Thursday, August 04, 2011

Người Lính VNCH & Những Tình Khúc Một Thời Chinh Chiến


Người viết diễn đọc : Hoàng Nhật Thơ


     Cuộc chiến quân  sự  trên quê  hương Việt Nam đã  trôi  xa  35 năm trên giòng sông dĩ  vãng, nhưng dư  âm  từ  một "Tháng Tư Đen" tang thương vẫn còn vang vọng mỗi  ngày  trong lòng của  chúng ta, nhất là đối với những người  đã  một thời  khoác áo kaki ... hình ảnh hào hùng cùng  với   sự   hy   sinh  cao  cả  và   lý  tưởng  chiến  đấu  chính  nghĩa "Bảo Quốc-An Dân" của  Người Lính VNCH  vĩnh viễn trường tồn với thời gian, sống mãi trong lòng dân tộc, muôn đời rạng ngời trong dòng sử Việt. 35 năm, một chuỗi thời gian quá đủ dài để cho người dân miền Bắc  cũng  như  những  thế  hệ  sinh  ra  hoặc  trưởng  thành  sau  ngày 30/04/1975 ... hiểu  rõ  chính  những  Người Lính VNCH  mới  thật  sự  là những  người   yêu  nước,  thương  dân ... những  người  dám  chết  cho quê  hương,  dân  tộc. Bọn  CSVN  cũng  biết  rõ  điều  này  nhưng  với bản chất gian manh cố  hữu, lũ quỷ  đỏ độc ác, gian tà dùng bạo lực sắt máu  từ  ngày  "giải  phóng"  cướp  được  Miền Nam  để  huênh hoang, láo  phét và  sửa  đổi  lịch sử ... chúng đê hèn, trơ trẻn, dối trá bưng bít, che  đậy  sự  thật  bằng  gông  cùm,  xiềng  xích.

     Những bài  văn, vần  thơ, dòng  nhạc  là  nguồn  từ  ngữ  trong niềm cảm  xúc  chân  thành  xuất  phát  từ  tận  đáy  con tim, sâu  thẳm trong khối  óc  của  những  tác  giả  trân quý  đặt Người Lính VNCH vào một vị trí trang trọng nhất trên trang sử Việt trong kho tàng văn học lưu lại cho ngàn đời  sau. Cuộc chiến quân sự  đã  chấm dứt nhưng cuộc chiến Quốc-Cộng vẫn còn tiếp diễn cho đến khi nào lũ cộng sản bạo tàn, khát máu  bị  khai  tử  vĩnh viễn trên đất  nước Việt Nam ; Hai chữ "Tự Do" của Miền Nam Việt Nam trong thời  chiến đã  được Người Lính VNCH viết bằng  máu, thì  hai  chữ  "Tự Do" cho  quê  hương  trong tương lai cũng  phải  được  viết  bằng  máu.

     Người Lính xa  quê  hương xin được gởi  đến quý vị  một thời khoác chiến  y  đang mòn gót giày  lưu  vong trên đất khách hoặc  đang ngậm đắng nuốt cay trên quê hương bị  tạm chiếm cũng như tất cả người dân Việt  trong  và  ngoài  nước  một  bài  viết  mang  tên :                             

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
qua những tình khúc bất tử
của
Một Thời Chinh Chiến.
******

     "Hỡi  người  chiến  sĩ  đã  để  lại  cái  nón sắt trên bờ  lau sậy này ... Bây giờ  anh  ở  đâu, bây giờ anh  ở  đâu ? Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẳm hay  đã  về  bên kia phương trời miên viễn chiêm bao ... Trên đầu anh cái  nón sắt ngày  nào  ấp  ủ, mộng mơ  của anh ... mộng  mơ  của  một  con  người ..."
     Ôi  nó  khác  chi  mây  trời  hiền  hòa,  khác  chi  bốn  mùa  êm trôi, có tiếng cười thủy tinh của vài  đứa trẻ và hơi ấm vòng tay ôm của một người  vợ  hiền,  phải  thế  không  anh ?
     Trong  cái  nón  sắt  của   anh ...  mặt  trời   vẫn  còn  đó  ban  ngày và  ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì  sao  vẫn còn đó, tất  cả  vẫn  còn  đó ... vẫn  còn  đó. Nhưng  anh, bây  giờ  anh ở đâu ... con  ểnh  ương vẫn còn gọi  tên  anh trong mưa dầm, tên anh nghe như tiếng thở  dài  của  lòng đất mẹ. Dạo  tháng ba  tên  anh lẫn trong tiếng sấm  đầu  mùa  mưa,  nghe  như  tiếng  gầm  phẫn nộ  đến từ  cuối trời.
     Hỡi  người  chiến  sĩ  đã  để  lại  cái  nón sắt trên bờ  lau  sậy này ...
     Anh  là  ai  ?  Anh  là  ai  ?  Anh  là  Ai ? "

     Anh  là  Người  Lính  VNCH,  những  người  sống  và  chết cho  quê hương, dân tộc. Trước khi  bước  vào  cuộc đời  quân ngũ  để  gìn  giữ, bảo  vệ  quê  cha, đất tổ ... Anh là  những người thanh niên lớn lên trên dãy  giang  san  hoa  gấm thân yêu  hình  chữ "S" mang  tên Việt Nam, một đất nước nhỏ bé hiền hòa đầy tình tự  dân tộc được dựng xây bằng bốn   ngàn   năm  văn  hiến  bởi   xương  máu  của  các  bậc  tiền  nhân. Ngày 19/08/1945, Hồ Chí Minh, một   tên  nô  bộc  của  khối  Cộng sản Quốc Tế đã cướp chính quyền ở miền Bắc và thành lập nước Việt Nam Dân  Chủ  Cộng  Hòa  ngày  02/09/1945,  áp  đặt  ách  cai  trị  độc  tài, sắt máu, bạo tàn của chủ nghĩa cộng sản vô thần ; Với dã tâm, mưu đồ nhuộm đỏ  cả  đất nước và  bành trướng chủ  nghĩa cộng sản nơi  vùng Đông  Nam  Á   theo   lệnh  của  quan  thầy  Nga  Sô  và  Trung  Cộng, nên  ngay  sau  khi  đất  nước bị  chia  đôi  bởi  Hiệp Định Geneve ngày 20/07/1954, Hồ Chí Minh đã cài  lại  miền Nam một số cán bộ nồng cốt để  thực  hiện  cuồng  vọng  nhuộm đỏ  nửa  phần còn lại  của đất nước. Kể từ  biến cố lịch sử này, cây cầu Hiền Lương trên dòng sông Bến Hải trơ  vắng không bóng dáng người  qua  lại,  ở  hai  bên đầu  cầu  là  hai thế  giới  hoàn toàn tương phản  khác biệt  nhau. Phân  nửa  đất nước bên phía Bắc cầu Hiền Lương bị  ngập  chìm  trong biển  máu  và  nước mắt  của  người  dân bởi  sự  cai trị khát máu, độc tài của Hồ Chí Minh và  đảng CSVN ; Phân nửa  đất nước từ  phía Nam cầu Hiền Lương dài xuống tận  đến  mũi  Cà Mau được dựng xây trên nền tảng "Nhân Bản-Tự  Do - Dân  Chủ"  qua  hai   thời   Đệ  Nhất  và  Đệ  Nhị  Cộng  Hòa. Tưởng đâu người  dân  của Miền Nam Việt Nam được sống trong cảnh thanh bình, nào ngờ tham vọng điên cuồng bệnh hoạn khát máu của tên "thiên cổ tội nhân" Hồ Chí Minh đã gây nên một cuộc chiến tương tàn, thảm  khốc,  máu  đổ, thây  phơi  trên  mảnh  đất  Miền  Nam  thân yêu, khói   lửa   tang  tóc  phủ   trùm  quê  hương.  Với  chiêu  bài   gian  trá "chống Mỹ cứu Nước" và  để  lừa  bịp  thế  giới, che mắt người dân về cuộc  chiến  xâm  lăng  nhuộm  đỏ  miền  Nam, Hồ Chí Minh đã  nặn ra thêm cái quái thai "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" ngày 20/12/1960.

     Giấc ngủ an lành của người dân miền Nam bị đánh thức bởi đạn thù, pháo giặc ... biết bao nhiêu dân lành, trẻ thơ vô  tội  đã  ngủ vùi tan xác trong vũng máu bởi đạn pháo "giải phóng" ; Sự sinh hoạt nhộn nhịp an vui  của  người  dân  hậu  phương  nơi   phố  chợ   trở  thành  hỗn  loạn, kinh hoàng ... xác người, thịt xương máu đào vương vãi trong buổi cơm, trên thúng rau, hàng thịt, gánh xôi  bởi  những quả  đạn pháo, hỏa  tiển mang nhãn hiệu của khối Cộng sản Quốc Tế được sử  dụng bởi  những người  đi  "giải  phóng  Miền  Nam" ; Vết  phấn trắng, chiếc  áo  trắng, sách vở chốn học đường nhuộm một màu máu đỏ của những em bé học sinh ngây thơ, vô tội bởi đạn pháo của những kẻ  sát nhân mạo danh đi "chống  Mỹ  cứu  Nước" ...!

     Trước  khi  đi  vào  bước quân hành của  những người trưởng thành trong  bộ  quân phục QLVNCH qua  những  tình  khúc  một  thời  chinh chiến, những  người  sống  trong đường bay  của  đạn thù, pháo  giặc ... hít thở  khói thuốc súng sa  trường, lấy máu hồng viết hai chữ "Tự Do" và đem sinh mạng bảo vệ hai chữ "Tự Do" đó cho Miền Nam Việt Nam suốt  20  năm.  Người  viết  xin  tóm  tắt  ngắn  gọn  về   sự   hình  thành QLVNCH ... Năm 1949,  Quốc Trưởng Bảo  Đại  thành  lập  Quân Đội Quốc Gia Việt Nam để  đối  đầu với  lực lượng Việt Minh, cái áo khoác của CSVN ; Ngày 26/10/1955,  Tổng Thống Ngô Đình Diệm  khai  sinh nền  Đệ  Nhất  Cộng  Hòa  và  với  tư cách là người lãnh đạo Quốc Gia kiêm   Tổng   Tư   Lệnh  Tối  Cao  đã  cải  danh  Quân  Đội  Quốc  Gia Việt  Nam  thành  Quân  Lực  Việt  Nam  Cộng  Hòa,  danh  xưng  thân thương,  hào  hùng  này  được  trân  quý  giữ   cho  đến  ngày  hôm  nay và  mãi  mãi  về  sau.

     Những dòng chữ "tâm tư" trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết xin được :

     _"Vinh Danh" những Người Lính VNCH đã  đem  cuộc đời  bảo  vệ quê  hương,  dân  tộc.

     _"Tưởng Niệm" những anh hùng QLVNCH "Vị Quốc Vong Thân", những  người  nằm  xuống trong cuộc chiến, những  người  tuẩn  tiết  vì quốc nạn "30/04/1975" và những người gục ngã  trong lao tù cộng sản sau  ngày  "gãy  súng".

     _"Tri  Ân" tất  cả  anh  em  Thương  Phế  Binh VNCH đã  đem một phần thân thể  của  mình ghép thành hai chữ "TỰ DO" cho quê hương và  những người đã  đem sinh mạng, máu đào, mồ hôi của mình bảo vệ, gìn  giữ  hai  chữ  "TỰ  DO"  đó.

     "Xếp áo thư sinh, tôi đã lên đường vì đã trọn thương, lênh đênh tám hướng bạc màu  vai  sương, tóc nhuốm bụi  đường, cuối  nẻo phong mờ nhủ  riêng  ai  đó  tha  thiết đợi  chờ  ngày đêm, tôi sẽ về dệt mơ  ước ... em  ơi  khi  non nước đang còn mịt mờ bên phương nớ, chuyện đó đừng mơ ..."... "Anh  bỏ  trường  xưa, bỏ  áo  thư  sinh  theo tiếng gọi  lên đường, anh  đi  vì  đất nước khổ  đau, anh  đi .. anh quên thân mình. Em vì  anh tóc  bới  chẳng  lược  cài,  thôi  điểm  trang  má  phấn  chẳng  cần  gì ... xa  phồn  hoa  với  những  chiều dập dìu, cho  anh vững lòng anh đi ...". Những  người  trai   mang  giòng  máu  hào  kiệt   đã  xếp  lại  chiếc  áo thư   sinh,  vui   bước   lên   đường  theo  tiếng  gọi   non  sông ... từ  giã học  đường ... từ  biệt  cha  mẹ  già ... gởi  lại  sau  lưng  những  gì  thân yêu  nhất ... gởi  lại  đóa hoa tình yêu vừa chớm nở  vương tà  áo  trắng bên hàng Phượng Vỹ  đỏ  thắm nơi  sân trường ... "Đầu Xuân mình yêu nhau, cuối Hè mình giã  từ ... mùa Thu  xuôi  quân về  biên khu cho  tới Đông tàn  chỉ  nhận  một  lần thư, mong sao  em  anh hiểu đời  lính dẫu phong trần, nhưng yêu  như  yêu nhân tình và đậm đà như chúng mình, những  đêm  hẹn  hò  giận  hờn  rồi  yêu  nhau  hơn ...".

     Gió  núi  biên  thùy ... rừng sâu  nước đọng ... trùng khơi  lộng gió ... không gian bao la ... trận chiến nào không có sự  hy sinh, không giữ lại một phần thân thể  của  những người trai hùng ... sóng nước nào không loang đỏ  giòng máu  của  những  người  yêu "Tổ Quốc Đại Dương" ... vùng  mây  trời   nào  không  vương  giọt  máu  đào  của  những  người nghiêng  cánh  sắt "Tổ Quốc Không Gian" ... địa  danh nào  thiếu  dấu chân   anh ... "Ôi  Đăm  Be ... Đức  Cơ ... Bình  Giả ... Cà  Tum ... trưa Chu  Prong   gió   mù ... đêm  Cồn  Tiên   thức  sâu ...".  Cuộc  đời  của Người Lính là khói  lửa sa trường, là nắng cháy bước quân hành, là gió mưa giông bão tơi tả tấm poncho phủ  che  đời  lính, là sương mù giăng kín lối, là những đêm dài  nghe tiếng côn trùng rả rích giữa không gian tĩnh mịch lúc đóng quân nơi  ven rừng  im  lắng rợn người ... "Xuyên lá cành  trăng  lên  lều  vải,  lòng  đất  ấm  thương  tình đôi  mươi, thương những người mạch sống đơn côi,  đang tìm một cuộc đời  cho  lòng  vơi nét  phong  sương ...".  Làm  sao  nói   lên  được  hết   sự   hy  sinh  của Người  Lính  đối  với  tổ quốc ... làm sao  diễn đạt được trọn vẹn tâm tư của  những  người "Vì  ngàn  yêu  thương, anh  xếp bút mực xanh băng mình  vào  sương  gió  sống  trọn  kiếp  trai  hùng ...". Trên những  nẻo đường  đất  nước  mà  Người Lính đã  đi  qua ... hình ảnh quê hương bị loang lỗ, hình  ảnh thê  lương thống khổ  của  người  dân bởi  thảm họa cộng   sản   đã   làm   xót   xa   Người  Lính ... tiếng  chuông  đón  mừng Giáng Sinh "bình  an  dưới  thế  cho  người  thiện  tâm" ngân nga  vang vọng về giao thông hào bên hàng rào kẽm gai, Người Lính đưa ánh mắt buồn  xa  vắng  ngước  nhìn  trời  cao ..."Thượng Đế  hỡi  có  thấu  cho Việt Nam này, nhiều sóng gió  trôi  giạt lâu dài, từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn. Thượng Đế hỡi  hãy lắng nghe người dân hiền, vì đất nước đang còn ưu  phiền, còn tiếng khóc đi  vào đêm trường triền miên ...", những lúc dừng quân nơi  phố  nhỏ, sau giờ  phút nói  cười  rộn rã, chếch choáng mềm  môi  nâng  ly "Huynh Đệ Chi Binh" trong  mịt  mờ khói  thuốc ... Người  Lính  trở  về  với  sự  cô  đơn  tràn  ngập  khoảng không gian trống vắng trong căn lều vải  nhỏ bé ... "Ở  phương này vui kiếp sống chinh nhân nhưng không quên dệt mơ ước, ước ngày nao quê hương tàn chinh chiến cho tơ duyên đượm thắm màu, và phương đó em ơi có gì vui xin biên thư về cho anh, nhớ thương vơi đầy ... đêm nay trên đồn  vắng, thương  em  thương  nhiều  lắm ... em  ơi  biết  cho  chăng ... tỉnh  lẻ  đêm buồn ..." ... sau  tình yêu  quê hương, dân tộc,  tình bạn bè, đồng đội thì  cánh thư  hồng hậu phương là niềm vui khỏa lấp phần nào nỗi  cô đơn của người lính trong những lúc trầm ngâm suy  tư  nơi  một góc  vắng  nào  đó  của  tâm  hồn ... "Chinh nhân  ơi, khi  anh trở về ... Chinh nhân ơi, khi  anh trở  về, người yêu ra mừng đón, người yêu anh bé  nhỏ  sẽ  yêu  anh  trọn  đời ...".

     Ngày nào khói lửa chiến chinh còn lan tràn trên quê  hương  thì  hai chữ  "Trách Nhiệm" vẫn còn trĩu nặng trên vai  những người trai hùng ... ngày  đêm  họ  đi  vào  chốn hiểm nguy để tìm nguồn vui cho đời, đôi chân cứng đá  mềm vẫn còn  in dấu khắp muôn nơi ... "Đường dài miệt mài  tôi  đi,  gió  sương xa  nhà đêm xuống ngủ  lưng đèo, anh ơi  có  về đô thị ... nhớ tìm lại thăm phố nhỏ nhiều mưa bay, cho tôi nhắn gởi  đôi lời ... nhắn thăm gác nghèo với bạn bè thân thiết, thăm đường lá đổ với hiệu cà phê  quen có người  đẹp lặng buồn ...". Từng đóa hoa Mai vàng rũ  cánh rụng rơi  vào dĩ  vãng ... từng cánh Phượng hồng tàn phai theo tiếng Ve  sầu trong nắng Hạ ... từng chiếc lá  mùa Thu  úa  sầu  lửng lơ dưới  nắng vàng hiu hắt rồi  theo cơn gió  bay  xa cuối  trời ... từng mùa Đông  giá  rét  chầm chậm trôi qua ... "Từ  ngày  xa  nhau, chinh chiến đưa  anh về  đâu ... vai  súng  vượt biên, mưa  nắng Khe Sanh rừng sâu. Người thân  ai  cũng nhắc tên  anh trong thương yêu, biết giờ anh chốn nao ..." ... Kiếp chinh nhân phiêu bạt theo khói  lửa  chiến tranh đâu có nơi chốn nào cố định ... vừa giẫm tàn những chiếc lá mùa Thu nơi rừng già  U Minh, đã hứng chịu cơn giá rét mùa Đông nơi vùng gió  núi  biên thùy ... "Tôi  ở  miền  xa, trời  quen  đất  lạ ... nhiều  Đông  lắm Hạ  nối  tiếp đi  qua, thiếu bóng đàn bà, đời  không dám tới ... đành viết cho  tôi nhạc tình sao lắm lời. Đơn vị thường khi nằm trên đất giặc, thèm trong hãi  hùng tiếng hát  môi  em, tiếng hát ngọt  mềm, người  nâng lính khổ viết bởi  câu ca vì  tiền hay thiết tha ...", những giọt  mồ  hôi  tuôn chảy ngày đêm đẫm ướt chiến  y  trong cái  giá buốt trên bước quân hành đã cuốn trôi  đi  mùa Đông đáng ghét ... "Đêm nay  núi  rừng gió nhẹ sang Xuân, thoáng mùi  Mai  nở  đâu đây, ru  hồn lạc loài chơi  vơi. Khi  xưa những ngày binh lửa chưa sang, bếp hồng quây quần bên nhau nghe mẹ kể chuyện đời xưa ..." ; Người nhớ thương mẹ  già nắng mưa còng lưng bên liếp rau, vườn cà ... Kẻ  chạnh  lòng nghĩ  đến vợ  hiền tần tảo  sớm hôm  nuôi  con  thơ  dại ... "Ngày đó  anh còn nhớ  buổi  đăng trình  em bồng con đứng nhìn ... ngoài  kia trống giục quân reo, bao lớp trai  anh hùng đã  tìm ra  chiến trường. Còn nhớ  con  mình ngày đó  tháng chưa tròn, anh đặt tên chúng mình, giờ  con biết đọc hay chưa  hay  nhắc tên ba  hoài ... để  em  nhớ  thương  thêm ...". Biết  rằng đời  lính  nặng  nợ núi sông, nặng tình đồng đội nên ít khi về thăm nhà ... những người yêu, những người vợ lính đã trân quý xếp mảnh tình riêng vào một góc thầm kín  trong tâm hồn ... những ngày phép ngắn ngủi  là  khoảng thời  gian quý  giá để trao cho nhau những nhớ thương trong tháng ngày xa cách, trao cho  nhau những gì  tha thiết nhất trên đời, những gì không nói lên bằng lời ... "Cửa  tâm tư  là  mắt, nên khi  đối  mặt chuyện buồn dương gian lẫn mất, đưa ta  đi  về  nguyên thủy loài người, mùa yêu khi  muốn ngỏ,  vụng về  ngôn ngữ  tình làm bằng dấu  đôi  tay ..."... "Gặp  anh trong phút  này   là  mừng  trong  phút  này,  khi  chiến  tranh  còn  gây  thêm máu lửa, thì  mộng mơ  xin trả hết cho đời, quê hương này còn mãi mãi nhờ  anh ..."... "Khi đôi chân vẫn chưa mòn trên núi cao, khi đêm đêm súng căm hờn vẫn đổi trao ... anh vẫn đi  đi  giết thù, anh vẫn mong tìm ngày vui  cho  chúng  mình ...".

     Đôi  trái  tim cùng hòa nhịp trong cung đàn tình yêu  nồng thắm của những  ngày  vui  thoáng  vội  qua  mau, bốn  mắt  trao  nhau  thay cho những lời  chưa thoát khỏi  bờ  môi ... "Đây gói  hành trang xếp lại cho tròn để  anh đi  nhé, xin chớ  u  buồn vì  trong những ngày dài anh vắng bên  em ... Hôm  nay  tay  cầm  tay  mình chưa  nói  chi  nhiều trong lúc tạm xa, rồi đêm khuya vắng em trở giấc mơ màng, là khi em thấy nhiều ước mơ ..."... "Em ơi anh đi vì nước non mình đợi chờ, muôn quân đang reo lửa khói tung ngập màu cờ, thân trai ra đi nợ nước đôi  vai  gánh nặng, buồn chi  cách xa  vì  ngày vui sẽ không xa ... Hôm nay anh đi  vì  muốn duyên  mình  đẹp  màu,  bao  năm  chia  ly  là  mấy  trăm vạn ngày  sầu, vui lên đi em rượu tiễn sao không uống cạn, để anh bước đi cho phỉ chí mộng làm trai ...". Bỏ  lại thành phố  sau  lưng ... ánh  đèn  rực  rỡ  nơi chốn phồn hoa, đô  thị  xa  dần và  mờ  khuất ... Người  Lính  âm  thầm bước đi  trong màn đêm để  canh giữ  quê hương  cho  người  dân được tròn giấc ngủ ... "Nặng vai  balô  khi  chuyển quân qua  áo  sương lạnh đầy  hơn  một  lần, gian  nan giữa  giờ  phố  phường ngủ  trọn mơ  đêm dương gian, mình đi  khi  nước đau chẳng thở than ..."... "Từ KBC giá lạnh rừng sâu, anh gởi  lời  thăm về  em  yêu dấu, qua  bao ngày chúng mình xa  nhau ... chắc  em  để  phấn  son  nhạt màu  và  buồn  trong  cả  giấc chiêm bao ...", đối với  kẻ chinh nhân thì tình nào hơn tình non nước ... hạnh phúc nào  hơn hạnh phúc của  người  dân ... Em hãy điểm phấn tô son lại, mỉm với nhân gian một nụ cười và "Xin hiểu tình yêu trong thời chiến chinh này, mấy người mơ  ước cho  tròn ... càng khổ càng đau thì tình yêu càng sâu khi  dắt đưa nhau về bến. Ngăn cách bây giờ cho mai mốt sum vầy không thấy thẹn cùng sông núi, vì  đời khổ đau ... anh góp một phần xương máu, đôi cánh tay  này anh hiến trọn cho tình quê ...".

     Suốt quãng  đường chinh chiến, Người Lính  đã  bao  lần  trình  diện đơn vị  mới  để  bổ  xung quân số  và  theo  nhu  cầu  của  chiến trường, tình  bạn  bè   đồng  đội   thắm  thiết  sống  chết  bên  nhau  bao   tháng ngày  qua,  mai   này   phải  chia  tay ... kẻ   nơi,  người  ngả ... thôi  thì "Đêm nay ta  trút cạn tâm sự  bên phố  khuya quạnh hiu, bên quán xưa tiêu điều, đường tình chan chứa ... mai anh đi rồi, giờ mình nói gì  thêm nữa. Quê  hương trăm nẻo  đường xa  vời, thương nhớ xẻ  làm đôi  giây phút không nỡ rời, cầm tay khẽ nói tin nhau trong đời, tình bạn bè anh với tôi. Từ nay đôi đứa đôi đường còn lại tôi ở phương này, dặn anh về đơn vị  mới  nhớ  biên thư thăm nhiều nhé. Anh ơi, anh ơi ... tôi biết nói chi  đây  giây phút quyến luyến chia  tay, canh gác  đã  đến phiên rồi ... kỷ  niệm  trong  đời,  lời  tôi  lần  cuối  thôi  nâng  cạn  hết  ly   này ...". Người Lính thu xếp chút thì  giờ  từ biệt người yêu ... những bước chân chầm chậm bên nhau như muốn thời gian chớ vội qua mau, những giọt sương mai đẫm ướt đôi vai, vài cơn gió lùa se lạnh hay lạnh trong lòng người  ở  lại ... "Trời  đêm  dần  tàn,  tôi  đến  sân  ga  đưa  tiễn  người trai  lính về  ngàn ... cầm chắc đôi  tay  ghi  vào  đời  tâm tư  ngày  nay, gió khuya ôi lạnh sao ... ướt nhẹ đôi tà áo ..." ... Tiếng còi  tàu hú vang mang  đứa  con  yêu  của  tổ  quốc  khuất  chìm  trong màn  sương  khi mặt trời  còn say ngủ ... "Ashau, Cam Lộ, Hạ Lào, Khe Sanh, pháo  nổ trên  Cổ  Thành ... Xin  vinh  thăng  những  mộ   xanh  cỏ   biếc,  có  kẻ hôm  qua  đã  ngủ  quên  trên  chiến  trường, ôi  chiến  trường  dài  hơn tuổi  mình ...". Người Lính  đi  vào  vùng  lửa  đạn  để  tìm  mạch  sống, nguồn vui cho đời ... những ai đã từng khoác áo trận mới hiểu được sự gian  nan, hiểm nguy  của  đời  lính, những người  đặt  tổ  quốc  và sinh mạng của người dân trên cả mạng sống của mình, cái chết và  sống chỉ cách nhau  trong nháy  mắt ... kiếp chinh nhân  nào  ai  biết trước được tương lai ... "Anh trở  lại  có thể bằng chiến thắng Pleime hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả .., anh trở về ... anh trở  về hàng cây nghiêng ngả, anh trở  về  có  khi  là hòm gỗ cài hoa. Anh trở  về  bằng chiếc băng-ca trên  trực  thăng  sơn  màu  tang  trắng ...".

     Những dấu  đạn thù, mảnh pháo  giặc  trên  thân  thể  Người Lính là những chiến tích hào hùng từ các mặt trận lớn nhỏ trên bốn vùng chiến thuật ... từ sóng nước của năm vùng duyên hải hoặc từ vùng trời không gian bị  đan kín  bởi  mạng lưới  phòng không dày  đặc của  cộng quân. Sau  mùa  Hè  Đỏ  Lửa  1972,  khói   lửa   chiến  tranh   đã   thưa   dần nhưng quê  hương chưa  thật sự  thanh bình, cuộc sống của  người  dân chưa  được trọn vẹn  an  vui ... vài  dòng chữ  ghi vội giữa rừng xanh ... "Em ơi, cho  dù  súng thù  giờ  đây  lẻ  loi ... nhưng  anh vẫn còn  trách nhiệm vì dân hiến thân, nên thư của anh vẫn là thư lính trong đêm rừng sâu đèn sao sáng soi, vài câu viết vội vài dòng chân thành, mong người em  yêu  thấu  hiểu  lòng anh ...". Làm người  yêu  của  lính, làm vợ  kẻ chinh nhân là chấp nhận sự chia ly, là chấp nhận những gì tang thương có  thể  xảy  đến  bất cứ  giờ  phút nào, là  cảm thông với  những người quằn  nặng  gánh  giang  sơn ... hình  ảnh  quê  hương  bị  dày  xéo  bởi cộng nô, hình ảnh thê lương của người dân vì thảm cảnh chiến tranh đã vương "Mắt em buồn cuộc chiến quê hương, tóc em dài  màu hỏa châu vương, vì ai gieo khói lửa cho  u  hoài muôn thưở ... em buồn ... buồn vì quê  hương ...".  Đời   lính  chiến ... đầu  nón  sắt  đội  trời   tổ   quốc ... khẩu  súng thép trên tay  gìn  giữ quê cha ... chân mang giày saut bước đi  trên mảnh đất mẹ ... lưng mang balô  trĩu  nặng tình yêu  quê hương dân tộc ... gia tài của Người Lính vỏn vẹn chỉ có thế ... Người Lính biết lấy  gì  tặng  người  yêu  trong  dịp  về   thành  phố  tham  dự   kỷ  niệm "Ngày Quân Lực 19/06", ngoại trừ "Hái  trộm hoa  rừng về  trao  một người  ngày  xưa anh đã  hứa, màu hoa kỷ  niệm tuy đã  tàn  úa  tâm tư dạt  dào. Năm xưa  lối  này vẫn thường dìu  em  đi, tàng cây năm trước anh  viết  tên  em  còn  xanh lá  cành ghi  dấu  kỷ  niệm những ngày còn bên nhau ..."... "Tôi lại gặp anh, người trai nơi  chiến tuyến ... súng trên vai bước  về  qua  đường  phố.  Tôi  lại  gặp  anh  giờ   đây  nơi  quán  nhỏ, tuổi ba mươi mà ngỡ như  trẻ  thơ, nhớ  gì  từ  ngày anh xa mái trường, nhớ gì từ ngày anh vui lên đường, lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm, màu  xanh áo  người thương, nắng chiều đẹp quê hương hay nhạc buồn đêm sương ...". Những ngày phép của "Mùa Hè  năm nay, anh  sẽ  đưa em vòng khắp cả hí  trường, nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ ... chén tiễn chén đưa cho  rã  rời  một  đêm hẹn ước, dứt  áo  tìm  vui  nơi chiến trường có  bạn có thù ...". Những chuyện tình thời chinh chiến có sự  chia  tay  nào không vương lại  nỗi buồn trong ánh mắt giai nhân ... những lời  hứa, những lời  tâm sự  canh tàn canh quyến luyến thời  gian còn lại  bên  nhau ... những  lời  an  ủi, vỗ  về  có  làm  vơi  đi  những  gì  đang nghèn nghẹn trong tim hay làm cho những giọt lệ  chợt rơi  từ  đôi mắt ngọc ... "Anh hứa đưa em  về  nơi  chân trời tím, nghe  gió  êm qua đáy  tim  từng  hoàng hôn.  Xin  không  thiếu  trăng vàng  trên  tóc  em, với   ánh  sao  vơi  đầy  mắt  người  yêu.  Anh  vì  lửa  khói  quê  hương, đường hun  hút  biên cương ... một mình ngắm trăng suông. Em về  bên ấy  thương  mong  từng  chiều  rớt  bên  song,  em  có  mơ  gì  không ... Anh biết em mơ về nơi chân trời tím, nghe đáy tim mơ ước khi  ta  trọn đôi,  xin yêu ai muôn đời không lẻ  loi  như sắc mây chân trời  tím chiều rơi ...". Nhưng chân trời tím ước mơ đã bị trùm phủ một màu đen tang tóc, những lời hứa trong niềm mơ ước đơn sơ đó đã không bao giờ đến, vì  nó  đã tan vỡ  toàn diện trong một ngày nghiệt ngã của quê hương ... ngày  "30/04  gãy  súng" !

     Hai mươi năm chinh chiến có  biết bao nhiêu bà  mẹ  già  lần mò  ra trước  ao, với  giòng lệ  nhạt nhòa từ  đôi  mắt mù  lòa đón đứa con yêu trở  về  với  một cánh tay  áo,  một  ống quần dư  thừa  hoặc không còn ánh sáng cuộc đời ... "Mẹ lần mò ra  trước ao, nắm áo  người  xưa ngỡ trong  giấc  mơ,  tiếc  rằng  ta  đôi  mắt  đã  lòa  vì   quá   đợi  chờ ..." ; Bao nhiêu người  con yêu  của  tổ  quốc  đã  xong nợ xương máu không trở  về ... bao nhiêu người quả  phụ lệ  nhòa chít khăn tang trên mái tóc còn xanh, bao nhiêu người vợ trẻ vừa nở nụ cười hạnh phúc trong ngày cưới đã ngỡ ngàng, bàng hoàng xót xa mang vành tang trắng trở thành góa  phụ  ngây  thơ ... "Bây  giờ  anh  phủ  màu  cờ,  bây  giờ  anh  phủ màu cờ ... Em không nhìn được xác chàng, anh thêm lon giữa hai hàng nến trong, mùi  hương cứ  tưởng hơi chồng, ôm mộ  cứ  tưởng ôm vòng người  yêu ...". Chiến tranh là mất mát đau thương hằn sâu vết thương lòng những người  ở lại ... Nhưng sau cuộc chiến lại là một sự mất mát, tang  thương  gấp  trăm  ngàn  lần  những  gì  tang  thương nhất  trong cuộc chiến ...!

     "Sau  cuộc  chiến này, còn chi  không  anh ... còn chi  không  anh ... hay  chỉ   còn   lại   tấm   thẻ   bài   đang   ngậm   ngùi   mang  tên  anh. Giòng  máu  nào   là  của  mẹ ... niềm  tin  nào   là   của   em ... Ôi  trên tấm thẻ bài này, tấm thẻ bài này đã từng chuyên chở  tất cả  giấc mộng yêu  đương,  mộng yêu  đương không bao  giờ  đến, không bao  giờ đến nữa  vì  anh  không  còn  mang  tấm  thẻ  bài  trở  về  bên  em ...
     Anh  đã  đi,  đã  đi  vào  vùng  miên  viễn đời  người ... Anh ngủ  yên, ngủ yên như cỏ úa ... Anh ơi, sau cuộc chiến này có còn chi  để  lại  hay chỉ  còn  lại  tấm  thẻ  bài  mang  tên  anh ... tên anh.
     Tấm thẻ bài  phân loại  máu  anh, máu Việt Nam mang tình của  mẹ, tình  của  mẹ  không  bao  giờ  hận  thù.
     Anh ... Anh  có  biết tấm thẻ bài của anh để lại ... cuộc chiến này vẫn còn  đó  không  thôi ... cuộc  chiến  này  vẫn  còn  đó  anh  ơi ...
     Sau  cuộc  chiến  này, còn  chi  không  anh ... còn  chi  không  anh ... hay chỉ  còn lại  tấm thẻ bài đang lạnh lùng trên tay em. Giòng máu nào là  của  mẹ ... niềm tin nào là của em ... Ôi trên tấm thẻ bài này, tấm thẻ bài  này  đã  từng  ấp  ủ  tất  cả  giấc mộng yêu đương, mộng yêu đương không  bao  giờ  đến, không bao  giờ  đến  nữa  vì  anh không còn mang tấm  thẻ  bài  trở  về  bên  em ...
     Mộng yêu đương không bao giờ đến, không bao giờ đến nữa  vì  anh không  còn  mang  tấm  thẻ  bài  trở  về  bên  em ...".

      Thay mặt cho tất cả  anh  chị  em đã đóng góp thời gian và tiếng hát trong  bài  viết  này ... Xin  chân thành  gởi  nén  hương lòng đến  những anh  hùng  QLVNCH  đã  cho  chúng  tôi  sự  sống  bằng sinh mạng  của  các anh ; Chân  thành  cảm  ơn  những Người  Lính VNCH  đã  hy  sinh xương  máu  cũng  như  các  anh  em TPB.VNCH  đã  hy  sinh một phần thân  thể  cho  chúng  tôi  còn  được  nguyên vẹn  hình  hài  hít  thở  bầu không  khí  tự  do  ngày  hôm  nay.

     "Vinh  Danh - Tưởng  Niệm - Tri  Ân"  Người  Lính   VNCH,  những anh  hùng  bất  tử  trong  dòng  lịch  sử  Việt Nam, trong dòng thời  gian vô  cùng  tận  của  tạo  hoá.

Ngày 06 tháng 11 năm 2010.
Hoàng Nhật Thơ


No comments:

Post a Comment