Việt Nam "Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền", cho dân tộc được ấm no, hạnh phúc vĩnh cữu trên quê hương Việt Nam mến yêu.
Hỡi các bạn trẻ,
Bây giờ nếu các bạn không vùng lên cứu nước thì một ngày gần đây, cả dân tộc Việt Nam trong đó có các bạn sẽ trở thành những tên nô lệ bị xiềng xích lao động khổ sai chung thân dưới chân bức tường Vạn Lý Trường Thành, bị hành hạ tra tấn bởi những tên thái thú CSVN. Đến khi đó các bạn có hối hận thì cũng đã muộn rồi vì Việt Nam đã trở thành một tỉnh của Trung Quốc.
Vận mệnh đất nước trong tay các bạn.
Sứ mệnh lịch sử đặt trên vai các bạn
Lịch sử đang mong chờ và đặt kỳ vọng nơi các bạn. Người dân Việt trong và ngoài nước đặt niềm tin nơi các bạn.
Thân chào và thân chúc các bạn trẻ bền tâm, vững chí đi cho đến ngày thành công.
Di chúc của vua Trần Nhân Tôn :
Các ngươi chớ quên chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo, cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các chuyện trên khiến ta nghĩ đến các chuyện khác lớn hơn, tức là họ không tôn trọng biên giới mà quy ước hai bên đã định, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp, không thôn tính được ta thì gặm nhắm ta. Họ gặm nhắm đất đai của ta lâu dần, họ sẽ biến giang sơn của ta từ cái tổ Đại Bàng thành cái tổ chim Chích. Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn :
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta để lời nhắn nhủ này như một lời di chúc cho muôn đời con dân nước Việt.
Năm 1282
Trần Nhân Tôn.(nhạc Ải Chi Lăng)
Ngày 1 tháng 8 năm 2012.
Hoàng Nhật Thơ
*_Tất cả những dữ kiện lịch sử trong bài viết này được sưu tầm trong tự điển Wikipedia.

No comments:

Post a Comment